Chính phủ Đức nhất trí về luật kiểm soát dịch mới
Ngày 13/4, Chính phủ Đức đã đạt được nhất trí về luật quốc gia về kiểm soát số ca mắc COVID-19, qua đó trao thêm quyền cho chính phủ liên bang về áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhằm khống chế dịch bệnh.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Luật mới sẽ cho phép chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel áp đặt lệnh giới nghiêm từ 21h đêm đến 5h sáng, đóng cửa trường học, các cửa hàng không thiết yếu, các địa điểm văn hóa tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. Các cuộc tụ tập cá nhân và hoạt động thể thao sẽ phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn, trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ ba đang gia tăng sức ép đối với hệ thống y tế nước này.
Các trường học sẽ phải áp dụng hình thức dạy trực tuyến nếu tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày vượt quá 200 ca trên 100.000 dân. Quy định mới cũng buộc các chủ lao động phải xét nghiệm cho những nhân viên không thể làm việc tại nhà. Luật mới cần có sự thông qua của Quốc hội Đức.
Video đang HOT
Động thái trên sẽ giúp chấm dứt căng thẳng giữa chính phủ liên bang và các địa phương về biện pháp chống dịch COVID-19. Các biện pháp hạn chế hiện nay được quyết định dựa trên sự tham vấn với chính quyền liên bang. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lãnh đạo địa phương từ chối triển khai các biện pháp đóng cửa đã nhất trí với Thủ tướng Angela Merkel, thậm chí là cho phép các cửa hàng và rạp chiếu phim mở lại.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert khẳng định mục tiêu của luật mới là áp dụng quy định thống nhất trên toàn quốc.
Trong ngày 13/4, chỉ có một trong tổng số 16 bang của Đức có tỷ lệ lây nhiễm dưới 100 ca trên 100.000 dân. Thời gian qua, một số bang đã không thực thi thỏa thuận với chính phủ liên bang, khi nới lỏng các biện pháp hạn chế tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày vượt 100 ca nhiễm mới trên 100.000 dân.
Theo trang thống kê worldometers.info, Đức đến nay đã ghi nhận tổng cộng trên 3 triệu ca nhiễm và trên 79.000 ca tử vong do COVID-19.
* Tại Hà Lan, chính phủ nhiều khả năng sẽ hoãn tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế, bao gồm lệnh giới nghiêm trong ngày 13/4, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh đang gia tăng áp lực đối với các bệnh viện.
Cuối tuần qua, văn phòng Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng vẫn còn quá sớm để cho phép người dân tụ tập ở những nơi công cộng. Nhà chức trách hy vọng có thể mở lại các quán cà phê ngoài trời, và nhà hàng vào tuần tới.
Tuy nhiên, 6 tháng sau khi các cơ sở này đóng cửa, tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao và các ca phải điều trị tích cực vẫn trên đà tăng. Gần 70% các giường bệnh điều trị tích cực đang được sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19 và các bệnh viện vẫn đang tiếp nhận thêm bệnh nhân. Các chuyên gia y tế cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ ba vẫn chưa đạt đỉnh.
Theo thống kê, Hà Lan ghi nhận tổng cộng 1,3 triệu ca nhiễm và trên 16.700 ca tử vong do COVID-19. Để kiểm soát dịch, chính phủ đang áp dụng lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập với sự tham gia của 2 người trở lên.
Dự kiến Thủ tướng Rutte sẽ công bố quyết định mới nhất trong họp báo phát trên truyền hình vào lúc 17h giờ GMT ngày 13/4 (0h giờ Việt Nam ngày 14/4).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Đức vào tuần tới
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin sẽ tới Đức vào tuần tới để bàn về nhiều vấn đề, trong đó có chiến lược ở Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Washington, DC, ngày 10/2/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Austin sẽ là thành viên đầu tiên trong Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Đức trong chuyến thăm được lên lịch vào ngày 13/4. Dự kiến, ông sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Đức Annegret Kramp-Karrenbauer ở thủ đô Berlin để thảo luận nhiều vấn đề, trong đó sứ mệnh của NATO ở Afghanistan mang tên "Sự hỗ trợ kiên quyết". Tiếp đó, ông sẽ tới thăm Bộ chỉ huy của Mỹ ở Stuttgart.
Chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc diễn ra vào thời điểm Chính phủ Đức đang nỗ lực tái lập liên kết chặt chẽ với chính quyền mới ở Mỹ. Chính phủ Đức muốn thảo luận về kế hoạch của Washington đối với sứ mệnh quân sự tại Afghanistan, do quân đội Đức đóng tại đây đang phụ thuộc vào sự bảo vệ của không lực Mỹ trong những tình huống khẩn cấp. Cách đây vài tuần, bà Karrenbauer đã phải ra lệnh tăng cường bảo vệ khu doanh trại tại Masar-e-Scharif ở Afghanistan do lo ngại về làn sóng tấn công của Taliban nhằm vào binh sĩ nước ngoài.
Ngoài chiến lược về Afghanistan, hai bên dự kiến cũng sẽ thảo luận về một số vấn đề khác như kế hoạch rút binh sĩ Mỹ ở Đức về nước, chi tiêu quốc phòng của Đức và dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nordstream 2) đưa khí đốt từ Nga tới Đức. Chính quyền Đức kỳ vọng chuyến thăm của ông Austin không chỉ làm thay đổi quyết định rút binh sĩ Mỹ do chính quyền tiền nhiệm tại Mỹ đưa ra mà còn góp phần bình thường hóa quan hệ song phương.
Giá dầu tiếp tục giảm 1% khi hàng loạt nước EU siết lệnh phong tỏa trở lại Giá dầu mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3 do gia tăng lo ngại rằng các lệnh phong tỏa mới tại châu Âu sẽ cản trở đà phục hồi của nhu cầu nhiên liệu. Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu Brent giảm 69 xu Mỹ, tương đương 1,1%, về còn 63,84 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ...