Chính phủ Indonesia cho phép nhập khẩu 200.000 tấn gạo
Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas) Arief Prasetyo Adi cho biết chính phủ nước này đã cho phép nhập khẩu 200.000 tấn gạo trong bối cảnh lượng dự trữ mặt hàng này đã giảm xuống mức thấp.
Ngày 6/12, phát biểu sau phiên họp nội các toàn thể tại Phủ tổng thống ở Jakarta, ông Arief cho hay: “Lương thực dự trữ phải đầy đủ và không được phân phối tự do mà chỉ được sử dụng cho một số hoạt động của chính phủ”.
Cụ thể, theo ông Arief, lượng gạo dự trữ được nhập khẩu sẽ chỉ được sử dụng trong một số điều kiện như giảm nhẹ thiên tai, bình ổn thị trường và một số hoạt động khác của chính phủ. Gạo nhập khẩu sẽ được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn rò rỉ ra thị trường.
Ông Arief không đề cập đến nguồn gốc gạo nhập khẩu, đồng thời đảm bảo rằng gạo nhập khẩu sẽ không gây trở ngại cho nông dân địa phương.
Theo đó, Bapanas sẽ liên tục theo dõi và duy trì giá ngũ cốc và gạo sản xuất trong nước ở mức giá hợp lý. Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto thông báo Chính phủ Indonesia (In-đô-nê-xi-a) sẽ thu xếp các khoản vay lãi suất thấp cho 2 công ty lương thực nhà nước là Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) và PT RNI Persero (ID Food) để đảm bảo duy trì nguồn dự trữ lương thực quốc gia.
Video đang HOT
Ông Airlangga cho hay Chính phủ đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính xây dựng cơ chế cho các khoản vay dành cho Bulog và ID Food với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Trong cuộc họp nội các ngày 6/12, Tổng thống Joko Widodo cũng chỉ đạo các Bộ và cơ quan liên quan tăng dự trữ quốc gia, không chỉ đối với gạo mà tất cả các mặt hàng khác.
Theo ông Airlangga, điều này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ bất ổn kinh tế trong năm 2023 với các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính và sụt giảm xuất khẩu. Kho dự trữ quốc gia sẽ phải bổ sung thêm tất cả các mặt hàng, bao gồm gạo, ngô, đậu tương, hẹ, tỏi, thịt bò, thịt gà, trứng, đường ăn, dầu ăn và ớt.
Trước đó ngày 23/11, Chủ tịch – Tổng giám đốc Bulog, ông Budi Waseso cho biết chính phủ đã giao nhiệm vụ cho cơ quan này nhập khẩu gạo để đảm bảo kho dự trữ quốc gia, hiện chỉ còn 594.000 tấn. Theo chỉ thị này, Bulog được giao nhiệm vụ mua 500.000 tấn gạo từ thị trường trong nước và nhập khẩu 500.000 tấn để đảm bảo kho dự trữ quốc gia.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vượt kỷ lục
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%; nhập khẩu khoảng 41,22 tỷ USD, tăng 6,9%.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh (tư liệu): Danh Lam/TTXVN
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt 7,82 tỷ USD, tăng 47,8%. Như vậy, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng năm 2022 đã vượt con số kỷ lục của năm 2021 là 48,6 tỷ USD.
Tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước trên 4,27 tỷ USD, giảm 4,8% so với tháng 11/2021 và giảm 0,2% so với tháng 10/2022. Trong số đó, nhóm nông sản chính 2,13 tỷ USD, tăng 10,3% so tháng 11/2021; lâm sản chính gần 1,2 tỷ USD, giảm 15,2%; thủy sản 750 triệu USD, giảm 17,5% và chăn nuôi 31,7 triệu USD, giảm 13,5%...
Tính chung 11 tháng năm 2022, nhóm nông sản chính xuất khẩu được trên 20,73 tỷ USD, tăng 6,6%; lâm sản chính khoảng 15,59 tỷ USD, tăng 8,2%; thủy sản đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27%; chăn nuôi 361,4 triệu USD, giảm 8,4%; đầu vào sản xuất trên 2,2 tỷ USD, tăng 38,1%.
Đến nay, ngành nông nghiệp có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái như: cà phê trên 3,5 tỷ USD (tăng 31,5%); cao su trên 2,9 tỷ USD (tăng 3%); gạo trên 3,2 tỷ USD (tăng 6,9%); hồ tiêu 895 triệu USD (tăng 3,2%); sắn và sản phẩm sắn trên 1,2 tỷ USD (tăng 16,4%), cá tra 2,2 tỷ USD (tăn gần 62%), tôm 4,1 tỷ USD (tăng 14,6%), gỗ và sản phẩm gỗ 14,6 tỷ USD (tăng 9%)...
Về thị trường xuất khẩu, các thị trường châu Á chiếm 44,7% thị phần, châu Mỹ 27, 4%, châu Âu 11,3%, châu Đại Dương 1,7% và châu Phi 1,7%.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 12,3 tỷ USD, chiếm 25% thị phần. Đứng thứ 2 là Trung Quốc khoảng 9,3 tỷ USD, chiếm 18,9% thị phần; thứ 3 là Nhật Bản với giá trị đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 7,9%...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc chưa bỏ hoàn toàn chính sách "Zero COVID", đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như đồng Baht của Thái Lan mất giá hơn so với VNĐ và đồng USD, nên Trung Quốc đang có xu hướng nhập khẩu nhiều các sản phẩm của Thái Lan hơn.
Mới đây, quả bưởi tươi (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sau quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa... Đây là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu bưởi Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cho biết, Bộ tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng và các yêu cầu tạm thời đối với chanh leo sang Trung Quốc; yêu cầu nhập khẩu đối với bưởi xuất sang Hoa Kỳ cho các tổ chức các nhân liên quan tại các đại phương.
Đặc biệt, Bộ đàm phán các nội dung kỹ thuật để sớm ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài xuất khẩu sang Trung Quốc; đồng thời phối hợp kiểm tra trực tuyến hàng tuần với Tổng cục Hải quan Trung Quốc đối với mặt hàng chuối và sầu riêng. Đồng thời, đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Australia, New Zealand...
Các đơn vị chuyên môn làm việc với thanh tra kiểm dịch thực vật Nhật Bản sang kiểm tra các cơ sở xử lý thanh long, xoài, nhãn của Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp kiểm dịch động thực vật mới của Việt Nam đã thông báo với WTO. Cùng đó, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan liên quan đến Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng ước trên 41,22 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 25,21 tỷ USD, tăng 3,9%; nhóm hàng thủy sản ước 2,5 tỷ USD, tăng 39,7%; nhóm lâm sản chính 2,89 tỷ USD, tăng 4%; nhóm sản phẩm chăn nuôi trên 3 tỷ USD, giảm 3,2%...
Bộ Công Thương: Hai kịch bản phân giao xăng dầu tối thiểu năm 2023 Phương án phân giao xăng dầu năm 2023 đưa ra kịch bản 1 tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 nghìn m3, tấn và kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 nghìn m3, tấn. Bộ Công Thương họp bàn về phương án phân giao xăng dầu năm 2023. (Ảnh: PV/Vietnam ) Tại cuộc họp...