Chính phủ nhiều quốc gia đã phải thay đổi mục tiêu tiêm vaccine COVID-19
Trong bối cảnh xuất hiện thêm nhiều biến thể mới như Delta và Mu, chính phủ các quốc gia trên khắp thế giới đang chạy đua với thời gian để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu vaccine, tâm lý ngần ngại tiêm và nhiều khó khăn khác đã khiến một số quốc gia lỡ mục tiêu tiêm chủng đề ra ban đầu.
Người chân chờ đợi tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok (Thái Lan) ngày 25/8. Ảnh: AP
Tờ Straits Times(Singapore) ngày 4/9 lấy một ví dụ là Mỹ, nước này đã hoàn thành mục tiêu chậm hơn 1 tháng so kết hoạch. Theo đó, chính phủ Mỹ dự kiến tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19 cho 70% dân số trưởng hành vào tháng 7, nhưng đến đầu tháng 8 nước này mới đạt được ngưỡng đề ra.
Tình hình tại Hàn Quốc lại không mấy khả quan do thiếu hụt vaccine Moderna đã làm chệch hướng kế hoạch đến 18/9 tiêm tối thiểu 1 liều vaccine cho 70% dân số 51,3 triệu người. Mục tiêu mới đề ra của Tổng thống Moon Jae-in là đến cuối tháng 10 tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 cho 70% dân số, dự kiến cũng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến này.
Mặc dù gặp một số vướng mắc như phân phối vaccine chậm nhưng Nhật Bản đã đạt được mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm người cao tuổi. Khoảng 90% người cao tuổi tại Nhật Bản đã tiêm đủ vaccine COVID-19. Một nửa trong tổng số vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Nhật Bản là dành cho nhóm người cao tuổi.
Campuchia đang trên đường hoàn thành mục tiêu đến đầu năm 2022 tiêm 10 triệu liều vaccine cho dân số 16 triệu người.
Video đang HOT
Những quốc gia khác như Malaysia và Indonesia đang đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine COVID-19. Kế hoạch tiêm chủng cho 80% dân số của Malaysia vào quý đầu tiên của năm 2022 đã được đẩy sớm sang tháng 12. Vào tháng 7, cựu Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết đến tháng 10 tất cả dân số trưởng thành sẽ được tiêm đủ 2 liều vaccine.
Indonesia trong khi đó chủ trương từ tháng 9 này sẽ tiêm 2 triệu liều vaccine mỗi này để hoàn thành mục tiêu đề ra vào tháng 1/2022.
Thái Lan trong khi đó muốn tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 cho 70% dân số 70 triệu người để chuẩn bị việc mở cửa trở lại rộng rãi hơn vào năm 2022.
Chính phủ Australia lại kỳ vọng mở cửa trở lại khi 80% dân số trên 16 tuổi được tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.
Dữ liệu được cập nhật vào ngày 4/9. Nguồn: Straits Times
Khi mục tiêu tiêm chủng trên khắp thế giới bắt đầu có thay đổi thì định nghĩa về tiêm chủng đầy đủ cũng đã khác trước. Hầu hết các chính phủ vẫn công nhận việc tiêm hai mũi vaccine COVID-19 là tiêm chủng đầy đủ, nhưng một số nước đã cung cấp các mũi vaccine tăng cường hoặc cân nhắc về việc này.
Đến giữa tháng 8, chính phủ Tổng thống Joe Biden đã tiêm gần 1 triệu mũi vaccine bổ sung. Trong khi đó, Indonesia cũng tiêm cho nhân viên y tế mũi vaccine COVID-19 thứ ba.
Campuchia trong tháng 8 cũng thông qua tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung cho nhân viên y tế tuyến đầu. Thủ tướng Hun Sen ngày 1/8 phát biểu: “Những người được tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac đủ 2 mũi sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca tăng cường. Còn những người đã được tiêm đủ 2 mũi AstraZeneca sẽ được tiêm mũi thứ ba Sinovac”.
