Chính phủ “hứa” siết chặt kỷ cương trong tố tụng hành chính
Quốc hội từng yêu cầu chấm dứt việc không chấp hành các bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhưng hiện vẫn còn 33 bản án chưa thi hành xong …
Kết quả giám sát được Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội công bố hồi cuối tháng 8 vừa qua cho thấy chủ tịch uỷ ban nhân dân ngày càng lười đến toà khi dân kiện chính quyền nhưng khi bị tuyên thua kiện thì lại không chấp hành bản án có hiệu lực.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, yêu cầu chấp hành nghiêm việc đối thoại, tham gia phiên tòa theo đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính…
Đây là khẳng định của Chính phủ tại báo cáo gửi đến Quốc hội, thực hiện nghị quyết số 55/2017/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4.
Nghị quyết này giao Chính phủ chỉ đạo ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân có liên quan thực hiện đúng quy định tại điều 60 của Luật Tố tụng hành chính, chấm dứt việc không chấp hành các bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Tuy nhiên, kết quả giám sát được Uỷ ban Tư pháp Quốc hội công bố hồi cuối tháng 8 vừa qua cho thấy chủ tịch uỷ ban nhân dân ngày càng lười đến toà khi dân kiện chính quyền nhưng khi bị tuyên thua kiện thì lại không chấp hành bản án có hiệu lực.
Điển hình như ở Tp.HCM, 3 năm có 260 vụ, lãnh đạo uỷ ban nhân dân không tham gia đối thoại bất cứ một vụ nào, cũng không tham gia phiên tòa.
Hay như tại thành phố Hà Nội, trong 3 năm, Toà án nhân dân thành phố xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố tham gia tố tụng.
Gửi báo cáo đến Quốc hội, Chính phủ “hứa” sẽ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính, hành vi hành chính hành chính bị khởi kiện tại tòa án phải chấp hành nghiêm việc đối thoại, tham gia phiên tòa theo đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Coi việc đối thoại, trực tiếp tham gia phiên tòa là một trong những giải pháp quan trọng để cơ quan hành chính thông qua đó sớm giải quyết dứt điểm vụ việc.
Video đang HOT
Tại kỳ họp thứ 4 đại biểu Quốc hội cũng chất vấn Thủ tướng việc thi hành 85 bản án, quyết định của tòa án nhân dân về vụ án hành chính chưa được thi hành xong.
Báo cáo cho biết kết quả rà soát tính đến ngày 15/9/2018 đã thi hành xong 52/85 bản án, trong đó có 25 bản án thuộc trách nhiệm thi hành của chủ tịch uỷ ban nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp và 27 bản án thuộc trách nhiệm thi hành của các cơ quan khác.
Về nguyên nhân còn đến 33 bản án chưa thi hành xong, Chính phủ lý giải rằng có đến 28/33 bản án liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai. Mà đây là lĩnh vực hết sức phức tạp, có những tranh chấp đã kéo dài nhiều năm, đòi hỏi quá trình tổ chức thi hành án, các cơ quan phải rà soát, tiến hành nhiều thủ tục trước khi ban hành quyết định giải quyết cuối cùng, tránh phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện tiếp theo.
Do đó, hiện nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát cụ thể đối với từng vụ việc chậm thi hành án để xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu hai khó khăn, hạn chế.
Đó là tại một số địa phương, với mức độ quản lý, điều hành lớn (như thành phố Hà Nội,Tp.HCM), do đó, lãnh đạo uỷ ban nhân dân các cấp rất khó sắp xếp lịch làm việc theo giấy triệu tập của tòa án để tham gia tất cả các giai đoạn của các vụ án hành chính
Hai là trong một số vụ việc thi hành án hành chính, việc thực hiện một bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính nhiều khả năng dẫn đến nguy cơ phát sinh các khiếu kiện hành chính tập thể, với giá trị phải bồi thường lớn mà cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan sẽ không đủ nguồn lực để thực hiện.
