Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa vào phút chót
Quốc hội Mỹ ngày 28/4 đã đạt được thỏa thuận ngân sách chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn nguy cơ đóng cửa chính phủ trong thời gian các nhà làm luật có thêm 1 tuần để đàm phán về dự thảo ngân sách cho phần còn lại của tài khóa.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngân sách tạm thời chính nguy cơ đóng cửa chính phủ. (Ảnh: Getty)
Reuters cho biết, Thượng viện Mỹ ngày 28/4 đã thông qua dự luật gia hạn chi tiêu ngân sách cho các hoạt động của cơ quan chính phủ thêm 1 tuần sau ngày 29/4 . Trước đó, Hạ viện cũng thông qua dự luật này với 382 phiếu thuận và 30 phiếu chống. Dự luật được Tổng thống Donald Trump ký phê chuẩn sau đó nhằm tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ tạm thời.
Dự luật cho phép cấp ngân sách tạm thời cho các hoạt động của cơ quan chính phủ tới ngày 5/5 để các nghị sĩ có thêm thời gian đạt được thỏa thuận về ngân sách cho phần còn lại của năm tài khóa.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán về ngân sách cho phần còn lại của năm tài khóa bế tắc sau khi Tổng thống Trump đề nghị tăng ngân sách cho Lầu Năm Góc thêm 30 tỷ USD, và đề nghị cấp ngân sách cho xây tường ngăn ở biên giới với Mexico. Trong khi đó, đảng Dân chủ muốn dành ngân sách cho chương trình chăm sóc y tế Obamacare.
Nguồn thạo tin nói rằng, để giải quyết bế tắc trong thời gian tới, các nhà làm luật Dân chủ và Cộng hòa đang thảo luận chỉ tăng ngân sách 15 tỷ USD cho Lầu Năm Góc.
Minh Phương
Theo Danviet
Ông Trump tự tin "khoe" 100 ngày làm tổng thống thành công nhất lịch sử
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 28/4 tự tin nói rằng, ông đã có 100 ngày nhiệm sở thành công nhất trong lịch sử với những thành tựu như khôi phục kinh tế, nới lỏng quy định liên bang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Trong bài phát biểu hôm qua tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói: "Hỡi đồng bào Mỹ, tôi thực sự tin rằng 100 ngày nhiệm sở đầu tiên của tôi đã thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đất nước của chúng ta đang đi lên và đi lên rất nhanh".
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng nêu ra những thành tựu khiến ông cho rằng 100 ngày đầu nhiệm sở của ông đã thành công. "Kể từ khi tôi nhậm chức, niềm tin vào kinh tế đã tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng 9 năm qua. Sự lạc quan của các nhà sản xuất cũng cao kỷ lục, niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ tăng mạnh nhất trong gần 4 thập niên", ông Trump nói.
Ông Trump cũng đề cập đến việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao Neil Gorsuch, nói rằng chính quyền của ông "là chính quyền đầu tiên trong lịch sử chính trị hiện đại phê chuẩn một thẩm phán Tòa án tối cao ngay trong 100 ngày đầu nhiệm sở. Lần gần đây nhất kỷ lục này được xác lập là năm 1881".
Mặc dù tự hào khẳng định 100 ngày nhiệm sở của ông là một thành công lớn, song ông cũng nói rằng 100 ngày không phải là tất cả để đánh giá một tổng thống. Bản thân ông cũng thừa nhận, làm tổng thống không hề dễ dàng như ông đã nghĩ.
Trong khi đó, dư luận cho rằng, 100 ngày đầu tiên làm tổng thống của ông Trump bộc lộ quá nhiều vấn đề. Ví dụ, ông Trump đến nay vẫn chưa thể dỡ bỏ và thay thế chương trình chăm sóc y tế của chính quyền tiền nhiệm (Obamacare) như tuyên bố, quan điểm về vấn đề nhập cư của ông cũng không nhận được sự ủng hộ khi các sắc lệnh hành pháp liên tiếp vấp phải sự phản đối của tòa án.
Kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất do CNN/ORC công bố cho thấy tỷ lệ người dân ủng hộ cách thức điều hành công việc của Tổng thống Donald Trump sau 100 ngày nhậm chức chỉ đạt 44% - mức thấp nhất đối với một nhà lãnh đạo Mỹ kể từ khi cuộc thăm dò này ra đời.
Cũng theo kết quả khảo sát của CNN/ORC, phần lớn những người tham gia khảo sát (55%) cho rằng Tổng thống Trump chưa dành đủ sự quan tâm cho các vấn đề quan trọng nhất của nước Mỹ và 51% đánh giá ông chưa làm việc đủ cần mẫn để đạt được hiệu quả trong công việc. Trong khi đó, 56% cho biết Tổng thống Trump chưa làm tốt việc tập hợp đội ngũ cố vấn cấp cao trong Nhà Trắng và 52% nói rằng tỷ phú New York chưa hoàn thành các cam kết tranh cử của mình. Liên quan tới vấn đề đối ngoại, 61% nghĩ rằng các nhà lãnh đạo thế giới không dành nhiều sự tôn trọng cho Tổng thống Trump và 52% đánh giá cách tiếp cận của ông Trump đặt nước Mỹ vào các nguy cơ không đáng có.
Minh Phương
Theo The Hill
Nhật và Hàn Quốc làm gì nếu Triều Tiên tấn công? Với căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang dâng cao, khả năng một tên lửa hoặc vũ khí hạt nhân đáp xuống Hàn Quốc và Nhật trở nên ngày càng sát với hiện thực. Giữa Mỹ và Triều Tiên đã diễn ra một cuộc đấu khẩu gay gắt và liên tục sau khi Washington thông báo sẽ triển khai nhóm tàu tấn...