Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ).
Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Ảnh: Internet
Xác định các yếu tố bứt phá để vươn lên, phát triển nhanh, bền vững
Để khắc phục những hạn chế, phục hồi nhanh và tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các địa phương trong vùng KTTĐ nỗ lực, quyết tâm cao nhất vượt qua khó khăn, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, sáng tạo để tạo động lực phát triển chung của vùng và vì sự phát triển chung của đất nước.
Chính phủ yêu cầu các địa phương trong vùng KTTĐ quán triệt các quan điểm và nghiêm túc thực hiện quyết liệt: Đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn vùng và từng địa phương, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển của vùng và của cả nước.
Khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về điều phối liên kết vùng để thúc đẩy liên kết vùng KTTĐ đảm bảo chủ động, hiệu quả; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động liên kết vùng.
Xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tính liên kết đặc thù của từng vùng. Xây dựng quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, thể hiện được vai trò “đầu tàu” của vùng KTTĐ với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải, cát cứ, chỉ nghĩ lợi ích một địa phương mà bỏ qua các yếu tố vùng, yếu tố quốc gia.
Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng KTTĐ, nhất là các dự án giao thông, thủy lợi liên vùng, các dự án quan trọng quy mô lớn tác động lan tỏa tích cực, các công trình chống ngập, trữ nước, kiểm soát mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương trong vùng để tập trung thu hút đầu tư, hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các vùng và nội vùng; tránh phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực phát triển không bền vững, đã hết dư địa tăng trưởng. Các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ cần luôn đi đầu trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế mới, thể hiện vai trò đầu tàu, “hạt nhân phát triển” của nền kinh tế quốc gia.
Video đang HOT
Phân bổ nguồn lực đầu tư thích đáng cho các vùng KTTĐ
Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất phân bổ nguồn lực đầu tư thích đáng cho các vùng KTTĐ trong đó có ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn nhà nước tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ưu tiên cho phép các địa phương thuộc các vùng KTTĐ được tăng bội chi trong tổng mức bội chi ngân sách nhà nước để tăng mức vay lại của địa phương, từ đó có thêm nguồn vốn vay để đầu tư cho các dự án quan trọng, quy mô lớn của địa phương. Đề xuất cơ chế, chính sách tạo nguồn thu để lại và tỷ lệ điều tiết phù hợp trong giai đoạn 2022-2025 cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương thuộc các vùng KTTĐ, nhất là các địa phương có vai trò “đầu tàu”, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của cả nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng với lãi suất hợp lý giúp doanh nghiệp, người dân khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt để đầu tư các dự án giúp phát huy thế mạnh, tiềm năng của các địa phương trong vùng KTTĐ.
Bộ Giao thông vận tải ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi được giao quản lý để phát triển hạ tầng giao thông, đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án lớn mang tính kết nối vùng và liên vùng KTTĐ.
Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên hỗ trợ nguồn lực đầu tư xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế và các khu đô thị khoa học trên địa bàn tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ để từ đó là hạt nhân của hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ huy động đa dạng các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút có chọn lọc các dự án FDI, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân, và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá, thúc đẩy liên kết vùng. Xây dựng danh mục các dự án xúc tiến đầu tư, nhất là các dự án FDI dựa trên các tiêu chí lựa chọn như: có giá trị gia tăng và sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có suất đầu tư cao, hệ số sử dụng đất thấp, các dự án có khả năng đóng góp ngân sách nhà nước lớn…
Danh sách dài kiến nghị gỡ khó của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương... có nhiều kiến nghị về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo tổng hợp, các doanh nghiệp đã có những kiến nghị cụ thể liên quan đến chính sách tín dụng, thuế, lệ phí.
Kiến nghị chính sách tín dụng, thuế, lệ phí
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Cao Tiến Sỹ, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (Diza) cho biết, tính đến trung tuần tháng 4 này, Ban đã thực hiện 3 lần gửi phiếu khảo sát đến 800 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và đã có 449 doanh nghiệp phản hồi.
Theo tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài sẽ rất khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang rất cần những giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, không chỉ là hạ lãi suất, khoanh nợ giãn nợ, giảm thuế..., mà còn là cắt giảm thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, mở ra các thị trường giao thương mới nhằm đa dạng nguồn cung cấp đầu vào và thị trường tiêu thụ.
