Chính phủ phân cấp thực hiện 16 dự án, dự án thành phần đường cao tốc
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo phân cấp các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc và phân cấp cho UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản.
Chính phủ phân cấp thực hiện 16 dự án, dự án thành phần đường cao tốc theo hình thức đầu tư công. Ảnh: TTXVN.
Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg phân cấp thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Phạm vi điều chỉnh là các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (Chương trình), trừ các dự án, dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản.
Về nguyên tắc, yêu cầu của phân cấp, Quyết định nêu rõ: Phân cấp triệt để cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đề xuất, đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý sau khi đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ Giao thông vận tải.
Các tuyến cao tốc được phân chia thành các dự án thành phần và phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản theo địa giới hành chính. Trường hợp ranh giới, địa giới hành chính nằm giữa các vị trí công trình cầu, hầm hoặc nút giao thì toàn bộ công trình cầu, hầm hoặc nút giao sẽ thuộc về một dự án thành phần.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp làm cơ quan chủ quản: Bố trí vốn đầu tư (kể cả trong trường hợp phát sinh tăng tổng mức đầu tư) để hoàn thành dự án đúng tiến độ; bảo đảm đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc có biện pháp tăng cường bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý thực hiện các dự án, dự án thành phần đáp ứng tiến độ và chất lượng yêu cầu theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, khả thi, đồng bộ.
Video đang HOT
Quyết định nêu rõ, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình. Tổng số có 16 dự án, dự án thành phần.
Cụ thể, với Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1: UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1: UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1: UBND tỉnh An Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; UBND thành phố Cần Thơ là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Hậu Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3; UBND tỉnh Sóc Trăng là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 4.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu giai đoạn 1: UBND tỉnh Đồng Tháp là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2.
Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Tuyên Quang): UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan chủ quản.
UBND tỉnh Hà Giang là cơ quan chủ quản dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Hà Giang)
UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan chủ quản dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (đoạn từ Km19 000 – Km53 000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình):
UBND tỉnh Nam Định là cơ quan chủ quản Dự án đầu tư cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định trên tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng.
TP.HCM: Đề xuất bổ sung 15.000 tỉ đồng đầu tư công trung hạn cho nội dung gì?
UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM chấp thuận bổ sung hơn 15.335 tỉ đồng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách thành phố.
Sáng 6.7, tại kỳ họp thứ 6 của HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, UBND TP.HCM đã trình tờ trình về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
UBND TP.HCM cho biết, năm 2021, HĐND TP.HCM thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn với nguồn vốn ngân sách địa phương là 142.577 tỉ đồng (phân bổ chi tiết 121.868 tỉ đồng, dự phòng 20.688 tỉ đồng).
Tiếp đó, Nghị quyết 05 hồi tháng 4.2022 của HĐND TP.HCM thông qua bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn dự phòng (phân bổ chi tiết tổng nguồn dự phòng là 5.352 tỉ đồng, tiếp tục dự phòng, chưa phân bổ với vốn còn lại là hơn 15.335 tỉ đồng).
UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM chấp thuận sử dụng hơn 15.335 tỉ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách thành phố.
Dự án Vành đai 3. Ảnh TN
Các nội dung bố trí cụ thể gồm: tổng mức đầu tư tăng thêm cho 31 dự án chuyển tiếp tăng vốn trong kế hoạch; nhiệm vụ lập quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến metro số 1; bổ sung cho chương trình kích cầu đầu tư với tổng số để giải ngân cho chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn; bổ sung cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gồm 2 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 và dự án Xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị bố trí vốn cho các cho các đối tượng khác như dự án theo lệnh khẩn cấp; chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình kích cầu đầu tư của TP.HCM sau khi rà soát, đánh giá, đảm bảo đủ điều kiện.
Ngoài ra, dự phòng để bố trí cho 8 dự án không phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư hiện đang được tổ chức thẩm định điều chỉnh dự án...
Tại kỳ họp HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM cũng trình tờ trình về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách địa phương sang năm 2022; tờ trình về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022.
Trong đó, đáng lưu ý nêu trong tờ trình điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022, theo số liệu Kho bạc Nhà nước, 6 tháng đầu năm, TP.HCM mới chỉ giải ngân 6.216 tỉ đồng, đạt 19,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân thấp, chưa đạt kỳ vọng, TP.HCM đánh giá nguyên do vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, xung đột quân sự thế giới dẫn đến giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Ngoài ra, còn do phân bổ kế hoạch vốn còn chậm, công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục đầu tư còn bị động; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án chưa quyết liệt...
Qua phân tích khả năng cân đối nguồn vốn, nguyên tắc điều chỉnh đầu tư công năm 2022, UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 sử dụng từ dự phòng nguồn vốn cân đối ngân sách TP là 8.565 tỉ đồng
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn 'ì ạch' Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phục hồi, nhu cầu đầu tư phát triển, đầu tư công trở thành động lực quan trọng cần được thúc đẩy, tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2022, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn "ì ạch". Đặc biệt, nhiều bộ, cơ quan, địa phương chưa giải ngân. Vì sao chậm? Xăng...