Chính phủ công bố hàng chục nghìn tỷ đồng nợ khó đòi của các “ông lớn”
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nước tại doanh nghiệp.
Tập đoàn Viễn thông quân đội đang “sở hữu” khoản nợ phải thu khó đòi lên tới hơn 1.400 tỷ đồng
“Qua báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2018, có 855 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, trong đó 505 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 350 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 855 doanh nghiệp là hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước là hơn 1,35 triệu tỷ đồng và doanh nghiệp có vốn nhà nước là hơn 164 nghìn tỷ đồng.
Có 110/855 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị lỗ (chiếm 13% tổng số doanh nghiệp có vốn Nhà nước).”
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Điểm đáng chú ý trong bản báo cáo dài 40 trang của Chính phủ gửi Quốc hội là khoản nợ phải thu khó đòi của các tập đoàn, tổng công ty lên tới hơn 12,2 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, về các khoản phải thu, Chính phủ nêu cáo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu là hơn 324,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là hơn 12,2 nghìn tỷ đồng,tăng 2% so với thực hiện năm 2017, chiếm 2% tổng số nợ phải thu.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nợ phải thu khó đòi theo báo cáo hợp nhất tập trung ở các “ông lớn” là Tập đoàn Viễn thông quân đội (1.413 tỷ đồng); TCT Viễn thông Mobifone (605 tỷ đồng); Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN (493 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (385 tỷ đồng); TCT Thương mại Sài Gòn (362 tỷ đồng); TCT Cà phê VN (361 tỷ đồng); Tập đoàn Điện lực VN (355 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất VN (298 tỷ đồng); TCT 15 (284 tỷ đồng); TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (244 tỷ đồng); TCT Công nghiệp Xi măng VN (208 tỷ đồng)…
Báo cáo của Công ty mẹ, tổng các khoản phải thu là gần 389 nghìn tỷ đồng giảm 6% so với năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là hơn 16,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,29 lần so với thực hiện năm 2017, chiếm 1% tổng số nợ phải thu.
Nợ phải thu khó đòi theo báo cáo của Công ty mẹ gồm: Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (10.082 tỷ đồng) do Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài của Dự án Đạm Ninh Bình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2035/VPCP-KTTH ngày 13/7/2017 về khoản vay China Eximbank của Dự án Đạm Ninh Bình nhưng Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình không thanh toán nợ cho Tập đoàn đúng hạn, Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định là 861 tỷ đồng.
Công ty mẹ – Tập đoàn Viễn thông quân đội (1.063 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Viễn thông Mobifone (603 tỷ đồng) chủ yếu là nợ cước viễn thông của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau; Công ty mẹ – TCT Thương mại Sài Gòn (321 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Cà phê VN (288 tỷ đồng); Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam (259 tỷ đồng); Công ty mẹ – Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (240 tỷ đồng)…
Hiện Chính phủ đang theo dõi, ghi nhận và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi để xử lý theo quy định nhằm bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Theo đó, các Tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo số liệu báo cáo hợp nhất là gần 13 nghìn tỷ đồng (Công ty mẹ hơn 8,2 nghìn tỷ đồng).
Một số Công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 40%) như: Công ty mẹ – TCT Lương thực Miền Bắc (nợ phải thu là 5.486 tỷ đồng, chiếm 44%); Công ty mẹ – TCT Thái Sơn (nợ phải thu 2.041 tỷ đồng, bằng 62%); Công ty mẹ – TCT Truyền thông đa phương tiện (nợ phải thu 778 tỷ đồng, bằng 62%); Công ty mẹ – TCT Tài nguyên và Môi trường VN (nợ phải thu 218 tỷ đồng, chiếm 50%).
Một số Công ty mẹ có giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nợ phải thu khó đòi năm 2018 tăng cao so với năm 2017 như: Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất VN là 10.082 tỷ đồng (năm 2017 là 695 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Thương mại Sài Gòn là 321 tỷ đồng (năm 2017 là 250 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là 240 tỷ đồng (năm 2017 là 147 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT 789 là 31 tỷ đồng (năm 2017 là 7 tỷ đồng).
