Chính phủ: Đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% là cực khó
Ông Mai Tiến Dũng cho biết, tinh thần của Chính phủ vẫn là phấn đấu mức độ cao nhất để đạt mục tiêu nhưng để đạt được tốc độ tăng GDP 6,7% trong năm 2016 là cực khó. Trong khi đó, theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP tăng thấp hơn mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu (nợ công/GDP, bội chi/GDP) song ảnh hưởng “trong tầm chấp nhận được”.
Chỉ tiêu tăng trưởng và các biện pháp nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2016 là một nội dung quan trọng được lãnh đạo Chính phủ bàn bạc tại phiên họp kéo dài hai ngày 3-4/10 vừa qua.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, các mục tiêu đã được “đặt hàng” cho Chính phủ trong năm nay là phải đưa tốc độ tăng GDP đạt 6,7%, xuất khẩu duy trì mức 7,5-8%; bội chi không quá 4%, nợ công không quá 65%, nợ Chính phủ không quá 50%.
Việc tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu sẽ ảnh hưởng tới một loạt chỉ tiêu khác (ảnh: Bloomberg)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn thách thức, nhiệm vụ còn lại cuối năm 2016 rất nặng nề, nhất là mục tiêu tăng trưởng GDP và mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. Trong 13 chỉ tiêu, thì 9 tháng đã hoàn thành và vượt 11 chỉ tiêu, còn lại 2 chỉ tiêu là tăng trưởng GDP và xuất khẩu. Xuất khẩu là mục tiêu 7,5-8% nhưng 9 tháng mới đạt 6,7%. Còn chỉ tiêu GDP thì “nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch năm 2016 từ 6,3-6,5%”, theo Thủ tướng.
Nói tại phiên họp báo thường kỳ tháng 9 vừa diễn ra chiều qua (4/10), ông Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hiện không đặt vấn đề hạ chỉ tiêu tăng trưởng so với Nghị quyết của Quốc hội.
“Tinh thần của Chính phủ vẫn là phấn đấu mức độ cao nhất để đạt mục tiêu nhưng theo các dự báo thì để đạt được tốc độ tăng GDP 6,7% trong năm 2016 là cực khó. Muốn đạt được, phải đạt tăng trưởng quý IV là 8,3%, quý III đạt 6,4%”, ông Dũng nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, ngay cả với quyết tâm đạt được tăng trưởng GDP quý IV ở mức 7,7% để qua đó đưa tốc độ tăng GDP cả năm lên 6,5% cũng là “rất quyết liệt”.
Khoảng tăng trưởng mục tiêu từ 6,3% đến 6,5% được Chính phủ đặt ra trong bối cảnh điều kiện kinh tế thế giới nhiều yếu tố không thuận, thương mại toàn cầu suy giảm lớn. Tình hình trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề, tiêu cực của biến đổi khí hậu, hạn hán miền Trung, Tây Nguyên, ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cơn bão số 1 tại các tỉnh ven biển như Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, lạnh giá gây hại gia súc, sạt lở đất tại một số tỉnh miền núi… đẩy tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp xuống mức âm 1,23% trong quý I và đến quý II vẫn âm 0,18%. Trong khi đó, tỉ lệ khai khoáng giảm do giá dầu thô giảm so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Một số nhóm giải pháp Chính phủ đưa ra song quan trọng nhất phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. “Quan điểm của Thủ tướng là tỉ lệ tăng trưởng không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng”, ông Dũng cho hay.
Theo đó, một số giải pháp được đưa ra là thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí trong sản xuất, thúc xuất nhập khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Ban hành Nghị quyết 60 thúc đẩy giải ngân. Ngoài ra, tăng cường thúc đẩy phát triển tại các bộ, ngành, địa phương, thực hiện an sinh xã hội…
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu lưu ý rằng, việc chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số khác vì tăng trưởng GDP là mẫu số tính toán nhiều chỉ tiêu khác (như nợ công/GDP, bội chi/GDP). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng, theo ông Thu “chắc chắn trong tầm chấp nhận được”.
Bích Diệp
Theo Dantri
ECB giữ lãi suất không đổi, giảm dự báo tăng trưởng khu vực châu Âu
Ngày 8/9, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã khiến thị trường bất ngờ khi không thể gia hạn chương trình mua trái phiếu tỷ Euro của mình.
Đã có rất nhiều dự báo về việc ECB sẽ kéo dài chương trình mua trái phiếu hiện nay qua hạn chốt hiện tại là tháng 3/2017 nhưng lần này, đa số đã không chính xác.
