Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ
Ngày 20/11, một tòa án Nhật Bản đã ra lệnh cho chính phủ phải bồi thường thiệt hại cho người dân xung quanh căn cứ không quân Atsugi gần Tokyo vì tiếng ồn quá mức nhưng bác bỏ lời kêu gọi đình chỉ hoạt động của Lực lượng Phòng vệ (SDF) và các chuyến bay quân sự của Mỹ.
Máy bay Mỹ tại căn cứ Atsugi. Ảnh: Military
Tòa án quận Yokohama ra phán quyết yêu cầu chính quyền phải bồi thường tổng cộng 38 triệu USD cho xáo trộn do tiếng ồn trong năm 2017, đồng thời bác bỏ yêu cầu bồi thường ô nhiễm tiếng ồn trong tương lai của nguyên đơn.
Trong vụ kiện đệ trình năm 2017, nhóm khoảng 8.700 nguyên đơn yêu cầu chính phủ dừng các chuyến bay đêm và sáng sớm tại căn cứ này và bồi thường tổng cộng 13,1 tỷ yên (hơn 80 triệu USD) cho thiệt hại sức khỏe liên quan đến tiếng ồn trong quá khứ và tương lai.
Căn cứ không quân nằm giữa hai thành phố đông dân Yamato và Ayase ở tỉnh Kanagawa do SDF và quân đội Mỹ cùng sử dụng.
Video đang HOT
Đây là phán quyết đầu tiên kể từ khi hoàn tất việc chuyển giao các máy bay tác chiến trên tàu sân bay của Mỹ, vốn được biết đến là tạo ra tiếng ồn lớn, từ Atsugi đến một căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Iwakuni, miền tây Nhật Bản, như một phần trong kế hoạch tái bố trí lực lượng của Mỹ hồi tháng 3/2018.
Trong phiên tòa xét xử thứ năm về ô nhiễm tiếng ồn tại căn cứ này kể từ những năm 1970, chính phủ lập luận rằng mức độ tiếng ồn đã giảm đáng kể sau khi chuyển giao, đồng thời khẳng định rằng họ không có thẩm quyền hạn chế hoạt động của máy bay quân sự Mỹ.
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.
Trong vụ kiện thứ tư, tòa án quận và tòa án cấp cao đã ra lệnh đình chỉ các chuyến bay của SDF. Tuy nhiên, tòa án cấp cao đã lật ngược quyết định, ra lệnh cho chính phủ phải bồi thường cho những tiếng ồn trong quá khứ.
Một số phán quyết trước đây yêu cầu chính phủ Nhật phải bồi thường đã được hoàn tất, trong đó phía Nhật Bản yêu cầu Mỹ chia sẻ gánh nặng dựa trên Hiệp định về quy chế lực lượng Nhật Bản-Mỹ.
Nhưng theo chính phủ Nhật Bản, tính đến tháng 2/2024, Mỹ vẫn chưa thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào.
Nhật Bản đối mặt vấn đề già hóa nghiêm trọng vào năm 2050
Theo dự báo do Viện Nghiên cứu về vấn đề dân số và bảo hiểm xã hội quốc gia Nhật Bản công bố ngày 12/11, vào năm 2050, thời điểm đán.h dấu thế hệ bùng nổ dân số thứ hai ở nước này bước vào tuổ.i 75, tỷ lệ người cao tuổ.i sống một mình tại 46/47 địa phương của Nhật Bản sẽ vượt quá 20%.
Người cao tuổ.i đi bộ trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Điều này càng đặt ra yêu cầu cấp bách về các giải pháp giảm tốc độ già hóa dân số và xây dựng các hệ thống hỗ trợ tương ứng như dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc y tế tại nhà.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dự báo của viện nghiên cứu trên chỉ rõ số người từ 75 tuổ.i trở lên sống một mình sẽ tăng lên mức 7,04 triệu người vào năm 2050, tức là gấp 1,7 lần so với mức của năm 2020, trong đó chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại thủ Tokyo với số người này được dự báo sẽ tăng lên 900.000 người vào năm 2050, tiếp theo lần lượt là các tỉnh Kanagawa với 569.000 người, Osaka (565.000 người) và Aichi (411.000 người).
Tỷ lệ trung bình người cao tuổ.i trên 75 tuổ.i sống một mình trên toàn đất nước Nhật Bản dự kiến sẽ tăng từ 22,4% hồi năm 2020 lên 28,9% vào năm 2050, trong đó 46/47 địa phương có tỷ lệ trên 20%, trừ Yamagata là 18,4%, thậm chí 8 địa phương sẽ ghi nhận tỷ lệ trên 30%, riêng Tokyo là 35,7%.
Nguyên nhân khiến người cao tuổ.i sống một mình gia tăng là do tỷ lệ người chưa kết hôn đang tăng dần. Theo cuộc điều tra dân số Nhật Bản năm 2020, tỷ lệ người đến 50 tuổ.i mà chưa từng kết hôn đạt mức cao nhất từ trước đến nay với nam giới là 28% và nữ giới là 18%, xu hướng này tăng cao ở các khu vực đô thị. Điều này kéo theo tình trạng người cao tuổ.i không có người thân tăng nhanh, đặc biệt là tại khu vực đô thị. Cùng với đó, do ảnh hưởng của tỷ lệ sinh thấp, số người trung bình trong mỗi hộ gia đình sẽ giảm ở tất cả các tỉnh thành.
Khi tình trạng người cao tuổ.i sống một mình và già hóa dân số tiếp tục gia tăng, hệ thống an sinh xã hội sẽ phải đối mặt với yêu cầu điều chỉnh sớm hơn. Với số lượng người cao tuổ.i ngày càng tăng, gánh nặng chi phí trợ cấp an sinh xã hội sẽ tiếp tục ngày càng cao và theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản hồi năm 2018, khoản chi phí này sẽ đạt 190.000 tỷ yen (khoảng 1.230 tỷ USD) vào năm 2040. Điều này đặt ra vấn đề cấp bách là xây dựng một hệ thống hỗ trợ an sinh xã hội tương ứng, trong đó mọi thế hệ phải có nghĩa vụ đóng góp. Đồng thời, cần phải cải cách hệ thống lương hưu để đảm bảo người cao tuổ.i có thể tiếp tục làm việc trong khả năng và có đủ tài chính để sống ổn định khi về già.
Theo nghiên cứu viên Kanae Sawamura của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Nhật Bản, thời điểm đạt đỉnh về già hóa dân số sẽ khác nhau tùy theo từng khu vực, từng địa phương nên các biện pháp ứng phó và cách thức tiến hành cũng khác nhau. Do đó, chính phủ và chính quyền các địa phương phải có sự phối hợp để xây dựng một tầm nhìn nhất định gắn với từng khu vực và đưa ra các giải pháp tương ứng.
Nhật Bản đẩy mạnh triển khai áp dụng thuế lưu trú với khách du lịch Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhằm ứng phó với sự gia tăng nhanh chóng số lượng du khách, chính quyền tại nhiều địa phương ở Nhật Bản đang xem xét áp dụng chế độ thu thuế lưu trú. Du khách tham quan và mua sắm trên một con phố ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tình trạng "quá...