Chính phủ nợ gần 86 tỷ USD
Dư nợ của Chính phủ liên tục tăng nhanh qua các năm và đến hết 2014 đã vượt con số 1,8 triệu tỷ đồng, tương khoảng 86 tỷ USD.
Theo bản tin nợ công vừa được Bộ Tài chính công bố, dư nợ Chính phủ đến hết năm 2014 đã lên 1,826 triệu tỷ đồng (gần 86 tỷ USD). Theo định nghĩa của cơ quan quản lý, đây là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền. Với số nợ này, chỉ riêng năm 2014, chi phí trả là hơn 260.000 tỷ đồng.
Dư nợ Chính phủ tăng gấp đôi trong 5 năm. Nguồn: Bộ Tài chính.
Con số này tăng mạnh so với mức 1,5 triệu tỷ đồng của năm 2013. Còn nếu so với năm 2010 – khi dư nợ chỉ ở mức hơn 889.000 tỷ đồng, số vay nợ trong năm 2014 đã tăng gấp đôi.
Các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2014. Nguồn: Bộ Tài chính.
Theo cơ cấu, nợ trong nước vẫn lớn hơn so với nợ nước ngoài. Cụ thể, năm 2014, nợ nước ngoài là trên 810.000 tỷ đồng còn nợ trong nước trên một triệu tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết năm 2015, nợ Chính phủ ước tính ở mức 50,3% GDP. Trong khi ấy, giới hạn trần nợ cho phép giai đoạn năm 2011-2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua trong đó có nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Như vậy, nợ Chính phủ trong năm 2015 đã vượt trần 0,3%.
Thanh Thanh Lan
Theo VNE
Ba nguy cơ kinh tế Việt Nam phải đối mặt
Ngân hàng HSBC đưa ra sự lo ngại khi chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế càng lớn, càng nhiều rủi ro đang chờ đón Việt Nam vì các yếu tố hỗ trợ kinh tế vĩ mô vẫn còn khá mỏng.
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam tháng 6/201. Theo báo cáo của HSBC, sau mức tăng trưởng kinh tế đáng thất vọng trong quý I/2016, nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng quý II sẽ cải thiện. Chỉ số PMI tháng 5 đạt mức cao nhất 10 tháng, lên 52,7 điểm. Kinh tế cải thiện nhờ số lượng đơn hàng mới gia tăng mạnh mẽ. Cả sản xuất công nghiệp lẫn xuất khẩu vẫn không ngừng tăng trưởng trong quý II.
Mặc dù đánh giá hiện tượng El Nio tiếp tục làm hạn chế quá trình sản xuất nông nghiệp, nhưng HSBC vẫn kỳ vọng GDP quý II sẽ tăng và đạt 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, ngân hàng này vẫn giữ nguyên dự báo GDP cả năm 2016 sẽ đạt mức 6,3%.
Tuy vậy, HSBC cũng đưa ra sự lo ngại khi chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế càng lớn, càng nhiều rủi ro đang chờ đón Việt Nam vì các yếu tố hỗ trợ kinh tế vĩ mô vẫn còn khá mỏng.
Những nguy cơ Việt Nam phải đối mặt bao gồm: 1) yếu tố hỗ trợ dự trữ ngoại hối thấp, 2) ngành ngân hàng vẫn đang phải vật lộn với hậu quả khủng hoảng tài chính trong nước năm 2011, và 3) lạm phát tuy nằm trong vòng kiểm soát nhưng vẫn tăng đều. Những yếu tố này, theo quan điểm của HSBC, dẫn đến yêu cầu cần có chính sách tài chính và tiền tệ cẩn trọng hơn.
HSBC dự báo thâm hụt ngân sách sẽ tăng đến 6,6% GDP trong năm 2016. Ảnh minh họa
Thâm hụt ngân sách sẽ tăng
HSBC dự báo thâm hụt ngân sách sẽ tăng đến 6,6% GDP trong năm 2016, nâng tỷ lệ nợ công trên GDP lên ngưỡng 64,5%.
