Chính phủ lâm thời Syria tiết lộ kế hoạch phát triển đất nước
Chính phủ lâm thời Syria đang nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế sâu rộng nhằm ổn định đất nước sau nhiều năm nội chiến.
Những người bán hàng rong bày bán hàng hóa của họ dọc theo một con phố ở Damascus, Syria, ngày 16/12/2024. Ảnh: THX
Theo ông Maher Khalil al-Hassan, Quyền Bộ trưởng Thương mại chính phủ lâm thời Syria, kho dự trữ chiến lược các mặt hàng thiết yếu của Syria hiện đủ đáp ứng nhu cầu trong vòng 6 tháng tới.
Phát biểu với kênh Al Arabiya ngày 19/12 (giờ địa phương), ông Hassan cho biết chính phủ dự kiến sửa đổi luật thương mại và giảm thuế nhập khẩu nhằm phục hồi thị trường trong nước. Những thay đổi này sẽ giúp giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính quyền cũng đang xem xét việc tăng lương tới 400% và tự do hóa một số mặt hàng chiến lược để hạn chế đầu cơ. Ông Hassan bày tỏ hy vọng rằng những cải cách này sẽ không chỉ giúp ổn định nền kinh tế mà còn nâng cao mức sống cho người dân Syria.
Liên quan tới tình hình Syria, ngày 19/12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đưa ra cam kết hỗ trợ Syria tái thiết và hướng tới một tương lai hòa bình sau khi chính phủ của ông Bashar al-Assad sụp đổ.
Trong một tuyên bố chung, EU khẳng định sẽ xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế sâu rộng, áp đặt trong thời kỳ chính quyền của ông Assad, và chuyển hướng sang viện trợ tái thiết.
Video đang HOT
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt cần được thực hiện “nhanh chóng và kịp thời”. Ông nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Syria, đồng thời cảnh báo EU không nên “bị dẫn dắt bởi những hy vọng hão huyền”.
Lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS), lực lượng mới nắm quyền ở Syria, đang chịu sự giám sát chặt chẽ từ EU. HTS, vốn bị Liên hợp quốc coi là tổ chức khủng bố, cho biết họ muốn đại diện cho toàn bộ Syria.
Tuy nhiên, hiện tại, HTS chỉ kiểm soát một phần lãnh thổ, trong khi các khu vực khác do lực lượng người Kurd và các phe phái khác nắm giữ.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo kêu gọi EU làm việc với HTS để đảm bảo họ chịu trách nhiệm trong quá trình chuyển giao quyền lực. “EU cần yêu cầu họ thực hiện đúng cam kết, đồng thời tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria”, ông De Croo nói.
Thủ tướng Ireland Simon Harris cũng cho rằng EU cần đánh giá HTS dựa trên hành động thực tế thay vì lời nói. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về vai trò của HTS trong việc lãnh đạo đất nước.
Các nhà lãnh đạo EU hy vọng rằng Syria dưới chính quyền mới sẽ trở thành một quốc gia an toàn, qua đó mở đường cho việc từ chối đơn xin tị nạn và trục xuất người Syria đang sống tại EU.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Scholz khẳng định những người Syria đã hòa nhập tốt tại Đức, có việc làm và nói tiếng Đức sẽ được phép ở lại bất kể tình hình trong nước thay đổi ra sao.
EU cũng có kế hoạch tăng cường sự hiện diện ngoại giao tại Syria để hỗ trợ quá trình tái thiết. Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa cho biết EU sẽ mở rộng các hoạt động ngoại giao tại Damascus để thúc đẩy hợp tác với chính quyền mới.
Những bước đi này không chỉ nhằm hỗ trợ Syria khôi phục sau chiến tranh mà còn giúp EU bảo vệ lợi ích chiến lược trong khu vực.
Đằng sau việc Saudi Arabia bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Syria sau hơn một thập kỷ
Đây động thái mới nhất trong quá trình bình thường hóa giữa Saudi Arabia với Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammad bin Salman Al Saud. Ảnh: SANA
Saudi Arabia đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Syria vào ngày 26/5, động thái mới nhất trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Riyadh với Damascus vốn đang gặp nhiều trở ngại.
Hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia là SPA cho biết đại sứ mới tại Syria sẽ là Faisal Al Mujfel. Ông Mujfel hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Riyadh đã đi đầu trong nỗ lực của thế giới Arab vào năm ngoái nhằm xây dựng lại mối quan hệ với Tổng thống Syria Bashar Al Assad, vốn hầu như đã bị cắt đứt sau cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Saudi Arabia đã đóng cửa đại sứ quán ở Damascus vào năm 2012 và mở cửa trở lại vào năm nay.
Việc Saudi Arabia xích lại gần Syria được Nga hậu thuẫn nhưng không có sự ủng hộ của Mỹ.
Một vấn đề lớn đặt ra cho mối quan hệ giữa hai nước là dòng ma túy chảy từ các khu vực biên giới.
Trong sáu năm qua, Jordan đã trở thành trung gian chính cho ma túy chảy vào Saudi Arabia, đặc biệt là amphetamine Captagon (chất kích thích amphetamine gây nghiện được sản xuất hàng loạt ở Syria). Các quan chức Saudi Arabia cho biết Captagon chủ yếu có nguồn gốc từ các khu vực ở miền nam Syria.
Do đó, việc ngăn chặn dòng chảy "ma dược" này là một trong những mục tiêu chính của nỗ lực bình thường hóa toàn khu vực với Tổng thống Assad, người được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab ở Jeddah vào tháng 5 năm ngoái.
Nhưng không có dòng tài chính đáng kể nào của vùng Vịnh đổ vào việc tái thiết đất nước bị xung đột tàn phá này.
Ông Assad đã phủ nhận chính quyền Syria có liên quan đến việc kinh doanh ma túy và đổ lỗi cho các quốc gia láng giềng.
Jordan đã tăng cường an ninh và giám sát ở biên giới với miền nam Syria, với sự giúp đỡ của Mỹ và các đồng minh phương Tây khác liên quan đến vấn đề trên.
Các nhà chức trách ở Amman chưa đưa ra bất kỳ số liệu nào về khối lượng ma túy nhập khẩu hoặc chi tiết số lượng ma túy được vận chuyển đến Saudi Arabia, nơi được nhiều người coi là thị trường chính của Captagon.
Ông Trump: Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau chiến dịch lật đổ Tổng thống Syria Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Ankara đứng sau chính biến ở Syria dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Bashar al-Assad. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng vào ngày 13/11/2019 (Ảnh: Reuters). Phát biểu trong cuộc họp báo hôm...