Chính phủ điện tử – Cầu nối đưa doanh nghiệp tiếp cận người dân
Nhân dịp chào đón năm mới 2019, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã dành cho báo Pháp luật & Xã hội cuộc trao đổi về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp, trong đó có nhiệm vụ của Tư pháp Thủ đô. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xin Thứ trưởng cho biết kết quả công tác nổi bật của Bộ Tư pháp việc tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, 2019?
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Năm 2018, Bộ Tư pháp đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tham mưu giúp Chính phủ xây dựng Chương trình năm 2019 và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình năm 2018, 2019.
Về xây dựng Chương trình năm 2019, Bộ Tư pháp đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để vào cuộc sớm hơn, tiếp tục đổi mới cách thức trong việc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình theo quy định của Luật năm 2015, trong đó đã tổ chức nhiều Đoàn công tác liên ngành trực tiếp làm việc với một số bộ, ngành nhằm trao đổi, thảo luận việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật, pháp lệnh để đưa vào Chương trình. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 57/2018/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 gồm 18 dự án, trong đó có 17 dự án luật do Chính phủ đề xuất.
Để kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, cũng như đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộ Tư pháp đã tham mưu giúp Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2019 nhiều dự án luật quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tại Phiên họp lần thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.
Kết quả cho thấy, về cơ bản, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 đã được thực hiện theo đúng tiến độ; tình trạng chậm gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến cơ quan có thẩm quyền cơ bản được khắc phục; chất lượng dự án luật ngày càng được nâng cao. Trong năm 2018, Quốc hội đã thông qua 16 luật, nghị quyết với tỷ lệ đồng thuận cao (hầu hết đều trên 80%). Các dự án luật thuộc Chương trình năm 2019 đang được các bộ, ngành tích cực soạn thảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng xin lùi, xin rút các dự án ra khỏi Chương trình như Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị;… Có 2 dự án luật thuộc Chương trình năm 2019 đang được đề nghị rút ra khỏi Chương trình, lùi thời hạn trình là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Những tồn tại, hạn chế này, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành kịp thời khắc phục trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu: “Tư pháp Thủ đô cần tận dụng tối đa vị thế, vai trò trong việc tiếp cận và ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0″.
Video đang HOT
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là một trong các giải pháp quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền. Xin Thứ trưởng cho biết, trong điều kiện công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Bộ Tư pháp có chủ trương đổi mới hoạt động này như thế nào để nâng cao hiệu quả, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong nhân dân?
Phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là “cầu nối” đưa pháp luật đến với người dân; góp phần xây dựng ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong nhân dân – nền tảng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cũng như các lĩnh vực khác đặt trước yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp hữu hiệu, trọng tâm.
Xác định rõ mục tiêu này, Bộ Tư pháp đã tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021, trong đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác PBGDPL cần gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm là trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2018-2021.
Dự thảo Đề án được xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong triển khai các hoạt động PBGDPL; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng tiện ích của công nghệ thông tin, viễn thông trong hoạt động PBGDPL; khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các cơ sở dữ liệu pháp luật khác theo quy định; xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin trên Cổng thông tin điện tử PBGDPL do Bộ Tư pháp vận hành, quản lý.
Bên cạnh đó, với mục tiêu đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử để kết nối, chia sẻ rộng rãi thông tin, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL, góp phần đổi mới toàn diện công tác này, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp tập trung vào một số điểm sau:
Một là, triển khai có hiệu quả Đề án: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL” sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành, qua đó tạo các giải pháp đồng bộ thực hiện hiệu quả công tác này trên toàn quốc;
Hai là, phát huy tối đa vai trò của Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin PBGDPL của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương để cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin về pháp luật;
Ba là, xây dựng Cổng Thông tin quốc gia về PBGDPL trên cơ sở nâng cấp trang thông tin điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp; thí điểm mô hình Trang thông tin PBGDPL cho một số bộ, ngành, địa phương. Các trang thông tin điện tử được liên kết, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương nhằm cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin về pháp luật;
Bốn là, xây dựng, hoàn thiện các phần mềm, cơ sở dữ liệu về PBGDPL thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tích hợp với Cổng thông tin quốc gia về PBGDPL, bao gồm Tủ sách pháp luật điện tử, các sản phẩm có nội dung số hóa, các phần mềm PBGDPL;
Năm là, đa dạng các phần mềm, hình thức ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL theo hướng gia tăng sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp qua hình thức đối thoại chính sách pháp luật, hỏi đáp, tư vấn pháp luật trực tuyến; thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật; sử dụng mạng xã hội (youtube, facebook, fanpage) và các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp khác.
