Chính phủ muốn tiếp tục hạ lãi suất
Chỉ đạo của Chính phủ được đưa ra giữa bối cảnh nợ xấu mặc dù đã giảm song vẫn ở mức cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm âm và có tới gần 9.000 doanh nghiệp buộc đóng cửa.
Mức tỉ lệ nợ xấu bất ngờ được giảm xuống 6% đang gây nhiều tranh cãi.
Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013 vừa được Chính phủ ban hành ngày 7/3, các thành viên của Chính phủ đều đánh giá, tình hình kinh tế – xã hội vẫn còn khó khăn, thách thức khi lãi suất đang ở mức cao, dư nợ tín dụng giảm và nợ xấu lớn.
Mặc dù theo số liệu gần nhất, nợ xấu đã giảm từ hơn 8% xuống còn 6% song cùng với đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tới thời điểm 6/2 vẫn bị âm 0,16%, cho thấy vốn tới tay doanh nghiệp còn hạn chế.
Điều này đã khiến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, tồn kho cao ở một số ngành, số lượng doanh nghiệp giải thể không ngừng tăng. Đến 28/2/2013, cả nước đã có tới 8.600 doanh nghiệp phải đóng cửa, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập chỉ đạt con số 8.000.
Trong định hướng điều hành thời gian tới, Chính phủ yêu cầu phải khẩn trương, quyết liệt để đưa các cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đi vào cuộc sống. Trong khi đó vẫn tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ, đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành theo hướng giảm lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm 2013 (đạt 12%); bảo đảm vừa hỗ trợ sản xuất, vừa kiểm soát lạm phát.
Trên thực tế, khả năng hạ lãi suất phụ thuộc vào tình hình kiểm soát lạm phát. Xuất hiện trước báo chí thời gian gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, nếu lạm phát năm nay dưới 6% thì sẽ có cơ sở để giảm lãi suất huy động, từ đó làm tiền đề hạ lãi suất cho vay.
Video đang HOT
Tuy vậy, với chỉ đạo lần này của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ có nhiều kỳ vọng hơn trong khả năng tiếp cận vốn năm 2013 này.
Ngoài ra, cũng trong Nghị quyết của Chính phủ, cơ quan điều hành yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi và điều hành tỷ giá hợp lý; tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; cơ cấu nợ và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.
Trong đó, một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước là khẩn trương trình phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trình thành lập và quy định Điều lệ Công ty quản lý tài sản; phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo Dantri
"Lãi suất năm 2013 sẽ chỉ giảm tối đa thêm 2%"
Trong trường hợp nếu giữ được lạm phát ở mức thấp thì theo JPMorgan Chase, lãi suất chính sách cũng chỉ giảm thêm tối đa được 2%. Trong khi đó, tỷ giá ổn định, thặng dư cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai sẽ được duy trì.
Trong bối cảnh lạm phát hiện tại, dự báo năm 2013, NHNN sẽ hạn chế hơn việc giảm lãi suất chính sách.
Ngay trong phần mở đầu tại một báo cáo cập nhật về Việt Nam, JPMorgan Chase đánh giá, "trải qua nhiều năm không ổn định, với chính sách thận trọng Việt Nam đã đạt được sự ổn định kinh tế trong suốt năm 2011. Chúng tôi hi vọng điều này sẽ tiếp tục vào năm 2013 sau khi Việt Nam đặt mục tiêu có một năm thành công với lạm phát đạt mức dưới 2 con số, cán cân thương mại và cán cân thanh toán thặng dư".
Dự báo này giả định rằng mức tín dụng sẽ tăng lên chỉ 10% trong năm nay và tăng trưởng kinh tế sẽ rơi vào khoảng 5%, phản ánh mức tăng trưởng chậm lại của kinh tế Việt Nam thời gian này.
Trong khi đó, lạm phát sẽ vẫn được giữ ở mức thấp dưới 2 con số trong suốt năm. Sau mức đỉnh 23% thiết lập hồi tháng 8/2011, lạm phát đã liên tục giảm mạnh. Và theo dự doán của nhóm nghiên cứu đến từ ngân hàng Mỹ, chỉ số này sẽ có khả năng tăng cao hơn nữa vào những tháng sau. Song trong năm nay, lạm phát trung bình sẽ chỉ rơi vào khoảng 8,3%, thấp hơn mức trung bình 9,1% năm 2012 và giảm hơn một nửa so với năm 2011 là 18,7%.
Cũng theo JPMorgan, trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế hơn việc giảm lãi suất chính sách (bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất phái sinh, và tỷ lệ chiết khấu) xuống thấp hơn mức hiện tại đang là 7-9%.
Giữa bối cảnh tăng trưởng giảm tốc, JP Morgan Chase dự đoán, NHNN sẽ giảm thêm lãi suất 1% trong năm nay, mức giảm tối đa là 2%, song NHNN sẽ không cắt giảm tất cả các lãi suất chính sách cùng lúc. Do khả năng hạ lãi suất phụ thuộc vào diễn biến lạm phát. Vì vậy, không loại trừ khả năng, nếu lạm phát vẫn còn nhiều nguy cơ, duy trì mức cao thì cũng có thể, việc lãi suất hạ sẽ không xảy ra.
Lạm phát dự kiến tăng vào mạnh vào giữa năm 2013.
Tỷ giá sẽ ổn định trong năm 2013
Tại báo cáo này, JPMorgan Chase cũng đưa ra nhận xét, hiện tại mức lãi suất mà Việt Nam đang áp dụng vẫn đang cao hơn so mặt bằng chung của thế giới.
Bên cạnh đó, cán cân thương mại đã ghi nhận thặng dư lần đầu tiên vào năm 2012 sau 2 thập kỷ. Dự báo, trong năm nay, Việt Nam sẽ có thể giữ cán cân thương mại và tài khoản vãng lai thặng dư khoảng 2,7% và 2,2% GDP năm ngoái. Mức thặng dư sẽ được giữ, mặc dù có thể sẽ bị thu hẹp.
Nhờ đó, dự trữ ngoại hối vào cuối năm nay sẽ có thể được nâng lên mức 33 tỷ USD, tương ứng với 3 tháng nhập khẩu, tăng so mức 24 tỷ USD (hay 2,5 tháng nhập khẩu) đã đạt được năm 2012.
Dự trữ ngoại tệ sẽ được tăng cường.
Sự kết hợp giữa mức lãi suất hấp dẫn và cán cân thanh toán thặng dư sẽ mang lại sự ổn định cho VNĐ. Tất nhiên, không loại trừ trường hợp, nếu tình hình tăng trưởng tồi tệ hơn, Chính phủ có thể làm yếu tiền Đồng để hỗ trợ xuất khẩu. Dù vậy, JPMorgan Chase vẫn cho rằng, VNĐ sẽ ổn định trong năm nay, mức rớt giá cùng lắm sẽ khoảng 3%.
Nan giải bài toán ngân hàng
Đánh giá về khu vực ngân hàng của Việt Nam hiện nay, JPMorgan Chase cho rằng, đây vẫn là một bài toán khó giải quyết.
Cho đến nay, những tổn thất thực sự trong ngành ngân hàng vẫn là một dấu hỏi chưa có câu trả lời. "May mắn cho Việt Nam, hầu hết nợ xấu đều tồn tại dưới dạng nội tệ. Lợi ích của việc này là NHNN vẫn là người cho vay trong tình huống xấu nhất. Như vậy, không có mối lo ngại nào về khủng hoảng ngoại hối" - trích báo cáo.
Hơn nữa, chiếm 50%GDP, nợ công vẫn đang còn ở mức thấp đủ để đương đầu với những rủi ro tài chính. Giả định rằng tỷ lệ nợ xấu là 15% và khả năng thu lại những khoản vay khó đòi là ở mức 0, JPMorgan Chase tính toán, như vậy nợ công vẫn ở mức 70% GDP. "Con số đó đáng lo ngại nhưng chưa tới mức tồi tệ" - theo đánh giá của ngân hàng Mỹ.
Chính phủ đang thành lập công ty quản lý tài sản và mua bán nợ xấu (AMC), tuy nhiên, thông tin cụ thể về công ty này vẫn chưa được sáng tỏ. Và vì khối ngân hàng cần nhiều thời gian cho việc tái cơ cấu nên JPMorgan Chase cho rằng, nền kinh tế Việt Nam trong năm nay cũng như vài năm tới sẽ còn tăng trưởng chậm.
Theo đánh giá của JPMorgan Chase, sự cải thiện trong môi trường kinh tế vĩ mô là một tín hiệu tốt trong khía cạnh giảm thiểu rủi ro nhưng cũng là một dấu hiệu không tốt khi mà những hoạt động kinh tế diễn ra với tốc độ chậm chạp. Điều đó thể hiện ở tăng trưởng tín dụng với mức trung bình 30% trong vòng 7 năm liên đã đột ngột giảm xuống 12% trong năm 2011, 9 % trong năm 2012. Đến tháng 2 năm nay, NHNN tiếp tục cho biết, tăng trưởng tín dụng thậm chí đã xuống mức âm 0,2%.
Điểm yếu tăng trưởng tín dụng đã được phản ánh thông qua con số tốc độ tăng trưởng GDP thấp, chỉ đạt 5% vào năm 2012 và dự báo cũng chỉ nhích lên 5,2% trong năm 2013 này. Tuy so với mức trung bình thế giới là khá ấn tượng, nhưng thấp hơn so với mức 7-8% năm 2009 trở về trước.
Theo Dantri
Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng Theo dự thảo về quyết định mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Chính phủ vừa công bố ngày 24.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá mua, bán vàng miếngvới các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép. Sử dụng tiền cung ứng mua vàng bổ sung dự trữ ngoại hối và để bán...