Theo đánh giá của Chính phủ, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; một số dự án của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn. Công tác cổ phần hóa DNNN còn chậm, do đó ảnh hưởng đến đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp cũng như hạn chế kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán…
“Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, còn một số cá nhân, doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc thị trường, không công khai, minh bạch thông tin tài chính, cá biệt một số cá nhân lãnh đạo vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến thua lỗ, mất vốn tại một số dự án” – báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
T.Bình – An Na
Theo Baogiaothong.vn
Lãi suất trái phiếu Chính phủ rơi xuống đáy 10 năm
Thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất VND liên ngân hàng giảm mạnh và duy trì ở mức rất thấp khiến lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ lập đáy mới trong 10 năm trở lại đây.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế MSB vừa có bản cập nhật những diễn biến đáng chú ý gần đây ở hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ, gắn với trạng thái vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng và lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng.
Bản cập nhật cho biết, từ nguồn cung VND đối ứng của hoạt động mua vào ngoại tệ trước đó, thanh khoản hệ thống thường xuyên ở trạng thái rất dồi dào, Ngân hàng Nhà nước liên tục phải duy trì quy mô tín phiếu ở mức cao từ 15.000 - 18.000 tỷ đồng/phiên để hút tiền về.
Với trạng thái trên, ngày 9/10/2019, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất tín phiếu thêm 0,25 điểm phần trăm xuống 2,25%/năm cho kỳ hạn 1 tuần, đây là lần giảm thứ 3 trong năm 2019 với mức giảm tổng cộng 0,75 điểm phần trăm.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế MSB, lãi suất tín phiếu vốn được coi là mức chặn dưới đối với lãi suất trên liên ngân hàng nhưng kể từ sau đợt giảm về mức 2,25%/năm, lãi suất liên ngân hàng cùng kỳ hạn có nhiều thời điểm vẫn liên tục ở dưới ngưỡng này (giao dịch quanh 1,92 - 1,98%/năm).
Ở mức đó, lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần cũng thấp hơn lãi suất USD khá nhiều, chênh lệch lãi suất qua đêm VND-USD chuyển sang âm sau 14 tháng duy trì mức dương.
Đáng chú ý, trên thị trường, nhu cầu đầu tư trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp rất lớn, thể hiện ở tỷ lệ trúng thầu trong tháng 10 đạt tới 100%, tỷ lệ đặt thầu/gọi thầu ở mức 4 lần và mỗi phiên đấu thầu thu hút từ 9 - 15 thành viên tham gia.
Nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ lớn trong bối cảnh lãi suất VND - giá vốn trên liên ngân hàng ở mức rất thấp khiến lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn giảm sâu và hiện đang ở vùng đáy trong vòng 10 năm trở lại đây.
Tính trong tháng 10, lãi suất trúng thầu đã giảm từ 0,3 - 0,6%/năm; tính từ đầu quý III đến nay, lãi suất trúng thầu đã giảm mạnh tới 0,8 - 1,2%/năm, về mức: kỳ hạn 5 năm 2,85%/năm, 7 năm 3%/năm, 10 năm 3,56%/năm.
Thông tin Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ trên thứ cấp giảm mạnh.
Hiện tại, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm tại 2,64%/năm, 7 năm tại 3,1%/năm và 10 năm tại 3,67%/năm.
Đà giảm mạnh của lợi suất được ghi nhận ngay trước và sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất tín phiếu khoảng 1 tuần, song đã có dấu hiệu điều chỉnh nhẹ vào các phiên cuối tháng.
Theo Trần Thúy
Bizlive
Nợ xấu phát sinh, Ngân hàng Nhà nước có soi? Kết quả kinh doanh quý III-2019 của các ngân hàng (NH) đều tốt hơn so với cùng kỳ, mức tăng trưởng cao. Đồng nhịp với kết quả này là báo cáo của NH Nhà nước (NHNN) trước kỳ họp của Quốc hội thứ 8 khóa XIV về tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm mạnh còn 1,98%, nếu tính cả nợ xấu đã...