Chính phủ Nhật Bản hoãn thông qua quyền phòng vệ tập thể
Trong cuộc gặp tại Văn phòng thủ tướng, lãnh đạo của hai đảng cầm quyền đã nhất trí rằng đảng Dân chủ Tự do (LDP) và NKP, đối tác trong liên minh, sẽ tiếp tục bàn về việc thực thi quyền phòng vệ tập thể cho phép Lực lượng phòng vệ (SDF) bảo vệ các đồng minh của Nhật Bản trước một cuộc tấn công vũ trang sau kỳ họp Quốc hội.
Chủ tịch NKP Yamaguchi khẳng định với báo giới rằng liên minh cầm quyền hiện đang thảo luận về vấn đề an ninh và “sẽ tiếp tục công việc này ngay cả khi kết thúc họp Quốc hội.”
Ông Yamaguchi cho rằng cần có nhiều thời gian để NKP đạt được sự đồng thuận và cho biết đã trao đổi với Thủ tướng các ý kiến khác nhau trong đảng.
Trong những ngày gần đây, NKP đã cho thấy những dấu hiệu sẽ có quan điểm mềm mỏng hơn và bật đèn xanh cho việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể một cách hạn chế do áp lực ngày càng tăng của ông Abe lên LDP nhằm giành được sự ủng hộ của đối tác trong liên minh.
Bắt đầu cuộc đối thoại vào tháng Năm vừa qua theo đề nghị của Thủ tướng Abe, LDP và NKP đang thảo luận về các kịch bản giả định mà chính phủ đưa ra.
Video đang HOT
Vấn đề liệu Nhật Bản có cần bảo vệ đồng minh trước cuộc tấn công vũ trang, ngay cả khi bản thân nước này không bị đe doạ, hay không đang gây ra chia rẽ vì các chính quyền tiền nhiệm lâu nay vẫn hiểu rằng Hiến pháp cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể trong khi Hiến chương Liên hợp quốc lại cho phép.
Mấu chốt là ở chỗ Điều 9 của đạo luật tối cao này cấm sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế và chỉ cho phép mức độ phòng vệ tối thiểu.
Trong bối cảnh môi trường an ninh đang thay đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Thủ tướng Abe hy vọng sẽ thay đổi cách hiểu và bãi bỏ lệnh cấm kéo dài lâu nay của Nhật Bản đúng thời điểm tiến hành sửa đổi đường lối hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật từ nay đến cuối năm trong đó xác định vai trò và trách nhiệm của SDF và quân đội Mỹ./.
Theo Vietnam
Các kịch bản viễn chinh của Nhật
Giới chức Nhật đang bàn về khả năng áp dụng quyền phòng vệ tập thể cho các tình huống khẩn cấp ở 3 điểm nóng trên thế giới, kể cả biển Đông.
Khu trục hạm Nhật dẫn đầu đội tàu chiến Nhật - Mỹ trong một cuộc tập trận - Ảnh: Navy.mil
Cuối tuần qua, Tổng thư ký đảng cầm quyền LDP của Nhật Shigeru Ishiba nhấn mạnh có khả năng Tokyo có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể ở những nơi xa xôi nếu điều này cần thiết cho an ninh Nhật. Kyodo News dẫn lời ông Ishiba nói rõ: "Về cơ bản chúng tôi không mong sẽ đi đến phần khác của địa cầu, nhưng nếu đối mặt với một tình huống có tác động lớn tới Nhật, chúng tôi hoàn toàn không loại trừ khả năng đưa lực lượng phòng vệ đến nơi xa". Ông Ishiba còn đề nghị theo nguyên tắc phòng vệ tập thể, Nhật có thể hỗ trợ nhiều nước khác ngoài đồng minh Mỹ. Ông Ishiba đưa ra tuyên bố trên giữa lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có kế hoạch thay đổi cách diễn giải hiến pháp theo hướng cho phép nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Liên minh ở biển Đông
Chính quyền Abe lập luận rằng Nhật cần có quyền tham gia phòng vệ tập thể để ứng phó các tình huống khẩn cấp ở những tuyến đường biển quan trọng và nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, các cuộc thảo luận ở ban cố vấn của Thủ tướng Abe cũng như ý kiến của các quan chức thời gian gần đây cho thấy Tokyo đang nhắm đến việc thực quyền phòng vệ tập thể ở 3 khu vực: biển Đông, vịnh Ba Tư và bán đảo Triều Tiên.