Theo tổng hợp, các doanh nghiệp đã có những kiến nghị cụ thể liên quan đến chính sách tín dụng, thuế, lệ phí.
Cụ thể, có 22 doanh nghiệp đề xuất cần có các gói vay tín dụng hỗ trợ đặc biệt. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ miễn, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch; 411 doanh nghiệp đề nghị gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng; 426 doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ việc phạt chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp trong năm 2020; 100 doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ việc nộp lệ phí hải quan đối với doanh nghiệp trong năm 2020...
Trong khi đó, ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (BDiza) cho biết, đến nay, Ban đã khảo sát tại 68 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất gặp những khó khăn, thiệt hại do Covid-19.
Các đề xuất của doanh nghiệp cũng tập trung nhiều vào chính sách tín dụng, thuế và lệ phí, như giảm lãi suất hoặc giãn tiến độ trả lãi ngân hàng; giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, cần ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về giãn nợ, cơ cấu lại nợ trung và dài hạn, giảm lãi suất vay, xây dựng cơ chế chính sách và lãi suất ưu đãi đối với khoản vay của doanh nghiệp nhằm kích cầu kinh tế và thu hút đầu tư.
"Doanh nghiệp đề xuất, trước mắt, ngân hàng giãn thời gian đáo hạn (nhằm giúp doanh nghiệp không bị vào nhóm đối tượng có nợ xấu và bị phạt trả nợ chậm), hạ lãi suất để doanh nghiệp có vốn dự trữ nguyên phụ liệu duy trì sản xuất", đại diện BDiza cho hay.
Tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Các doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương tập trung nhiều kiến nghị liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, các doanh nghiệp đề nghị ngành thuế hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật chính sách kịp thời, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục trong việc xác định giãn nợ đối với doanh nghiệp bị thiệt hại bởi Covid-19.
Doanh nghiệp kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, tăng tỷ lệ miễn kiểm tra cho các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ tốt quy định hải quan trong những năm qua. Ưu tiên thông quan hàng hóa và cho giãn thời gian nộp thuế xuất nhập khẩu 15 hoặc 30 ngày kể từ ngày khai hải quan, vì theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa, khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian.
Theo ông Sỹ, để tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đã có 434 doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ giảm mức giá điện nước cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch; 402 doanh nghiệp đề xuất xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19.
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đề nghị được giảm tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021; giảm 50% giá điện giờ cao điểm và bãi bỏ Quy định giờ cao điểm bán điện theo khung giờ 9 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút...
Liên quan chính sách đối với người lao động, các doanh nghiệp tại Bình Dương kiến nghị có chính sách hỗ trợ đối với những lao động Việt Nam đã được thông báo quay lại làm việc ngày 3/2/2020, nhưng chủ là người Trung Quốc chưa quay lại Việt Nam để điều hành sản xuất, dẫn đến người lao động phải ngừng việc tạm thời trong thời gian này.
Ngoài ra, một số trường hợp giấy phép lao động nước ngoài đến hạn cấp lại theo quy định, nhưng người lao động chưa được phép nhập cảnh vào Việt Nam để chuẩn bị hồ sơ, dẫn đến giấy phép quá thời hạn nộp cấp lại. Do đó, doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn trong việc thực hiện quy định về sử dụng lao động nước ngoài khi người lao động được phép nhập cảnh trở lại.
"Một số công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tiếp tục đề nghị Nhà nước xem xét có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất trong khu công nghiệp để các công ty hạ tầng có cơ sở thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê mặt bằng nhà xưởng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp", đại diện BDiza cho biết.
Theo Diza, phần đông doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo miễn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ năm 2020 (trừ các trường hợp phát hiện vi phạm), đặc biệt là kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan ngành dọc như thuế hải quan (kiểm tra sau thông quan). Đề nghị giảm tỷ lệ kiểm hóa hải quan xuống mức thấp nhất để tăng tốc độ thông quan hàng hóa và giảm chi phí cho doanh nghiệp...
Hồng Sơn
Dược Vidipha bị xử phạt vi phạm về thuế Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh vừa có quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha (mã VDP, sàn HoSE). Vidipha đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp Lý do xử phạt là do Vidipha đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế giá trị gia tăng và...