Chính phủ Nhật Bản sẽ viện trợ cho những nước thu nhập khá
Chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ xây dựng một khuôn khổ viện trợ mới cho những nước có tổng thu nhập quốc dân trên đầu người (GNI) cao hơn tiêu chuẩn được nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) hiện nay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự hội nghị Caricom. (Nguồn: EFE)
Thông tin trên đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiết lộ trong cuộc hội đàm thượng đỉnh với lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng Caribe (Caricom) ngày 28/7.
Theo tính toán, khuôn khổ viện trợ này sẽ được áp dụng cho những nước mới phát triển nhưng còn gặp khó khăn trong các lĩnh vực phòng chống thiên tai, ngành sản xuất cơ bản yếu… Dự kiến kinh phí cho khuôn khổ viện trợ này sẽ được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tính toán và đưa vào dự toán ngân sách từ tài khóa 2015.
Ngoài những đảo quốc ở khu vực Caribe, Nhật Bản cũng sẽ áp dụng nguồn viện trợ này cho các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Brazil và những nước sẽ vượt ngưỡng tiếp nhận ODA trong tương lai gần.
Hiện tại, viện trợ ODA của Nhật Bản chỉ được áp dụng đối với những nước có GNI dưới 12.000 USD.
Video đang HOT
Cũng giống như khoản kinh phí hợp tác kỹ thuật Tokyo hợp tác với các nước vùng Vịnh trong hoạt động đào tạo nhân lực kỹ thuật, khoản quỹ viện trợ mới được coi như một công cụ để Nhật Bản tăng cường liên kết, quan hệ với các nước đã thoát nghèo, tranh thủ sự ủng hộ của những nước này trong các vấn đề quốc tế như cải cách cơ cấu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vấn đề hạn chế khí thải…
Theo Tri Thức
Nhật Bản: Còn lâu mới đến quyền 'tự vệ tập thể' đầy đủ
Thủ tướng Shinzo Abe cùng chính quyền của mình đã phải trải qua một cuộc chiến khốc liệt trong nước để giành được quyền quyết định tạo bước ngoặt lớn cho hiến pháp hoà bình đã tồn tại gần 70 năm qua.
Đây có thể xem là một cuộc chiến tranh tiêu hao lực lượng thực sự của Thủ tướng Shinzo Abe. Cuối cùng, ông đã giành được quyền quyết định chấm dứt lệnh cấm chủ động tự vệ áp dụng với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sau nhiều năm đấu tranh cho nó. Liên minh Đảng Công Minh (New Komeito), trước đây phản đối mạnh mẽ các động thái của đảng cầm quyền, bây giờ đã chấp thuận theo các yêu cầu của ông Abe. Điều đó đem lại vinh quang lớn cho nhiệm kỳ thủ tướng của ông Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Ngày 1/7, nội các Nhật Bản thông qua việc điều chỉnh cách hiểu về hiến pháp, đánh dấu một mốc quan trọng trong chính sách an ninh sau Thế chiến II của Nhật Bản. Điều Chín của hiến pháp 67 năm tuổi quy định rằng Nhật Bản sẽ phải mãi mãi từ bỏ quyền phát động chiến tranh. Nhưng với sự thay đổi do ông Abe khởi xướng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDP) sẽ lần đầu tiên được tham gia vào các cuộc chiến với mục đích "tự vệ tập thể", nếu các điều kiện cụ thể được đáp ứng.
Sau khi các động thái sửa đổi pháp lý cần thiết được thông qua, Tokyo sẽ có thể giúp đỡ đồng minh của mình, chẳng hạn như Mỹ và Australia, nhưng chỉ trong trường hợp bản thân Nhật Bản cũng đang bị đe doạ. Đầu tuần qua, ông Abe cho biết, các nhiệm vụ chiến đấu với liên minh do Mỹ đứng đầu ở những nơi xa xôi vẫn nằm ngoài giới hạn kiểm soát.
Theo tạp chí The Economist nhận định, tham vọng của ông Abe là muốn viết lại hoàn toàn điều Chín của hiến pháp Nhật Bản. Nhưng điều đó đã nhanh chóng bị loại bỏ. Thay đổi hiến pháp đòi hỏi hai phần ba của cả hai viện trong quốc hội đồng ý, nhưng chính phủ của ông không có được lợi thế này. Ngoài ra, Nhật Bản bắt buộc phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, trong khi đa số người dân Nhật rất trân trọng các nguyên tắc hoà bình của họ.
Nhiều người dân Nhật Bản không đồng tình với việc tái diễn giải điều 9 hiến pháp bởi họ là người trân trọng hoà bình. Ảnh: Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối chính phủ thay đổi hiến pháp.
