Chính phủ Mỹ tài trợ 500 triệu USD nghiên cứu các vaccine mới ngừa COVID-19
Ngày 13/6, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) cho biết sẽ tài trợ 500 triệu USD cho các thử nghiệm giai đoạn giữa đánh giá các vaccine phòng COVID-19 được sử dụng dưới dạng xịt qua mũi hoặc viên uống.
Người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại New York City, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Khoản tài trợ trên nằm trong khuôn khổ sáng kiến Project NextGen do Cơ quan Nghiên cứu y sinh tiên tiến và Cơ quan Phát triển (BARDA) thuộc HHS dẫn đầu. Sáng kiến trị giá 5 tỷ USD này hướng tới phát triển các loại vaccine và phương pháp điều trị tiên tiến, từ đó tăng cường khả năng cung cấp vaccine trên diện rộng hơn, tạo hiệu quả phòng ngừa COVID-19 lâu dài hơn.
NextGen đang chi 453 triệu USD cho công ty công nghệ sinh học Vaxart để thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả vaccine dạng uống ngừa COVID-19 do công ty này phát triển. Sáng kiến này cũng đang tài trợ cho hai công ty tư nhân Castlevax và Cyanvac lần lượt khoảng 34 triệu USD và 40 triệu USD để phát triển các “ứng cử viên” vaccine dạng xịt.
Mỗi cuộc thử nghiệm có sự tham gia của khoảng 10.000 tình nguyện viên. Kết quả thử nghiệm sẽ được so sánh với những vaccine đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép, dựa trên tiêu chí an toàn, hiệu quả.
HHS cho biết các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được phê duyệt trong thời gian qua đều là vaccine tiêm bắp. Mặc dù những chế phẩm sinh học này đạt hiệu quả phòng bệnh tương đối tích cực nhưng hạn chế ở khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh tại các khu vực niêm mạc như miệng, mũi và ruột, nơi được xem là “cửa ngõ” để virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể.
Thuốc phòng COVID-19 của AstraZeneca cho hiệu quả bảo vệ cao ở nhóm suy giảm miễn dịch
Liệu pháp phòng ngừa COVID-19 của AstraZeneca được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu trong giai đoạn thử nghiệm cuối.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong thông báo đưa ra ngày 16/5, AstraZeneca cho biết liệu pháp kháng thể có tác dụng lâu dài sipavibart đã cho kết quả giảm đáng kể nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng trong nhóm các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Nhóm này gồm các bệnh nhân ung thư máu, cấy ghép nội tạng, bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối cần lọc máu, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch... Nhóm bệnh nhân này chiếm 25% tổng số ca mắc COVID-19 phải nhập viện, điều trị tích cực và tử vong kể cả đã được tiêm nhiều mũi vaccine phòng bệnh.
AstraZeneca đã mua công nghệ điều chế sipavibart từ RQ Bio tháng 5/2022. Theo Phó Chủ tịch phụ trách mảng vaccine và liệu pháp miễn dịch của AstraZeneca, Iskra Reic, những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hiện có rất ít hoặc không có lựa chọn nào để được bảo vệ trước bệnh COVID-19. Nhóm này vẫn chịu nguy cơ lớn từ bệnh tật kể cả khi được tiêm phòng đầy đủ. AstraZeneca sẽ làm việc với giới chức quản lý của các nước để đưa thuốc sipavibart đến với nhóm bệnh nhân dễ chịu tổn thương này.
Thông tin về loại thuốc mới được đưa ra 1 tuần sau khi AstraZeneca buộc phải rút vaccine phòng COVID-19 của hãng khỏi thị trường với lý do đã có quá nhiều loại vaccine mới.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca là một trong những vaccine được phát triển đầu tiên và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
Vài tháng gần đây, sản phẩm của AstraZeneca trở thành tâm điểm chú ý của dư luận liên quan tác dụng phụ hiếm gặp là xuất hiện các cục máu đông và số lượng tiểu cầu trong máu thấp sau khi tiêm vaccine. Hiện AstraZeneca đang bị kiện ở Anh, trong đó hơn 50 nguyên đơn và người thân đã kiện hãng này vì chịu các tác dụng phụ của vaccine.
Vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của Moderna cho kết quả thử nghiệm tích cực Ngày 10/6, nhà sản xuất dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết trong giai đoạn thử nghiệm cuối, vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của hãng này tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn ở người từ 50 tuổi trở lên so với các mũi tiêm phòng đơn lẻ. Biểu tượng của Moderna tại trụ sở ở Norwood, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...