Mỹ cùng 20 nước diễn tập tại Đông Nam Á
Hải quân Mỹ và lực lượng từ 20 nước bắt đầu diễn tập SEACAT tại Singapore, nhằm tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Đông Nam Á.
Diễn tập thường niên Hợp Tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) lần thứ 20 khai mạc ngày 10/8, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Singapore và trực tuyến.
Cuộc diễn tập được tổ chức nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, hỗ trợ lẫn nhau và nhằm mục tiêu chung là giải quyết khủng hoảng, tình huống khẩn cấp và hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực hàng hải bằng các quy trình, kỹ thuật và chiến thuật chuẩn hóa, hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 9/8.
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, các nước tham gia diễn tập SEACAT năm nay còn có Australia, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Timor-Leste, Anh và Việt Nam.
Đặc nhiệm Thái Lan và sĩ quan tuần duyên Mỹ tham gia diễn tập khoa mục thăm, đổ bộ, khám xét và vây bắt tàu trong diễn tập SECAT tháng 8/2019. Ảnh: Hải quân Mỹ .
SEACAT 2021 còn lần đầu chứng kiến sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ như Văn phòng Chống Tội phạm và Ma túy Liên Hợp Quốc, dự án Tuyến hàng hải Ấn Độ Dương Rộng mở của EU, cũng như Ủy ban Hội Chữ thập Đỏ quốc tế. Sự tham gia của các tổ chức này nhằm tạo ra tình huống sát thực tế hơn để "tăng cường hiểu biết và gắn kết với các quy tắc, luật lệ và thông lệ quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi".
Các quốc gia cử 10 tàu và hơn 400 nhân sự tham gia SEACAT. Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội 7 của Mỹ cử tàu tác chiến ven biển USS Tulsa, thủy thủ thuộc hải đội khu trục số 7 (DESRON 7) và máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon tham gia diễn tập.
Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh tình trạng mất an ninh hàng hải ở Đông Nam Á gia tăng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xác định châu Á, eo biển Singapore, eo biển Malacca và Biển Đông thuộc nhóm những điểm nóng toàn cầu về mất an ninh, cướp có vũ trang và các hoạt động bất hợp pháp khác, gây ra đe dọa đáng kể với thương mại quốc tế.
"Kịch bản diễn tập được thiết kế để khuyến khích các quốc gia phối hợp cùng nhau thông qua các thiết bị giám sát hàng hải để hiểu rõ hơn về hoạt động của nhau và tuân thủ tốt hơn các quy tắc quốc tế", đại tá Tom Ogden, chỉ huy DESRON 7, cho biết. "Thực hành các tình huống ứng phó đa phương, đa nền tảng giúp các quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cho những tình huống thực tế trong tương lai".
Diễn tập SEACAT được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành vi gây hấn ở Biển Đông khi chiến hạm hai nước có những lần chạm mặt "nguy hiểm" tại khu vực này.
"Trong khu vực Đông Nam Á, sức mạnh từ các mối quan hệ đối tác và khả năng sẵn sàng phối hợp với nhau của chúng ta là điều tối quan trọng", phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, cho biết. "SEACAT năm nay nhằm nâng cao khả năng tương tác của chúng ta khi giải quyết mối quan tâm chung về an ninh hàng hải và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".
Trong diễn tập SEACAT lần này, một trung tâm hoạt động hàng hải tại Trung tâm Hợp nhất Quốc tế ở Singapore sẽ đóng vai trò điều phối khủng hoảng và chia sẻ thông tin theo dõi các tàu đáng ngờ giả định trên vùng biển Đông Nam Á.
Các quốc gia tham gia sẽ sử dụng mọi khí tài giám sát hàng hải hiện có để cung cấp dữ liệu cho trung tâm cùng máy bay tuần thám hoặc khí tài mặt biển của các nước với mục tiêu thực thi quy tắc, luật pháp và thông lệ quốc tế.
Toàn thế giới vượt 205 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 11/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 205 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 4,33 triệu người đã tử vong. Số người bình phục hiện đã lên tới trên 184 triệu người. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jonesboro, Arkansas,...