Dù nội các Nhật gần như chỉ xem Mỹ và Hàn Quốc là hai nước mà Nhật cần bảo vệ an ninh tập thể, nhiều quan chức thân cận của ông Abe cho rằng nỗ lực nên được mở rộng ra ngoài liên minh này. Trong cuộc phỏng vấn trên một chương trình radio hồi tháng 3, nghị sĩ Yosuke Isozaki gợi ý Nhật có thể cân nhắc thiết lập liên minh với Úc, Philippines và Ấn Độ. Còn ông Ishiba thì đề xuất thêm cả Malaysia và Indonesia. Theo Asahi Shimbun, chính phủ Nhật hy vọng việc thành lập liên minh gần gũi với các quốc gia quan ngại về những hành động của Trung Quốc tại biển Đông sẽ giúp Tokyo kiềm chế Bắc Kinh.
Ngoài biển Đông, vịnh Ba Tư cũng có thể là nơi chính phủ Nhật sẽ thực hiện quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ tuyến đường biển qua eo biển Hormuz, nơi khoảng 80% lượng dầu thô của thế giới được vận chuyển ngang qua, theo Asahi Shimbun. Iran từng dọa đóng cửa eo biển này khi căng thẳng về chương trình hạt nhân và những vấn đề khác ở khu vực dâng cao trong giai đoạn 2011-2012. Trong thời gian đó, Mỹ cùng các đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quốc tế ở vịnh Ba Tư. Tại đây, Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật đã chứng tỏ được khả năng quét mìn của họ, nên giới chức Nhật cho rằng rất có khả năng Washington sẽ yêu cầu Tokyo tham gia sứ mệnh quét mìn ở Hormuz nếu eo biển bị phong tỏa.
Cách diễn giải hiến pháp hiện nay chỉ cho phép tàu Nhật tham gia quét mìn sau khi các bên đình chiến. Trước đây, MSDF từng tham gia quét mìn sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Một quan chức quốc phòng Nhật cho biết việc áp dụng quyền phòng vệ tập thể đồng nghĩa với khả năng Tokyo có thể tham gia các cuộc chiến tranh do Mỹ dẫn đầu.
Đối đầu với Triều Tiên
Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội vào tháng 2, Thủ tướng Abe quả quyết rằng Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) cần có quyền thực hiện phòng vệ tập thể cho các tình huống khẩn cấp ở bán đảo Triều Tiên. Ông nói rõ: "Khi một tình huống khẩn cấp xảy ra ở bán đảo Triều Tiên và có khả năng tên lửa sắp sửa được phóng, tàu của SDF không thể ngồi yên chứng kiến cảnh tàu Mỹ bị tấn công". Theo Asahi Shimbun, vào năm 1999, quốc hội Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép SDF hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, ông Shinichi Kitaoka, phó chủ nhiệm ban cố vấn về cơ sở pháp lý cho an ninh của Thủ tướng Abe, lập luận đạo luật đó chưa đủ vì nó chỉ cho phép binh sĩ SDF tiếp liệu và hỗ trợ hậu cần cho tàu quân sự Mỹ trong lãnh hải của Nhật. Do đó, theo ông Kitaoka, ở những vùng biển quốc tế, Nhật không thể bảo vệ tàu Mỹ và cũng không thể tiếp liệu cho chúng.
Với sự thay đổi về cách diễn giải hiến pháp, MSDF sẽ không chỉ được phép hỗ trợ hậu cần cho tàu Mỹ ở vùng biển quốc tế mà còn có thể bảo vệ và phản công khi chúng bị tấn công. Dù nội các Nhật không đề cập đến khả năng binh sĩ SDF đổ bộ lên lãnh thổ của nước khác, một quan chức vẫn cho rằng SDF có thể đổ quân vào bán đảo Triều Tiên nếu được Hàn Quốc nhờ cậy.
Dân Nhật muốn duy trì lệnh cấm Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa được tờ Asahi Shimbun công bố hôm qua, 63% trong số hơn 2.000 người được thăm dò ở Nhật muốn duy trì lệnh cấm áp dụng quyền phòng vệ tập thể. Cuộc khảo sát cũng được thực hiện tại Trung Quốc và Hàn Quốc với kết quả lần lượt là 95% và 85% trong số hơn 1.000 người được hỏi cho biết họ muốn Tokyo giữ nguyên lệnh cấm.
Theo TNO
Mỹ vẫn là "con ngoáo ộp" đối với Trung Quốc? Gần đây, các nhà bình luận, nghị sỹ Đảng cộng hòa, thậm chí các nước đồng minh của Mỹ đều bắt đầu lo lắng về các cam kết quân sự tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, trước áp lực của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng và các vấn đề quan tâm toàn cầu. Họ cho rằng, việc cắt...