Chính phủ lâm thời Peru bổ nhiệm 4 bộ trưởng mới
Tổng thống lâm thời Peru Dina Boluarte ngày 23/4 tuyên bố bổ nhiệm 4 bộ trưởng mới – một động thái bất ngờ của chính phủ lâm thời tại quốc gia Nam Mỹ.
Tổng thống Peru Dina Boluarte phát biểu trong cuộc họp báo ở Lima. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đó, ông Daniel Maurate được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp; ông Antonio Varela làm Bộ trưởng Việc làm; bà Magned Marquez làm Bộ trưởng Giáo dục và ông Juan Carlos Mathews làm Bộ trưởng Ngoại thương.
Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị- xã hội nghiêm trọng sau khi Tổng thống Pedro Castillo bị Quốc hội phế truất và sau đó bị bắt giữ vào đầu tháng 12/2022, mở đường cho bà Boluarte đảm nhận vai trò Tổng thống lâm thời.
Video đang HOT
Những diễn biến này đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình xảy ra kể từ đầu năm đến nay, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Trong số những người thương vong có cả cảnh sát.
Những người biểu tình yêu cầu bà Boluarte từ chức, trả tự do cho ông Castillo, đóng cửa Quốc hội, triệu tập Hội đồng lập hiến, ban hành hiến pháp mới và tiến hành bầu cử sớm.
Trước sức ép từ làn sóng biểu tình, Quốc hội Peru đã bỏ phiếu thông qua dự luật tiến hành bầu cử vào tháng 4/2024, sớm hơn 2 năm so với quy định. Tổng thống lâm thời Dina Boluarte thậm chí còn đề nghị tổ chức các cuộc bầu cử vào tháng 12 năm nay nhằm hạ nhiệt tình hình căng thẳng.
Quốc hội Peru không đạt được nhất trí về bầu cử sớm
Các nhà lập pháp Peru ngày 31/1 lại một lần nữa không đạt được thỏa thuận về tổ chức cuộc bầu cử sớm vào năm 2023 nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực kéo dài nhiều tuần qua, đẩy quốc gia Nam Mỹ này rơi vào đình trệ.
Các nhà lập pháp Peru dự phiên họp toàn thể, thảo luận về tổ chức bầu cử sớm tại Lima ngày 31/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, tài khoản chính thức của Quốc hội Peru thông báo: "Phiên họp toàn thể bị đình chỉ và sẽ được nối lại vào ngày 1/2 lúc 11h (giờ địa phương)".
Quốc hội Peru ra quyết định trên sau cuộc thảo luận ngày 31/1 về đề xuất bầu cử sớm. Trong khi các nhà lập pháp thảo luận, những người biểu tình đã tập trung tiến hành các cuộc biểu tình mới ở khu vực trung tâm của thủ đô Lima, chỉ cách tòa nhà Quốc hội vài tòa nhà.
Hôm 29/1, Tổng thống Peru Dina Boluarte tuyên bố sẽ thúc đẩy cải cách Hiến pháp cho phép tổ chức vòng bỏ phiếu đầu tiên vào tháng 10 và vòng hai vào tháng 12 nếu Quốc hội không thông qua đề xuất tổ chức bầu cử sớm.
Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội nghiêm trọng kể từ ngày 7/12/2022 khi Tổng thống nước này lúc đó là ông Pedro Castillo bị Quốc hội phế truất và bị bắt giữ, mở đường cho bà Boluarte lên đảm nhận chức Tổng thống lâm thời.
Những người ủng hộ ông Castillo yêu cầu bà Boluarte từ chức và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Họ đã xuống đường biểu tình, phong tỏa các tuyến đường cao tốc, ảnh hưởng tới hoạt động vận tải cung ứng lương thực, nhiên liệu và các loại nhu yếu phẩm. Khoảng 50 người, trong đó có cảnh sát, đã bị thiệt mạng, hơn 500 người bị thương và hơn 320 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình những tuần qua.
Tổng thống Boluarte đã hối thúc Quốc hội hành động để chấm dứt tình trạng trên. Tháng trước, các nghị sĩ Peru đã nhất trí tổ chức bầu cử vào tháng 4/2024, tức là sớm hơn 2 năm so với luật định. Tuy nhiên, trong bối cảnh làn sóng biểu tình không có dấu hiệu lắng dịu, Tổng thống Boluarte đề xuất bầu cử trong năm nay "để có thể lấy lại lòng tin của người dân".
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Peru, 73% số người được hỏi cho biết muốn cuộc bầu cử được tổ chức trong năm nay.
Tổng thống Peru yêu cầu Quốc hội tổ chức bầu cử sớm Ngày 27/1, Tổng thống Peru Dina Boluarte đã kêu gọi Quốc hội nước này tổ chức bầu cử sớm nhằm hạ nhiệt tình hình căng thẳng chính trị hiện nay và ngăn chặn làn sóng biểu tình phản đối chính phủ lâm thời. Tổng thống Peru Dina Boluarte phát biểu trong cuộc họp báo ở Lima ngày 24/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN...