Chính phủ đồng ý chi 3.500 tỷ đồng hỗ trợ học sinh mua máy tính
Phó thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính học online, theo Văn phòng Chính phủ ngày 4/10.
Gói tín dụng này nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, chẳng hạn những em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, có bố hoặc mẹ mất do dịch bệnh và chưa có máy tính để học tập.
Dự kiến, tổng nguồn vốn bố trí để cho vay là khoảng 3.500 tỷ đồng, nằm trong gói tín dụng 7.500 tỷ đồng từ nguồn vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị quyết số 68 năm 2021 của Chính phủ để cho vay trả lương người lao động.
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Hồng Hà ( quận Bình Thạnh, TP HCM) học trực tuyến tại nhà tháng 8/2021. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Video đang HOT
Trước đó, ngày 30/9, Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến. Mức cho vay được đề xuất tối đa là 7 triệu đồng trên một học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay dưới một năm, lãi suất cho vay là 0% một năm, lãi suất nợ quá hạn là 6,6%, bằng với mức cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay.
Bộ Tài chính dự kiến thời gian giải ngân là từ ngày quyết định của Thủ tướng có hiệu lực đến hết 31/3/2022.
Hôm 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu xây dựng gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên gia đình khó khăn mua máy tính phục vụ học trực tuyến. Thủ tướng cũng nhiều lần nhắc đến việc đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận giáo dục của học sinh. Ông trực tiếp chỉ đạo phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ thiết bị học tập, giảm cước truy cập Internet, giúp mọi học sinh ở vùng có dịch được học trực tuyến, qua truyền hình.
Hai năm học qua, khoảng 22 triệu học sinh cả nước đã trải qua nhiều lần gián đoạn học tập, phải chuyển sang học online do ảnh hưởng của Covid-19. Năm học 2021-2022, dịch bùng phát mạnh mẽ hơn với gần 804.000 ca nhiễm tính từ cuối tháng 4. Đến cuối tháng 9, 38 tỉnh, thành vẫn đang dạy trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến và trực tiếp, chưa thể cho học sinh trở lại trường.
Người TP HCM 'kẹt' ở tỉnh muốn trở về cần làm gì?
Người dân TP HCM đang ở tỉnh thành muốn trở về phải gửi đơn qua email Sở Giao thông Vận tải, nêu rõ lý do, kế hoạch đi lại để được xem xét, giải quyết trong 48 giờ.
Theo phương án tổ chức đi lại ở TP HCM vừa được Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn, những trường hợp trên khi muốn trở về cũng phải đáp ứng điều kiện: có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại thành phố như: hộ khẩu, giấy tạm trú, căn cước công dân hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em). Họ cũng cần giấy xác nhận xét nghiệm âm tính nCoV hiệu lực trong 72 giờ.
Cảnh sát kiểm tra khai báo di chuyển nội địa trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, khi TP HCM siết chặt giãn cách hồi tháng 8. Ảnh: Gia Minh
Trước khi về thành phố, người dân cần được cho phép của cơ quan có thẩm quyền gồm văn bản của UBND tỉnh thành nơi đi hoặc Sở Giao thông Vận tải TP HCM. Trong đó, đơn đề nghị gửi Sở Giao thông Vận tải cần kèm bản chụp giấy tờ tùy thân và các giấy liên quan gửi địa chỉ sgtvt@tphcm.gov.vn . Trong đơn cần nêu hoàn cảnh, thời gian, phương tiện, số lượng người theo danh sách chi tiết...
Sở Giao thông Vận tải sau khi nhận đơn sẽ xem xét giải quyết và thông báo kết quả qua email trong 48 giờ. Khi được chấp thuận, người dân tự in công văn phản hồi hoặc mang theo bản điện tử trên các thiết bị di động để xuất trình khi cần kiểm tra trên đường. Ngoại trừ xe máy, người dân được đi phương tiện đường bộ, thuỷ, sắt, hàng không và ôtô cá nhân, khi đáp ứng các điều kiện nói trên.
Trước đó khi TP HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hồi tháng 7, nhiều người thường xuyên cư trú và làm việc ở thành phố bị "kẹt" lại tại nhiều tỉnh thành, chưa thể trở về do các biện pháp siết chặt đi lại.
Ngoài hướng dẫn người dân trở về, trường hợp từ TP HCM đi các địa phương khác cũng được tạo điều kiện khi cần đưa đón bệnh nhân, con nhỏ, thai phụ; phỏng vấn trước khi ra nước ngoài cùng một số trường hợp cấp bách. Đơn đề nghị cũng tương tự như trên, gửi Sở Giao thông Vận tải để được cấp phép. Ngoài ra, người dân khi đi cũng cần đảm bảo điều kiện khỏi Covid-19 hoặc tiêm phòng mũi một vaccine sau 14 ngày; xét nghiệm âm tính nCoV còn hiệu lực; các giấy tờ như thư mời, giấy hẹn của các cơ quan, đơn vị...
Cùng việc triển khai các phương án đi lại như trên, để thuận lợi cho người lao động đi lại, UBND TP HCM đang lấy ý kiến từ các Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, nhằm thống nhất cho xe cá nhân được đi giữa thành phố và 4 địa phương này nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết. Dự kiến, phương án tổ chức giao thông này sẽ triển khai từ ngày 4/10. Trước đó, thành phố đã chốt kế hoạch đón lao động từ các địa phương trở lại làm việc.
Từ ngày 1/10, TP HCM áp dụng Chỉ thị 18 về điều chỉnh biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội. Thành phố hiện tháo dỡ các chốt nội đô, bỏ giấy đi đường, cho người dân đi lại trong phạm vi địa bàn và không được tự phát ra khỏi thành phố. Nhiều ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, công trình xây dựng, sinh hoạt xã hội... cũng được hoạt động trở lại có kiểm soát phòng dịch.
Niềm vui của vợ chồng già nấu cơm 0 đồng Một tuần nay, hơn 100 hộp cơm chay mỗi ngày của vợ chồng bà Nguyễn Thị My hết veo từ 10 giờ sáng sau khi nhờ được người thông báo trên mạng xã hội. Bà My đảo nhanh rồi nêm nếm lại nồi bí đỏ kho. Trong lúc đó, chồng bà, ông Trần Văn Hồng, 86 tuổi, múc từng vá cơm nóng từ...