Chính phủ Lào ‘bật đèn xanh’ cho dự án điện gió 1.200 MW ở miền Trung
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á, Chính phủ Lào vừa ký Thỏa thuận phát triển dự án điện gió có công suất lên tới 1.200 MW tại huyện Sepon, thuộc tỉnh Savannakhet (Trung Lào), giáp giới với Việt Nam.
Truyền thông Lào đánh giá đây không chỉ là dự án điện gió lớn nhất tại quốc gia này tính tới thời điểm hiện nay, mà còn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới năng lượng sạch và phát triển bền vững của Lào.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD được ký giữa Chính phủ Lào với Công ty TNHH Năng lượng Tái tạo Savan Vayu (SVARE), sản xuất điện không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước, mà còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực.
Dự kiến, khi đi vào hoạt động trong đầu năm 2026, dự án sẽ giúp tạo ra năng lượng sạch và góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, tạo ra cơ hội việc làm đáng kể trong suốt quá trình xây dựng và vận hành, mà còn giúp tăng cường đáng kể năng lực năng lượng tái tạo của Lào và góp phần hiện thực hóa mục tiêu năng lượng tái tạo mà nước này đã đề ra vào năm 2030.
Video đang HOT
Dự án trên là một trong nhiều dự án năng lượng tái tạo được Chính phủ Lào ký với các đối tác phát triển trong những năm gần đây, nhằm phát triển năng lượng sạch, phục vụ mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và đáp ứng mục tiêu nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính của nước này xuống bằng 0 vào năm 2050.
Lào có chính sách năng lượng định hướng xuất khẩu và kỳ vọng sẽ trở thành “bình ắc quy” của Đông Nam Á trong tương lai gần thông qua việc tăng cường xuất khẩu điện năng sang các nước láng giềng và tăng cường phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Để đạt được mục tiêu trên, trong nhiều năm qua, Chính phủ Lào đã tích cực tập trung phát triển nguồn điện, cơ sở hạ tầng liên quan… Số liệu của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào công bố vào cuối năm 2023 cho thấy, nước này hiện có 94 nhà máy sản xuất điện, với tổng công suất lắp đặt hơn 11.600 MW, trong đó có 81 nhà máy thủy điện, số còn lại là các nhà máy nhiệt điện, điện Mặt Trời, sinh khối…
Hiện khoảng 80% điện năng sản xuất tại Lào được bán cho các nước láng giềng gồm Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam, Campuchia và Singapore, trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai thị trường nhập khẩu điện lớn nhất của Lào.
Lào hướng tới trở thành nhà cung cấp năng lượng xanh cho khu vực
Nằm trong xu hướng phát triển năng lượng sạch, Chính phủ Lào đang chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu, hướng tới việc trở thành nhà cung cấp năng lượng xanh của khu vực Đông Nam Á.
Đại diện chính phủ Lào (phải) đang trao đổi MOU với Đại diện Công ty TNHH Tài nguyên Tái tạo và Đầu tư Naseng Wayo. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, để hiện thực hóa mục tiêu này, tối 13/11, tại thủ đô Viêng Chăn, đã diễn ra lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về nghiên cứu khả thi việc phát triển các nhà máy điện gió tại tỉnh Savannakhet, dự án trạm biến áp và đường truyền tải 500kV kết nối các nhà máy điện năng lượng tái tạo ở tỉnh Savannakhet, Trung Lào với các nước láng giềng giữa đại diện Chính phủ Lào và Công ty TNHH Tài nguyên Tái tạo và Đầu tư Naseng Wayo, một công ty được thành lập tại Lào, liên kết với UPC Renewables của Mỹ.
Theo MOU nói trên, các công ty Naseng-Wayo và UPC Renewables được Chính phủ Lào phê duyệt việc nghiên cứu và tìm hiểu khả năng phát triển các dự án năng lượng gió ở các huyện Phin, Vilabouly và Atsaphone tại tỉnh Savannakhet, phát triển các trạm biến áp 500kV và đường dây truyền tải điện kết nối tới các nước láng giềng phục vụ cho mục đích mua bán điện.
Đây chỉ là một trong nhiều dự án năng lượng tái tạo được Chính phủ Lào ký với các đối tác phát triển trong những năm gần đây nhằm phát triển năng lượng sạch, phục vụ mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và đáp ứng mục tiêu nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính của nước này xuống bằng 0 vào năm 2050.
Đại diện chính phủ Lào (phải) đang trao đổi MOU với Đại diện Công ty TNHH Tài nguyên Tái tạo và Đầu tư Naseng Wayo. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Cuối tuần vừa qua, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cũng đã tham dự buổi lễ lắp đặt turbine đầu tiên của Dự án điện gió gió mùa công suất 600MW, tại huyện Dakcheung, tỉnh Xekong, Nam Lào, tiếp giáp với Việt Nam. Đây là nhà máy điện gió được cho là có quy mô lớn nhất Đông Nam Á hiện nay với 133 turbine gió, chi phí đầu tư ước khoảng 900 triệu USD.
Dự kiến, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2025, đây sẽ là dự án năng lượng tái tạo đầu tiên được cung cấp xuyên biên giới tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi điện sản xuất tại nhà máy này sẽ được xuất khẩu.
Thủy điện hiện chiếm khoảng 70% tổng sản lượng điện ở Lào và quốc gia này có khoảng 10 dự án điện gió trên đất liền với tổng công suất thiết kế 3,6 GW đang trong giai đoạn lập kế hoạch.
Là quốc gia nội lục, Lào có chính sách năng lượng định hướng xuất khẩu và nước này hiện là một trong những nhà xuất khẩu thủy điện lớn nhất châu Á.
Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Khoảng 80% điện năng sản xuất tại Lào hiện nay được bán cho các nước láng giềng là Thái Lan và Việt Nam. Năm 2022, Lào cũng đã bắt đầu xuất khẩu điện sang Singapore và tháng 1/2023, đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải để bán điện cho Campuchia.
Thế giới hướng tới những mục tiêu tham vọng về năng lượng tái tạo Nhằm hướng tới mục tiêu tham vọng về khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch và tăng mạnh tỷ trọng nguồn năng lượng này. Mặc dù đã có những bước tiến lớn về công nghệ giúp chi phí giảm mạnh trong những năm gần đây, quá trình chuyển đổi năng lượng vẫn...