"Thâm hụt ngân sách tăng là vấn đề do tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã thực sự cao. HSBC ước tính nợ công Việt Nam (bao gồm nợ nước ngoài và trong nước đáng chú ý là của chính quyền trung ương và địa phương, cộng với bảo lãnh chính phủ) đã tăng từ 59,6% nằm 2014 lên 63,3% GDP vào cuối năm 2015", HSBC cho biết.
Theo HSBC, vấn đề nợ ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài). HSBC kỳ vọng tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc Hội đề ra 65%.
Các nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng Nhà nước có thể tăng mục tiêu nợ công trên GDP lên 65%. Báo cáo mới nhất của Fitch5 đã nhấn mạnh, Chính phủ vẫn giữ nguyên mục tiêu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 2016. Các nhà quản lý cũng đã nhấn mạnh các kế hoạch nhằm tránh vi phạm mục tiêu đề ra bằng cách giảm chi tiêu trong kỳ và hạn chế sử dụng bảo lãnh chính phủ.
HSBC đồng ý rằng việc bám sát trần nợ là rất quan trọng, vì chính điều này áp những quy định lên việc sử dụng ngân sách và giúp đảm bảo khu vực tư nhân không lấn áp những khu vực kinh tế khác. Tái phân bổ chi tiêu vào đầu tư hạ tầng cũng là vấn đề trọng yếu để gia tăng sức cạnh tranh và năng suất của Việt Nam.
Phân tích biểu đồ cho thấy chi tiêu trong kỳ liên tục gia tăng qua các năm dẫn đến đầu tư công suy giảm, đây là cơ sở chính yếu để nâng tiềm năng tăng trưởng lâu dài của Việt Nam. Điều quan trọng là tình trạng tài chính công của Việt Nam đã khá căng thẳng, đặc biệt khi so sánh với những đối thủ khác trong nhóm các thị trường mới nổi tại châu Á. Chi tiêu công gia tăng sẽ giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của chính phủ. Nhưng chi phí này sẽ làm tăng nguy cơ tài chính trong tương lai.
HSBC đưa ra giải pháp trong thời kỳ trung hạn, cải cách tài chính, chủ yếu tập trung vào những vấn đề:
Mở rộng cơ sở lợi nhuận: Các biện pháp hành chính nhằm hạn chế trốn thuế, công bố các trường hợp gian lận thuế, và đơn giản hóa quá trình hoàn thuế VAT có thể giúp thu hẹp khoảng cách do cắt giảm thuế trên nhiều lĩnh vực và giảm thuế quan gây ra.
Chi tiêu công hiệu quả hơn: Lương cơ bản cho toàn bộ nhân viên cần được điều chỉnh để tạo cơ hội cho đầu tư công và các biện pháp chi tiêu xã hội chính như là giáo dục. Việc điều chỉnh này cần được tiến hành sâu rộng hơn và các chính sách dịch vụ dân sự hiệu quả và toàn diện phải thay thế việc hạn chế tuyển dụng.
Điều chỉnh phương pháp kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế: Điều chỉnh kế toán tài chính phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo điều kiện dễ dàng so sánh xuyên quốc gia. Truyền thông tài chính được cải thiện có thể giúp nâng cao nhận thức thị trường về nguy cơ và gia tăng trách nhiệm cùng khả năng quản lý. Tin vui là những cải cách này đang trong quá trình thực hiện: vào năm 2017, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn báo cáo tài chính mà theo đó chi phí đầu tư ngoài ngân sách sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước.
"Tuy nhiên, những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều. Hiện tại, chúng tôi nghĩ tăng trưởng tuy chậm nhưng bền vững là điều cần hướng đến", báo cáo của HSBC nêu.
Đinh Bách
Theo_VnMedia
Bội chi ngân sách: Đừng chủ quan! Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2016 ước tính đạt 346.200 tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284.200 tỷ đồng, bằng 36,2%; thu từ dầu thô 13.900 tỷ đồng, bằng 25,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 47.800 tỷ...