Diễn biến chỉ số STOXX 50 Index trong 5 phiên giao dịch vừa qua
Chỉ số tổng hợp blue-chip STOXX 50 Index của khu vực sử dụng đồng Euro đã giảm ngay sau khi thông tin này được công bố. Trong khi đó, đồng Euro lại có phản ứng ngược lại khi tăng lên gần mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua so với đồng USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đã tăng nhẹ lên gần mức 0%.
Ông Mario Draghi
Chu tịch ECB Mario Draghi cho biết việc kéo dài chương trình không nằm trong chương trình thảo luận của cuộc họp chính sách này.
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp ngày 8/9, ông Draghi cho biết chương trình đang tỏ ra hiệu quả và chúng ta nên tập trung vào quá trình thực hiện.
Có một điều thị trường đã dự báo đúng là việc ECB đã giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản. Lãi suất dành cho các công cụ tiền gửi thường xuyên là -0,4%. Lãi suất đối với các công cụ cho vay là 0,25%. Lãi suất cho vay liên ngân hàng là 0%. Lần cuối cùng ECB thay đổi lãi suất là trong cuộc họp hồi tháng 3. Cụ thể, vào cuộc họp cuối quý I/2016, ECB đã cắt giảm lãi suất cho vay đi 5 điểm cơ bản.
Diễn biến mức lãi suất cơ bản của ECB trong vòng năm qua
Chương trình kích thích tiền tệ của ECB bao gồm: lãi suất thấp, lãi suất cho vay liên ngân hàng thấp và chương trình mua trái phiếu trị giá nghìn tỷ Euro. Tuy nhiên, tăng trưởng và lạm phát tại khu vực EU vẫn "ngoan cố" ở mức thấp.
Trong cuộc họp lần này, ECB đã nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực trong năm 2016 nhưng đồng thời cắt giảm triển vọng của 2 năm tiếp theo. Tăng trưởng trung bình của 19 quốc gia đang sử dụng đồng Euro sẽ đạt 1,7% trong năm nay, tăng 0,1% so với dự báo trước đây. Ngược lại, dự báo tăng trưởng trong năm 2017 và 2018 giảm từ 1,7% xuống 1,6%.
ECB giữ nguyên mức dự báo lạm phát trong năm 2016 và 2018 lần lượt là 0,2% và 1,6%. Triển vọng lạm phát trong năm 2017 bị cắt giảm từ 1,3% xuống 1,2%.
Ông Draghi nhận định rằng chương trình kích thích tiền tệ của ECB sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng của khu vực châu Âu thêm 0,6% và lạm phát thêm 0,4%.
Nhu cầu toàn cầu yếu đã kìm hãm tăng trưởng của các nền kinh tế tại Lục địa già. Một trong những nguyên nhân chính tới từ việc Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 để quyết định việc đi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là sự kiện Brexit.
Việc 51,8% số người tại Anh ủng hộ Brexit góp phần không nhỏ cho sự bất ổn hiện nay tại khu vực này
Dự báo lạm phát của ECB được chú ý đặc biệt bởi việc bình ổn giá mục tiêu là một trong những nhiệm vụ của ngân hàng trung ương này. Trong ngắn hạn, mục tiêu của ECB là nâng mức lạm phát lên mức 2%. Lạm phát trung bình của khối 19 nước này đã giảm liên tục từ mức 1,75% trong năm 2013 xuống mức 0,2% hiện nay.
Trước khi ông Draghi có những tuyên bố này, đã có những đồn đoán về việc ECB sẽ kéo dài chương trình nới lỏng định lượng bởi họ đã từng làm vậy trong quá khứ. Trước đó, ECB đã nâng hạn mức mua tài sản chứng khoán từ 60 triệu USD lên 80 triệu USD và mở rộng việc mua trái phiếu doanh nghiệp.
Sự quan tâm của thị trường đã chuyển sang vấn đề liệu ECB có quyết định mở rộng chương trình kích thích hiện nay từ nay tới cuối năm hay không.
Nhà kinh tế cao cấp Jennifer McKeown của Capital Economics cho rằng ECB cần phải thông báo về những chính sách kích thích tiếp theo trước khi quá muộn. Theo bà, việc công bố gia hạn Chương trình Mua Tài sản (APP) thêm 6 tháng sẽ được công bố trước cuộc họp tháng 12. Nếu không, ECB sẽ phải tăng tốc độ mua tài sản hiện nay của họ.
Theo_NDH
Đông Nam Á, "mỏ vàng" mới của thị trường hàng hoá Đà tăng trưởng được giữ vững tại khắp Đông Nam Á sẽ giúp duy trì và thúc đẩy nhu cầu hàng hoá. Kinh tế Trung Quốc có thể đang giảm tốc, nhưng thị trường hàng hoá vẫn trên đà khởi sắc. Và điểm đến tiềm năng nhất của hàng hoá chính là nơi câu chuyện tăng trưởng vẫn đang diễn ra - các...