Chính phủ Mỹ muốn kín tiếng về Biển Đông trước khi Tập Cận Bình đến thăm?
Chính quyền Obama hiện muốn kín tiếng, lo ngại nổ ra khủng hoảng trước khi Tập Cận Bình sang, nhưng Tân Tổng thống 2016 cần sớm đánh giá lại chiến lược.
Tham mưu trưởng Hai quân My coi quan hệ hải quân Trung-Mỹ là hình mẫuQuân đội Mỹ có thể hộ tống cho tàu Philippines tiếp tế ở đá ngầm Biên ĐôngMỹ rất khó nhanh chóng mở rộng hạm đội tàu sân bay, 5 năm mua 1 chiếcMỹ không cản được Trung Quốc quân sư hoa Biên Đông thì điều tàu sân bay
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 28 tháng 8 dẫn tờ “Nhât bao Phô Wall” Mỹ ngày 26 tháng 8 đăng bài viết “Kế hoạch phòng nắng nhằm vào Trung Quốc” của tác giả Arun Friedberg.
3 tàu sân bay Mỹ tập trung ở quân cảng, trong đó tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu sân bay USS George Washington bàn giao nhiệm vụ. Thời gian tới tàu sân bay Ronald Reagan sẽ triển khai ở Nhật Bản
Chính quyền Obama rõ ràng có ý kiến không thống nhất đối với phản ứng như thế nào trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong không gian mạng và ở Biển Đông.
Cơ quan tình báo cảnh báo, trừ phi Mỹ báo thù, nếu không sẽ tiếp tục đối mặt với các cuộc tấn công mạng mang tính phá hoại do Trung Quốc tiến hành đối với Văn phòng quản lý nhân sự.
Nhưng, Chính phủ Mỹ thậm chí từ chối điểm danh Trung Quốc là đầu sỏ của hơn 2.000 file cá nhân nhạy cảm bị ăn cắp. Đồng thời, ở Biển Đông, Hải quân Mỹ có khuynh hướng áp dụng lập trường cứng rắn, trong khi đó Nhà Trắng lo ngại nổ ra khủng hoảng trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung vào tháng 9, vì vậy muốn hành sự kín tiếng.
Những tranh chấp này liên quan đên sự bất đồng về sách lược, nhưng cũng là dấu hiệu mới nhất của những cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt về chiến lược song song lâu dài của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ như thế nào trong tương lai.
Tại quân cảng, tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu sân bay USS George Washington bàn giao nhiệm vụ ở châu Á-Thái Bình Dương
Trong 1/4 thế kỷ qua, chính phủ nhiều khóa của Mỹ thông qua thương mại và ngoại giao tiếp xúc với Trung Quốc. Họ hy vọng dành một phần lợi ích cho nhà cầm quyền Trung Quốc trong trật tự quốc tế tự do hiện nay, đồng thời thúc đẩy xu thế có thể kích thích cải cách chính trị “dân chủ hóa”.
Video đang HOT
Đồng thời, Washington áp dụng biện pháp duy trì cân bằng sức mạnh có lợi ở Đông Á. Thông qua tăng cương đóng quân ở đó và hợp tác với bạn bè khu vực ngăn chặn xâm lược, Mỹ tìm cách chống lại ý đồ đe doạ của Trung Quốc, tranh thủ thời gian tiếp xúc để chiến lược đối với Trung Quốc có hiệu quả.
Tiếp xúc va kiềm chế vốn không thể tách rời, nhưng những sự kiện gần đây bắt đầu đặt ra dấu hỏi cho 2 bộ phận của chiến lược này. Từ Chiến tranh Lạnh đến nay, Trung Quốc đã giàu có và mạnh hơn nhiều, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không được “tự do hóa”, chính trị của họ trái lại trở nên “áp chế” hơn, về quân sự có tính dân tộc chủ nghĩa hơn.
Bắc Kinh cũng đã gia tăng phản đối đối với quan hệ đồng minh của Mỹ, bắt đầu xây dựng tổ chức mới và mạng lưới hạ tầng cơ sở, tìm cách tăng cường vai trò ảnh hưởng, gây thiệt hại cho lợi ích của Mỹ.
Tại lễ bàn giao nhiệm vụ hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương giữa tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ
Năm 2016, bất kỳ ai trúng cử Tổng thống trước tiên đều cần phải tiến hành đánh giá thẳng thắn đối với ưu khuyết của chính sách đối với Trung Quốc hiện nay, tiến hành khảo sát khiêm tốn đối với những lợi hại và rủi ro tiềm tàng của các phương án khác.
Quá trình này có thể tham khảo “kế hoạch phòng nắng” năm 1953. Khi đó, chính quyền Eisenhower mới nhậm chức và đội ngũ chuyên gia khu vực tư nhân nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng kinh tế, công nghệ, quân sự và ngoại giao của các loại chiến lược khác nhau đối với Liên Xô.
Nếu lấy lịch sử làm bài học, vài tháng đầu nhậm chức của Tân Tổng thống là cơ hội tốt nhất để đánh giá lại chiến lược một cách thẳng thắn, đầy đủ. Nếu không sẽ đợi đến khi khủng hoảng bùng phát mới vội vàng hoạch định chiến lược mà không cân nhắc được chu toàn.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ bàn giao nhiệm vụ hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Doãn Trác: Mỹ triển khai B-2 ở Guam để làm quen chiến trường tương lai
B-2 triển khai ở Guam có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, làm quen với chiến trường tương lai ở Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Viễn Đông-Nga...
Báo Mỹ nhắc nhở Trung Quốc cẩn thận với máy bay ném bom B-2Mỹ se thiết lập "Bộ tư lệnh máy bay ném bom" đối phó Trung QuốcQuân Mỹ mua nhiều bom thông minh chuẩn bị "ném bom Bắc Kinh"?
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc gần đây đưa tin, trang mạng tạp chí "Lơi ich quôc gia" Mỹ cho biết, Không quân Mỹ gần đây điều 3 máy bay ném bom B-2 và 225 phi công và nhân viên hậu cần mặt đất từ căn cư không quân Whiteman, bang Missouri đến căn cứ không quân Anderson ở Guam, tiến hành huấn luyện bình thường ở Thái Bình Dương.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ
Đối với vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, sau khi máy bay ném bom B-2 triển khai ở Guam, năng lực tấn công tung thâm của nó có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Hơn nữa, Mỹ tăng cường triển khai máy bay ném bom chiến lược ở Guam có mục đích là đối phó Trung Quốc.
B-2 là máy bay ném bom tiên tiến nhất của Không quân Mỹ. Trước đó, theo trang mạng tạp chí "Lơi ich quôc gia", hiện nay máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo là phi đội máy bay ném bom duy nhất có năng lực tấn công thâm nhập tầm xa của Không quân Mỹ.
Không có bất cứ máy bay nào khác có thể có năng lực cất cánh từ lãnh thổ Mỹ, rồi tấn công các mục tiêu ở khu vực khác trên Trái đất như B-2.
Bán kính tác chiến của B-2 trong tình hình không tiến hành tiếp dầu trên không là 6.000 hải lý, sau khi tiến hành tiếp dầu trên không, bán kính tác chiến của nó có thể mở rộng tới 10.000 hải lý.
Căn cư không quân Anderson cách bờ biển phía đông Trung Quốc khoảng 2.900 km. Doãn Trác cho rằng: "Sau khi máy bay ném bom B-2 triển khai ở Guam, năng lực tấn công tung thâm của nó có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc".
Theo Doãn Trác, hình thức tác chiến của B-2 chủ yếu có hai loại, một là tấn công hạt nhân, hai là tiến hành tấn công dẫn đường chính xác, hơn nữa có thể tiến hành tấn công chính xác đối với rất nhiều mục tiêu.
Doãn Trác cho rằng, hoạt động huấn luyện của máy bay ném bom B-2 sau khi triển khai ở Guam chủ yếu là để làm quen với chiến trường tương lai. Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, khu vực Viễn Đông của Nga và nội địa Trung Quốc là phương hướng chiến trường chủ yếu của nó.
Ngoài ra, B-2 vốn triển khai ở căn cứ không quân Whiteman, Mỹ, nơi đó ở trong nội địa nước Mỹ, không tồn tại vấn đề ăn mòn của sương muối đối với lớp sơn tàng hình của nó.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ tiếp dầu trên không
Sau khi triển khai ở Guam, công tác bảo dưỡng như chống ăn mòn, chống sương muối trên chiến trường biển cũng sẽ trở thành trọng điểm huấn luyện của máy bay ném bom B-2 và các nhân viên bay liên quan.
Báo chí Mỹ trước đó cho biết, bắt đầu từ năm 2014, Không quân Mỹ đã triển khai phi đội máy bay ném bom ở căn cứ không quân Anderson của Guam. Phi đội này chủ yếu gồm có các máy bay ném bom B-1 và B-52.
Mỹ luôn triển khai máy bay ném bom B-2 ở Guam, nhưng, sau khi một chiếc máy bay ném bom B-2 xảy ra sự cố động cơ vào năm 2010, Mỹ đã rút máy bay B-2 khỏi Guam.
Doãn Trác cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, trụ cột quân sự của nó chính là chiến lược nhất thể không-hải quân, tất cả tưởng định tác chiến của chiến lược này đều nhằm vào "chiến lược ngăn chặn khu vực" của Trung Quốc.
Tăng cường xây dựng Guam là một trong những chiến lược trung tâm của chiến lược nhất thể không-hải quân, làm cho nó trở thành điểm tựa chiến lược quan trọng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, trong khi đó máy bay ném bom B-2 đến Guam chính là một hành động mang tính cột mốc.
Doãn Trác cho rằng: "Lần này, Mỹ triển khai B-2 ở Guam là có ý đồ chính trị. Tăng cường triển khai máy bay ném bom chiến lược ở Guam là đồng thuận của Đảng Cộng hòa và chính quyền Đảng Dân chủ Mỹ, mục đích chủ yếu chính là nhằm vào Trung Quốc".
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Hoàn Cầu: Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu máy bay chiến đấu Trong khi đó, vị trí đứng thứ hai thế giới sẽ bảo đảm cho Nga giành được đơn đặt hàng từ các nước như Trung Quốc, Kazakhstan, Ai Cập, Việt Nam. Nga có thể công bố hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc trong tuầnMỹ để Nga rơi vào vòng tay của Trung Quốc là ...kém thông minhMáy bay Su-35 Nga tiên tiến...