Chính phủ Phần Lan nguy cơ rơi vào tình trạng bất ổn
Bất đồng mới nhất trong liên minh cầm quyền của Chính phủ Phần Lan liên quan đến quyền của người Sámi thiểu số.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Ảnh: europa.eu
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 14/11, Chính phủ 5 đảng của Phần Lan có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn do sự không tin tưởng giữa hai đảng chính, đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Trung tâm, cũng như bất đồng về quyền của người thiểu số.
Sau khi vượt qua một cuộc tranh cãi về quy định phục hồi thiên nhiên của EU, bất đồng mới nhất trong Chính phủ Phần Lan là luật liên quan đến quyền của người Sámi bản địa.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và các thành viên thuộc đảng Dân chủ Xã hội nhấn mạnh rằng dự thảo luật Sámi mới nên được chuyển đến Quốc hội ngay lập tức để nó có thể có hiệu lực trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 4 tới.
Video đang HOT
Liên hợp quốc đã ba lần cáo buộc Phần Lan vi phạm các quyền chính trị của người Sámi, nhóm dân tộc duy nhất ở châu Âu.
Trọng tâm của tranh cãi là câu hỏi về quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hội đồng Sámi. Trên thực tế, dự luật nhằm xác định người Sámi dựa trên ngôn ngữ. Đảng Trung tâm đã phản ứng về nội dung trên, cho rằng điều đó sẽ loại bỏ bất công những người Sámi đã hoạt động trong nhiều năm trong hội đồng mà chỉ dựa trên ngôn ngữ.
Cộng đồng Sámi là thành trì truyền thống của đảng Trung tâm Phần Lan. Để không đánh mất sự ủng hộ của họ, đảng này đã đứng lên phản đối Thủ tướng Marin và yêu cầu chính phủ tìm ra điểm chung trước khi đưa dự thảo luật lên Quốc hội Phần Lan.
Trong cuộc thăm dò mới nhất, đảng Trung tâm chỉ nhận được 10,9% sự ủng hộ và đang rất muốn “ghi điểm” trong mọi vấn đề. Trong khi đó, đảng Dân chủ Xã hội nguy cơ bị đe dọa phủ quyết khi họ muốn đảm bảo nguồn tài chính mới cho các dịch vụ xã hội trong thời gian cầm quyền.
Tối 13/11, Chính phủ Phần Lan đã tổ chức một cuộc họp về vấn đề này, nhưng không thể tìm ra một thỏa hiệp.
Phần Lan giải thích quyết định không đóng cửa biên giới với Nga
Phần Lan cho biết nước này không đóng cửa biên giới trên bộ với người Nga theo các nước Baltic khác vì luật pháp cấm phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch.
Một trạm cửa khẩu biên giới của Phần Lan với Nga. Ảnh: Schengenvisainfo.com
Tờ Yle mới đây dẫn lời Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết nước này không có luật quy định cấm nhập cảnh dựa trên quốc tịch và động thái cấm này có thể bị coi là phân biệt đối xử.
"Luật pháp phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Cấm mà không có lý do bị coi là trái các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền đã được quy định trong Hiến pháp", Bộ Ngoại giao Phần Lan nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Phần Lan cũng cho rằng chấm dứt hoàn toàn cấp thị thực du lịch cho người Nga hoặc cấm họ nhập cảnh hoàn toàn vào đất nước này sẽ là trái luật của EU.
Do đó, người đứng đầu Cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Phần Lan Jussi Tanner, nói rằng Bộ này nhận thấy không có cơ sở pháp lý để đưa ra lệnh cấm hoàn toàn cấp thị thực đối với công dân Nga.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan Tuomas Peyusti đã kêu gọi xây dựng luật cấm công dân Nga nhập cảnh. Ông đề nghị Phần Lan thiết lập một khuôn khổ lập pháp trong lĩnh vực trừng phạt, nhằm hạn chế người Nga nhập cảnh đất nước này.
Tuy nhiên, biện pháp như vậy sẽ yêu cầu phối hợp với luật pháp của EU và đặc biệt, sẽ cần phải giải quyết vấn đề làm gì ở cửa khẩu với những người có thị thực Schengen do các nước thứ ba cấp.
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine, một số quốc gia phương Tây đã hạn chế công dân Nga nhập cảnh. Vì vậy, Estonia, Litva, Latvia và Ba Lan từ ngày 19/9 đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch Nga, bao gồm cả những người có thị thực Schengen do các quốc gia khác cấp.
Thổ Nhĩ Kỳ, NATO, Thụy Điển và Phần Lan tổ chức hội nghị thượng đỉnh 4 bên Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông İbrahim Kalın, cho biết nước này và NATO, Thụy Điển, Phần Lan sẽ tổ chức cuộc họp 4 bên ngày 28/6 bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid. Quang cảnh một vòng đàm phán giữa các phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển về vấn đề gia nhập...