Ngành Tư pháp đang xác định tiếp tục đổi mới theo phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, theo Thứ trưởng, Tư pháp Thủ đô Hà Nội thời 4.0 cần làm gì để góp phần vào nhiệm vụ ngày càng đòi hỏi cao của Bộ, ngành Tư pháp?
Thực tiễn cho thấy, khi đất nước càng đổi mới, Thủ đô càng phát triển, vị trí, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội càng gia tăng thì quy mô và khối lượng công việc mà Tư pháp Thủ đô được giao đảm nhận ngày càng nhiều. Đó vừa là vinh dự, cũng là thách thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức của Tư pháp Thủ đô. Trong bối cảnh công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi về chất lượng, tiến độ ngày càng cao, nhiều nhiệm vụ mới, khó được giao cho Ngành, trong khi biên chế, nguồn lực rất hạn chế, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Tư pháp Thủ đô cần bám sát phương châm hành động chung của Ngành, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong công việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chú trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về thể chế pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, Tư pháp Thủ đô cần tận dụng tối đa vị thế, vai trò trong việc tiếp cận và ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý, điều hành công tác tư pháp trên địa bàn. Việc này nhằm khai thác, bảo đảm sự liên thông, kết nối các kho dữ liệu về công tác xây dựng, thẩm định, theo dõi thi hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý tốt công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phản ứng chính sách trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp Thủ đô. Với ưu thế của Tư pháp Thủ đô, cần chú trọng nâng cấp kho dữ liệu giải đáp pháp luật, trang thông tin điện tử (website) và ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong giải đáp pháp luật cho người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, Tư pháp Thủ đô cũng cần chủ động tham mưu các khía cạnh pháp lý cho chính quyền thành phố trong việc triển khai các dự án xây dựng thành phố thông minh, Chính phủ điện tử, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Thứ trưởng cùng gia đình đón Xuân mới an khang, thịnh vượng!
Hải Lý
Theo Phapluat&xahoi
"Nóng" tình trạng trộm cắp xe máy bán qua biên giới
Các trinh sát Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Cao Bằng cho biết, thời gian gần đây, tình trạng trộm cắp xe máy ở địa bàn biên giới tỉnh Cao Bằng đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, có chiều hướng gia tăng.
Có thời điểm, các đồn Biên phòng liên tiếp nhận được tin trình báo của người dân bị mất trộm xe máy.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cốc Pàng tuần tra, kiểm soát khu vực Mốc 534. Ảnh: Trần Đức
Lợi dụng tình hình địa bàn biên giới rộng, đường biên giới dài với nhiều đường mòn, lối mở rất thuận tiện cho việc qua lại biên giới, nhất là tại các huyện Hạ Lang, Bảo Lạc, Trùng Khánh..., các đối tượng nghiện ma túy, đối tượng có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản đã tìm mọi cách móc nối với đối tượng bên kia biên giới để bán xe máy lấy trộm được của người dân. Đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, tình trạng mất trộm xe máy có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ khó lần ra manh mối kẻ phạm tội, do tang vật đã ở bên kia biên giới.
