Chính phủ tiếp tục giao Viettel ổn định đơn giá tiền lương từ 2021
Từ 2021, Tập đoàn Viettel tiếp tục được giao ổn định đơn giá tiền lương trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011-2015.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82 về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung các quy định thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.
Nghị định quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Tập đoàn Viettel nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tiếp tục thí điểm quản lý tiền lương đối với Tập đoàn Viettel. Ảnh: Viettel
Video đang HOT
Theo đó, Tập đoàn Viettel được giao ổn định đơn giá tiền lương giai đoạn 2016-2020 và từ năm 2021 trở đi, trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011-2015. Các điều kiện để Tập đoàn Viettel áp dụng là phải hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, nộp ngân sách Nhà nước; có mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ, được giao ổn định đơn giá tiền lương trong giai đoạn 2016-2020, từ năm 2021 trở đi trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011-2015. Các điều kiện áp dụng là hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, nộp ngân sách Nhà nước; có mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
Đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011-2015 được tính trên quỹ tiền lương thực hiện và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc chỉ tiêu tổng sản phẩm hoặc tổng sản phẩm quy đổi thực hiện hằng năm trong giai đoạn 2011-2015.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng được quy định theo các trường hợp cụ thể.
Theo đó, trường hợp tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó, tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập.
Trường hợp mức tiền lương bình quân này thấp hơn so với mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tương tự tại công ty nhận sáp nhập thì được tính tối đa bằng mức lương bình quân trong năm liền kề ở công ty nhận sáp nhập trước thời điểm sáp nhập.
Còn đối với trường hợp phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới thì từ khi phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty quyết định bảo đảm tương quan chung nhưng tối đa bằng tiền lương của người lao động làm nghề, công việc tương tự trong Tập đoàn.
Công ty PouYuen trả lương ngừng việc 85.000 đồng/ngày/người
Ngày 1/9, Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam (chuyên sản xuất giày ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) cho biết sẽ chi trả lương cho công nhân ngừng việc 85.000 đồng/ngày/người cho đến khi có thông báo mới.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam trước ngày tạm ngưng hoạt động để phòng dịch COVID-19.
Theo đó, tiền lương trong thời gian ngừng việc từ ngày 1/9 sẽ được doanh nghiệp chi trả bằng trả 50% mức lương tối thiểu vùng, tương đương 85.000 đồng/ngày làm việc (không tính lương ngày Chủ nhật). Riêng các ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 gồm ngày 2, 3 và 4/9 được lãnh đạo doanh nghiệp sắp xếp theo lịch nghỉ phép từ đầu năm nên được tính lương theo hợp đồng lao động.
Theo thông báo từ lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam, việc tính tiền lương này được áp dụng với toàn thể công nhân lao động. Ngoại trừ các đơn vị chức năng cần thiết duy trì vận hành trong từng khu vực lao động và các đơn vị thực hiện phương án "3 tại chỗ".
"Việc tính tiền lương này đã được thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty. Nếu người lao động nào ngừng việc trọn tháng thì công ty sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu vùng", thông báo từ Công ty PouYuen xác nhận.
Theo các chuyên gia lao động việc làm, cách làm của doanh nghiệp có đông lao động nhất tại thành phố hiện nay với trên 56.000 lao động này không chỉ giúp cho người lao động yên tâm, ổn định cuộc sống trong những ngày giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó", mà còn giúp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Trước đó, do yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 chung khi dịch bệnh bùng phát và toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội, Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam đã tạm ngừng hoạt động hơn 1 tháng qua và trả lương tối thiểu vùng cho công nhân lao động trong thời gian này. Như vậy, theo quy định tại Khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, thì trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc được quy định, tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Điều tra 'điểm nóng' phá rừng Ea Rớt Từ nhiều năm nay, tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Ea Kar và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) rất phức tạp. Hàng trăm ha rừng xanh tốt đã bị cạo trọc. Không những vậy, các đối tượng phá rừng còn manh động chống đối, đe dọa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng hòng cướp lại tang...