Những gì mà ông Abe thể hiện cho thấy, việc thay đổi cách hiểu về hiến pháp của Nhật Bản chỉ mới là bước khởi động. Sự thay đổi hứa hẹn sẽ sâu rộng hơn hiện nay. Ông Abe cho rằng các phương thức quốc phòng của Nhật Bản hiện nay đã "quá lỗi thời" đối với một khả năng phát triển tên lửa hạt nhân của Triều Tiên hay sự trỗi dậy quân sự đầy nguy hiểm của Trung Quốc trong khu vực hiện nay. Những nguy cơ đó đang thách thức sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, nơi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Mỹ, đồng minh của Tokyo trong việc chống đỡ các mối đe doạ như vậy, hồi tuần qua đã nhiệt liệt hoan nghênh việc diễn giải lại hiến pháp của Nhật Bản. Hai nước đang chuẩn bị sửa lại các hướng dẫn quốc phòng chung của họ lần đầu tiên trong 17 năm.
Việc diễn giải lại hiến pháp của Nhật lần này không triệt để như một số người Mỹ đã hy vọng, James Schoff, một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết, nhưng nó sẽ mở đường cho hai lực lượng vũ trang lập kế hoạch, đào tạo và hoạt động liên tục hơn.
Mặc dù chưa bao giờ tham gia vào bất cứ cuộc chiến thực thụ nào, SDF vẫn là một trong những lực lượng vũ trang tinh nhuệ nhất thế giới. Giờ đây, họ sẽ có sự cho phép rõ ràng trong việc bắn hạ tên lửa của Triều Tiên khi chúng hướng tới Mỹ; hoặc sẽ hỗ trợ một tàu Mỹ bị tấn công ở vùng biển gần Nhật Bản. Họ cũng sẽ thoải mái hơn trong việc cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Mỹ, bao gồm cả đạn dược, nếu Nhật Bản bị đe doạ.
Đặc biệt, SDF sẽ được phép sử dụng vũ khí trong hoạt động hoà bình của Liên Hợp Quốc nếu được chấp thuận. Nỗi nhục khi buộc phải để quân đội Australia phải bảo vệ lực lượng gìn giữ hoà bình Nhật Bản tại Iraq đến nay vẫn và "vết nhức đau đớn" đối với Tokyo. Tuy vậy, quyền hạn của SDF vẫn không triệt để. Liên minh đảng New Komeito vẫn yêu cầu cấm SDF đưa binh lính vào tham gia chiến đấu thực tế.
Sự thay đổi trong cách hiểu hiến pháp Nhật Bản mở đường cho Tokyo để có hành động mạnh mẽ hơn trong trường hợp Trung Quốc hạ quân xuống quần đảo Senkaku. Tại thời điểm này vẫn chưa rõ liệu SDF, chứ không phải là Lực lượng bảo vệ bờ biển, có thể đẩy lùi "vùng xám" tấn công bất ngờ như vậy hay không.
Dĩ nhiên, Trung Quốc đã phản đối những thay đổi của ông Shinzo Abe và Nhật Bản. Ngoài ra, mặc dù không phải là một con số lớn, nhưng nhiều người Nhật cho rằng quyết định của nội các nước này là đáng lo ngại. Trong những tháng gần đây, dư luận Nhật Bản đã mạnh mẽ hơn trong việc chống lại tái diễn giải về "tự vệ tập thể". Các đảng đối lập đã lợi dụng sự bực bội của dư luận để yêu cầu xem xét lại việc này.
Hai ngày trước khi nội các Nhật Bản thông báo, một người đàn ông đã tự thiêu trước nhà ga xe lửa Shinjuku ở Tokyo để phản đối. Người đàn ông sau đó sống sót và bị bỏng nặng. Hôm 1/7, hàng ngàn người đứng bên ngoài nơi ở của Thủ tướng Abe, hét lên những khẩu hiệu chống chiến tranh. Liên minh New Komeito đang phải đối mặt với những phản ứng dữ dội từ lớp người dân ủng hộ hoà bình.
Con đường phía trước mà nội các của ông Abe phải đi qua còn rất gian nan, chính phủ Nhật Bản hiện nay sẽ phải vượt qua hơn mười lần sửa đổi hiến pháp hiện hành để thực hiện các quyết định mà họ vừa đưa ra. Điều này có thể mất nhiều năm nữa. Nội các Nhật vẫn lạc quan rằng đất nước sẽ tiến dần đến một quyền "tự vệ tập thể" đầy đủ hơn. Nhưng những gì họ vừa làm được vốn chỉ là một bước đi rất khiêm tốn trong một hành trình gian nan mà thôi.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Economist, một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế, có trụ sở tại London, Anh. Ấn bản này được thành lập vào năm 1843. The Economist có nhiều đối tượng độc giả là giám đốc điều hành danh tiếng và các nhà làm chính sách.
Theo Infonet
"Thủ tướng Nhật diễn giải lại hiến pháp là tin mừng cho châu Á" Hầu hết các chính phủ Đông Nam Á tỏ ra hài lòng với động thái này của Nhật Bản vì nó củng cố vững chắc hơn vị thế, vai trò của Mỹ ở châu Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tờ Inquirer ngày 25/7 bình luận, chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Canberra hồi tuần trước đã gửi...