Thiếu tá Hoàng Văn Sự, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Cốc Pàng cho biết: Địa bàn biên giới xảy ra nhiều vụ trộm cắp xe máy là do đối tượng ở bên kia biên giới đặt mua với một số đối tượng nghiện ma túy ở vùng biên huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, với giá 5-6 triệu đồng/chiếc xe máy, loại Wave, Dream, Future... Cùng với đó, chúng còn cung cấp thiết bị phá khóa xe cho các đối tượng trộm cắp để "hành sự". Ngay sau khi trộm cắp xong, các đối tượng nhanh chóng mang xe sang Trung Quốc tiêu thụ. Một nguyên nhân nữa dẫn đến gia tăng vấn nạn trộm xắp xe máy là người dân còn chủ quan trong việc bảo vệ tài sản của mình. Xe máy vừa là vật dễ trộm, lại có nơi tiêu thụ khó bị lộ, vừa khó cho các lực lượng chức năng trong việc điều tra, truy tìm tang vật. Do vậy, thời gian gần đây, trên địa bàn liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp xe máy với xu hướng ngày càng nhiều hơn. Điển hình là các vụ sau:
Tháng 3-2018, qua công tác tuần tra, kiểm soát, Tổ công tác của Đồn Biên phòng Cốc Pàng phát hiện đối tượng khả nghi đang dừng đỗ xe máy bên đường ra mốc 534. Tổ công tác yêu cầu đối tượng hợp tác để kiểm tra hành chính thì đối tượng đã lợi dụng đêm tối, nhanh chóng tẩu thoát vào rừng, bỏ lại tang vật 1 xe máy WareS màu đen không biển kiểm soát. Tổ công tác đã lập biên bản, đưa xe máy về đơn vị. Trao đổi thông tin nhanh với Công an huyện Bảo Lạc, đơn vị được biết, đó là xe bị đối tượng lấy trộm tại địa bàn xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc đang trên đường mang sang Trung Quốc tiêu thụ. Sau đó, đơn vị đã hoàn chỉnh thủ tục và bàn giao cho chủ phương tiện bị mất trộm.
Ngày 18-6-2018, Đồn Biên phòng Xuân Trường trong quá trình tuần tra, mật phục phát hiện 1 nam thanh niên (nghi là người phía bên kia biên giới) điều khiển xe máy Wave RSX màu đỏ đen, không có biển kiểm soát, đi từ hướng xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc theo đường vào mốc 591 để sang Trung Quốc. Tổ tuần tra ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra thì đối tượng đã bỏ lại xe máy rồi chạy xuống vực, sang bên kia biên giới. Tổ tuần tra tiến hành lập biên bản tạm giữ xe máy đưa về đồn để điều tra xác minh. Sau đó, đồn gửi thông báo cho Công an huyện Bảo Lạc để tìm chủ sở hữu chiếc xe máy trên. Công an huyện Bảo Lạc thông báo kết quả xác minh chủ sở hữu chiếc xe máy tên là Lầu A Tú, sinh năm 1979, trú tại xóm Khâu Pầu, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc. Đến ngày 28-6-2018, Đồn Biên phòng Xuân Trường đã làm các thủ tục, bàn giao chiếc xe máy cho chủ sở hữu.
Lúc 20 giờ, ngày 30-7-2018, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn, BĐBP Cao Bằng nhận được tin báo của anh Phùng Văn On, sinh năm 1995, trú tại xã Nghiên Ngoan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn về việc mất 1 xe máy, nhãn hiệu Sirius màu đen - trắng, biển kiểm soát 97B1-08134, khi dựng trước nhà dân ở xóm Lý Vạn, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang. Sau khi nhận được tin báo, đồn đã kịp thời trao đổi với các lực lượng, tổ chức vây bắt đối tượng. Đến 21 giờ cùng ngày, tại xóm Bằng Ca, lực lượng của đồn và Công an huyện Hạ Lang đã bắt và tạm giữ Hoàng Văn Võ, sinh năm 2001, trú tại Cát Hảo, Thắng Lợi, huyện Hạ Lang, là đối tượng gây ra vụ trộm xe máy nói trên. Qua đấu tranh khai thác, Hoàng Văn Võ khai, cùng Lý Văn Biên, sinh năm 1990, trú tại xóm Lũng Cuốn, xã Quang Long, huyện Hạ Lang đã thực hiện vụ trộm cắp xe máy trên. Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn trao đổi với chỉ huy Đồn Biên phòng Quang Long bắt giữ đối tượng Lý Văn Biên tại xóm Lũng Phặc, xã Quang Long cùng chiếc xe máy nói trên, khi Biên đang trên đường đưa xe máy sang Trung Quốc tiêu thụ.
Trung tá Nguyễn Mạnh Kường, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn, khuyến cáo: Để ngăn ngừa và làm giảm loại tội phạm này, bên cạnh công tác đấu tranh triệt phá các đối tượng trộm cắp của lực lượng chức năng, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo quản tốt tài sản của mình, tránh sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng trộm cắp mang sang Trung Quốc tiêu thụ.
Trần Đức
Theo bienphong
Năm 2019, tập trung tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến cho người dân Đó là một trong những nội dung trọng tâm của Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2019 mà Sở Tư pháp Hà Nội đang dự thảo trình UBND Thành phố Hà Nội. Trong dự thảo Kế hoạch cũng đưa ra trong năm 2019 nội dung...