Theo vneconomy
Hơn 1,1 triệu quan chức kê khai tài sản, chỉ 6 người sai phạm
Trong số hơn 1,1 triệu đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập năm 2018, cơ quan chức năng chỉ tiến hành xác minh 44 người, trong đó phát hiện 6 người vi phạm.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nêu ý kiến tại phiên họp ẢNH LÊ HIỆP
Chiều 5.9, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể lần thứ 11 để thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018.
Theo báo cáo của Chính phủ do ông Trần Ngọc Liêm, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, trình bày tại phiên họp, năm 2018, đã có gần 1,137 triệu người kê khai tài sản, đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp Quốc hội do ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban, trình bày, số lượng bản kê khai là rất lớn, nhưng năm 2018 chỉ xác minh đối với 44 người trong tổng số hơn 1,1 triệu người đã kê khai. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm (giảm 56,4% so với năm 2017).
Đáng nói, kết quả xác minh phát hiện 6 trường hợp vi phạm, tăng 1 trường họp so với năm 2017.
Theo nhóm nghiên cứu, phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai không trung thực, không kê khai, nhất là nhiều người không kê khai khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định, nhưng không bị kỷ luật.
Cụ thể, tại tỉnh Bạc Liêu có 19 trường họp không kê khai tài sản, thu nhập, trong đó chỉ ở 1 đơn vị cấp huyện đã có đến 17 trường hợp không kê khai nhưng không có lý do.
Từ đó, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đánh giá việc tổ chức thực hiện kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn nhiều yếu kém. Nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhưng không bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, pháp luật hiện hành còn thiếu các biện pháp bảo đảm hiệu quả việc kê khai, nhất là các biện pháp kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Đáng nói, chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu để phát hiện, xử lý đối với những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực và chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được.
Trình bày ý kiến tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, đặt vấn đề, mặc dù chỉ xác minh 44 trường hợp trong hơn 1,1 triệu người phải kê khai tài sản nhưng đã phát hiện 6 trường hợp sai phạm, chiếm tỷ lệ 13,6%. "Vậy, với hơn 1,1 triệu người kê khai chưa xác minh thì tỷ lệ vi phạm sẽ lớn như thế nào?", bà Thủy đặt vấn đề.
Kê khai mà không xác minh thì vô nghĩa
Ông Nguyễn Bá Sơn, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cho rằng lẩn khuất đằng sau các bản kê khai tài sản có rất nhiều vấn đề mà công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng cần quan tâm. "Nếu cứ 10 vụ xác minh mà có 4 vụ sai phạm thì sẽ có bao nhiêu sai phạm trên tổng số hơn 1,1 triệu bản kê khai?", ông Sơn đặt vấn đề và cho rằng, việc xác minh nội dung kê khai tài sản, thu nhập phải chủ động hơn.
"Tại sao chúng ta không đặt vấn đề khi có biểu hiện không bình thường về tài sản thì chúng ta chủ động xác minh thay vì chờ như 3 trường hợp luật quy định", ông Sơn nói.
Trong khi đó, ông Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cho rằng công tác xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập cần phải coi như việc làm tự nhiên và cần phải phân loại, phân cấp.
"Chẳng hạn, giám đốc sở phải là người xác minh cán bộ, thuộc cấp của mình còn bản thân giám đốc sở thì sẽ do ủy ban nhân dân xác minh... Như thế, việc xác minh sẽ là một quy trình tự động và chỉ coi đây như là một việc bình thường", ông Nghĩa nêu, và cho rằng nếu kê khai mà không xác minh thì vô nghĩa, còn nếu để thanh tra làm hết thì rất vất vả, không có lực lượng để làm.
Giải thích thêm về vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, 44 trường hợp trong tổng số hơn 1,1 triệu người phải kê khai tài sản tiến hành xác minh là các trường hợp có đủ căn cứ theo quy định của luật hiện hành. Trong số đó, phát hiện 6 trường hợp sai phạm.
Tuy nhiên, ông Khái cho rằng, không nên đánh đồng tỷ lệ này cho toàn thể hơn 1,1 triệu người phải kê khai tài sản trong cả nước.
Theo TNO
Bị dân kiện, nhiều Chủ tịch tỉnh chây ì thi hành án Đây là kết luận khái quát thể hiện trong dự thảo báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch tỉnh, UBND tỉnh, được UB Tư pháp của Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp...