Chính phủ mới tại Pháp “thoát hiểm” gang tấc
Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ.
Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích
Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp ngày 16/9 đã bỏ phiếu với tỉ lệ 269 phiếu thuận, 244 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu về các chính sách của chính phủ.
Trước đó thủ tướng Valls đã bảo vệ những cải cách mà nội các của ông đưa ra, cho rằng nó không nhằm mục đích hủy hoại phúc lợi xã hội.
Theo kết quả thăm dò dư luận, hiện tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Francois Hollande chỉ còn 13%, với gần 2/3 số người được hỏi muốn ông từ chức.
Uy tín của ông Hollande đã bị giảm sút do sự bất đồng trong nội các, và bị chỉ trích trong một cuốn sách do cựu đệ nhất phu nhân Valerie Trierweiler xuất bản.
Ông cũng đối mặt với sự trở lại chính trường của cựu Tổng thống theo đường lối trung tả Nicolas Sarkozy.
Video đang HOT
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua do chính thủ tướng Valls đề nghị thực hiện, nhằm vận động sự ủng hộ đối với các kế hoạch kinh tế của chính phủ, và cũng là để loại bỏ những người đối lập trong nội bộ đảng mình.
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, ông Valls thừa nhận nội các đã đánh mất sự tin cậy của nhiều cử tri. “Tôi biết công chúng pháp không còn tin vào chúng tôi – họ đã chán trường với những bất ngờ chính trị trong vài tuần qua; điều này thật đáng xấu hổ”, ông Valls nói. “Nhưng nhiệm vụ duy nhất của tôi đó là tiến lên phía trước và quản lý”.
Tâm điểm của những tranh cãi chính trị hiện tại là kế hoạch cắt giảm chi tiêu và các chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp, vốn đã gây bất đồng sâu sắc trong đảng Xã hội Pháp. Nhiều nghị sỹ cảnh tả trong đảng này đã đe dọa bỏ phiếu trắng trước cuộc bỏ phiếu.
Ngoài tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10% cùng tăng trưởng kinh tế èo uột, chính phủ Pháp còn đang phải thừa nhận rằng họ sẽ không thể đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần cho phép của EU trước năm 2017.
Trong khi đó, dự kiến cuối tuần này, ông Sarkozy sẽ trở lại chính trường, với mục tiêu lãnh đạo đảng UMP đối lập trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017.
Các nguồn tin cho biết ông Sarkozy quyết định trở lại do “sự yếu kém” của Tổng thống Francois Hollande, cũng như sự thiếu vắng một lãnh đạo cho phe đối lập, trong khi đảng Mặt trận dân tộc đang ngày càng nổi lên.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Cựu Tổng thống Sarkozy bị bắt: Âm mưu đen tối?
Nghi ngờ về một "âm mưu đen tối" đang gia tăng sau khi cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị bắt giữ vào đúng thời điểm ông đang hướng tới cuộc chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2017.
Lực lượng ủng hộ ông Nicolas Sarkozy đã có những hành động rất đáng ngờ trong thời gian ông bị giam giữ.
Theo những dự đoán chính trị gần đây nhất, cựu Tổng thống đã lên kế hoạch cho sự trở lại đang rất được mong đợi vào tháng 8 tới đây.
Sau vụ bê bối khiến nhà lãnh đạo Jean-Francois Cope phải từ chức, đảng trung hữu UMP đang gặp nhiều rắc rối và đây là thời cơ chín muồi để một vị cứu tinh xuất hiện.
Tháng 11 tới, một Đại hội của Đảng UMP sắp sửa diễn ra càng minh chứng rõ ràng hơn cho việc ông Sarkozy sẽ trở thành chủ tịch của đảng này.
Đối với những người ủng hộ ông Sarkozy, không một nhà lãnh đạo UMP nào - không phải Francois Fillon cũng không phải Alain Juppe - có thể chống lại vị cựu Tổng thống.
Và sau đó, theo đúng kế hoạch lớn, ông Sarkozy sẽ khởi động chiến dịch hành lang vào năm 2015 với các chính sách mới và đưa ra cả một tên mới cho đảng, điều đó sẽ giúp ông quay lại điện Elysee vào 2 năm sau đó.
Tuy nhiên dường như kế hoạch đã tiêu tan khi ông Sarkozy vướng vào cáo buộc pháp lý liên quan chủ yếu xoay quanh hoạt động quyên tiền cho chiến dịch vận động tranh cử đã giúp ông đứng lên vị trí cao nhất nước Pháp hồi năm 2007.
Việc bị bắt giữ như một đòn giáng mạnh vào nỗ lực chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017 của ông Nicolas Sarkozy
Ông Sarkozy là một tội phạm bị cảnh sát bắt giữ và làm các thủ tục như những tội phạm thông thường khác. Mặc dù ông được đối đãi tử tế hơn nhưng đó vẫn là một sự sỉ nhục lớn đối với vị cựu Tổng thống Pháp.
Vụ việc lần này khiến ông Sarkozy trở thành một "tên tội phạm" đúng nghĩa trong mắt người dân Pháp.
Điều đáng nói ở đây là ông Sarkozy đã làm cách nào để sử dụng tầm ảnh hưởng của mình tác động lên Tòa Phúc thẩm tối cao trong khi những người được cho là tay trong của ông tại Tòa Phúc thẩm không có vai trò gì trong các cuộc điều tra? Bên cạnh đó, việc một vị thẩm phán bị cáo buộc là người đã làm lộ thông tin mật cho ông Sarkozy để đổi lấy một vị trí có danh tiếng ở Monaco cũng chưa được xác minh.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là việc cơ quan điều tra nghe lén các cuộc điện thoại của ông Sarkozy là đúng hay sai và liệu có bị xử lý?
Theo một nguồn thông tin chưa xác thực, tất cả những sự việc trên đều là "âm mưu" của điện Elysee do Tổng thống đương nhiệm Hollande bày ra vì lo sợ sự trở lại của đối thủ đáng gờm. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là suy đoán dựa trên những nghi ngờ và giả thuyết chưa được xác minh.
Theo Khampha
Sarkozy là người thế nào? Làm tổng thống Pháp nhưng lại bị đánh giá là không đại diện cho giá trị tinh thần của người Pháp. Xem ra con đường tái tranh cử của ông Sarkozy vào năm 2017 sẽ vô cùng khó khăn. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, năm 2009 tại Bruxelles Tự nhận là một De Gaulle mới, sau khi đắc cử tháng 5/2007 (Tổng...