Chính phủ Slovakia triển khai quân đội hỗ trợ chống dịch COVID-19
Ngày 8/10, Slovakia ghi nhận 1.184 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, khiến chính phủ nước này phải triển khai hàng trăm binh sĩ hỗ trợ các quan chức y tế cộng đồng, đồng thời cảnh báo có thể siết chặt các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bratislava, Slovakia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, Slovakia đã ghi nhận tổng cộng 16.910 ca nhiễm, trong đó có 57 ca tử vong.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Slovakia Igor Matovic bày tỏ: “Tôi bắt đầu lo ngại liệu các biện pháp đã thực thi có hiệu quả hay không, khi số ca nhiễm tăng mạnh như vậy”.
Bộ trưởng Y tế Marek Krajci cho biết tốc độ lây nhiễm tại nước này ước tính khoảng 1.4, theo đó số ca nhiễm mới tăng gấp đôi trong vòng một tuần.
Chính phủ Slovakia đã chấp thuận huy động 1.500 binh sĩ hỗ trợ các cơ sở y tế cộng đồng địa phương và các bệnh viện. 267 binh sĩ sẽ được triển khai trong đợt đầu vào cuối tuần này để giúp truy vết người có tiếp xúc gần với các ca nhiễm.
Video đang HOT
Cho đến nay, Slovakia tránh áp đặt các lệnh phong tỏa toàn bộ, song đã quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại các nơi công cộng trong phòng kín, hạn chế số khách hàng được vào các cửa hiệu, yêu cầu các nhà hàng và quán rượu phải đóng cửa trước 22h và hạn chế lượng khán giả trong các sự kiện thể thao và sự kiện công cộng khác.
* Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong ngày ở Thụy Sĩ và Liechtenstein cũng tăng ở mức cao nhất, với 1.487 ca. Con số này cao hơn mức đỉnh 1.456 ghi nhận ngày 23/3. Cơ quan y tế công Thụy Sĩ cho biết đã ghi nhận tổng cộng 60.368 ca nhiễm, trong đó 1.794 ca tử vong.
Ngoại trưởng Litva đang tự cách ly
Ngoại trưởng Litva Linas Linkevicius đang tự cách ly sau khi một quan chức Đại sứ quán Pháp mà ông gặp trong chuyến công du tới thủ đô Vilnius của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngoại trưởng Litva Linas Linkevicius. Ảnh: AP
Ngày 5/10, người phát ngôn của Ngoại trưởng Linkevicius, bà Rasa Jakilaitiene, cho biết người đứng đầu Bộ Ngoại giao Litva "sẽ tự cách ly trong tuần này do từng tiếp xúc gần" với quan chức nói trên.
Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Vilnius cũng xác nhận 2 nhân viên Đại sứ quán có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, song toàn bộ thành viên trong phái đoàn tới từ Paris đều có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi rời Vilnius và tất cả các biện pháp phòng ngừa đều được tuân thủ đầy đủ trong suốt chuyến thăm.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn một nguồn thạo tin cho biết trong chuyến công du Litva từ ngày 28-29/9 vừa qua, Tổng thống Macron không tiếp xúc gần với 2 nhân viên mắc COVID-19 nói trên.
Trong khi đó, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda và Phu nhân đã tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với một trong 2 quan chức Pháp nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy Tổng thống Nauseda và Phu nhân đều âm tính với virus SARS-CoV-2.
* Cùng ngày, cảnh sát trưởng thủ đô Paris (Pháp) Didier Lallemant thông báo các quán bar và quán cà phê tại thành phố này cũng như tại các vùng phụ cận sẽ phải đóng cửa trong vòng 2 tuần kể từ 6/10 nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan.
Phát biểu trước báo giới, cảnh sát trưởng Lallemant nhấn mạnh các biện pháp này được đưa ra tại thời điểm dịch bệnh đang bùng phát "quá nhanh". Trong khi đó, các quán ăn vẫn sẽ được phép hoạt động với điều kiện tuân thủ các biện pháp đảm an toàn mới nghiêm ngặt hơn - sẽ được công bố cuối ngày 5/10.
Giám đốc cơ quan y tế vùng ARS, ông Aurelien Rousseau, cho biết Paris đã vượt cả 3 tiêu chí khiến thủ đô này được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất: bao gồm tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, tình trạng lây lan ở nhóm những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn và tỷ lệ giường bệnh trong khu điều trị tích cực tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức cao (hiện ở mức 36%).
Ông Rousseau cho biết thêm hiện có tới 203 ổ dịch COVID-19 tại vùng Paris Ile-de-France.
Bộ trưởng Lao động Pháp Elisabeth Borne mới đây đã kêu gọi các chủ sử dụng lao động và người lao động tại Paris cũng như nhiều khu vực khác thận trọng tối đa, theo đó làm việc từ nhà nhiều nhất có thể nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
* Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson cho biết số ca mắc COVID-19 tăng mạnh hiện nay gần chạm mốc dự báo mà chính phủ đưa ra trước đó. Bởi vậy, những tuần tới sẽ là thời điểm quan trọng để kiểm chứng xem liệu các biện pháp phong tỏa cục bộ có phát huy tác dụng trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thủ tướng Johnson đưa ra phát biểu trên sau khi giới chức y tế Anh thông báo số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại nước này tăng cao kỷ lục với 22.962 ca trong ngày 4/10. Một sự cố kỹ thuật đã khiến hơn 15.000 kết quả xét nghiệm không được nhập vào hệ thống máy tính kịp thời.
* Hãng Interfax của Nga cùng ngày dẫn nguồn tin từ Bộ Giáo dục nước này cho biết, trước việc các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đang tăng mạnh, học sinh các trường tại thủ đô Moskva, vùng Ulyanovsk và Sakhalin sẽ chuyển sang học trực tuyến.
Theo thông báo của Bộ Y tế Nga, số ca nhiễm mới trong ngày 5/10 trên cả nước là 10.888 ca, trong đó có 3.537 ca tại Moskva. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày ghi nhận tại Nga kể từ ngày 12/5 đến nay. Tuy vậy, Điện Kremlin nêu rõ Chính phủ Nga chưa có chủ trương lập kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên cả nước.
Nhà Trắng truy vết tiếp xúc sau khi Tổng thống Trump mắc COVID-19 Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ với giới báo chí rằng Tổng thống Donald Trump chỉ có "triệu chứng nhẹ" của bệnh COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) cùng Đệ nhất phu nhân Melania Trump tại Nhà Trắng ngày 11/9/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 2/10, Phó Thư ký báo chí của Nhà Trắng, Judd Deere cho biết Nhà Trắng đang tiến hành...