‘Chính phủ chỉ cấm chặt đào rừng tự nhiên’
Thủ tướng yêu cầu cấm chặt đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết, chứ không cấm mua bán đào do người dân miền núi hoặc miền xuôi trồng.
Ngày 26/12, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giải thích như trên về chỉ đạo của Thủ tướng cấm chặt đào rừng chơi Tết.
Ông nói chỉ đạo của Thủ tướng nhằm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết. “Còn người dân miền núi hay miền xuôi trồng được đào để bán dịp Tết thì cần khuyến khích, vì vừa để người dân có cây đẹp chơi Tết, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng”, ông Dũng nói và cho rằng việc nghiêm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên không khó, chỉ cần các địa phương, bộ ngành vào cuộc nghiêm túc sẽ có hiệu quả.
Ông Mai Tiến Dũng. Ảnh: VGP
Video đang HOT
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng đánh giá thực hiện “không khó”. Theo ông Tuấn, các văn bản pháp luật đã quy định chặt chẽ việc chặt phá cây rừng nói chung, trong đó có đào rừng và các loại cây khác. “Khó như cấm đốt pháo còn thực hiện được hiệu quả thì việc cấm chặt phá đào rừng cổ thụ không khó”.
“Luật đã có nhưng lâu nay, việc quản lý chặt phá đào rừng, cây rừng chơi Tết còn chưa đúng mức. Vì vậy, các đơn vị cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng để chấm dứt tình trạng chặt phá đào rừng mang về thành phố chơi Tết, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan”, ông Tuấn nói.
Chỉ đạo của Thủ tướng là một bước hướng tới việc trồng mới một tỷ cây xanh, tăng cường bảo vệ rừng, trong đó có cấm chặt phá, vận chuyển, kinh doanh đào rừng tự nhiên. Ông cũng đề nghị các địa phương phải có giải pháp ngăn chặn việc này từ sớm, trước Tết, đợi đến khi đào rừng đã được mang về thành phố mới xử phạt thì không có hiệu quả.
Trước thông tin Thủ tướng lệnh cấm chặt đào, buôn bán đào rừng, anh Nguyễn Văn Kiên (quận Ngô Quyền), người buôn đào rừng, đào vùng cao có thâm niên chục năm, thừa nhận việc buôn bán đào rừng chơi Tết trong những năm qua đã làm biến mất nhiều vạt đào rừng, đặc biệt những cây đào cổ thụ ở Tây Bắc.
Việc tàn phá đào rừng, theo anh Kiên, xuất phát từ thú chơi “ngông” của một số “đại gia” và do người dân miền núi còn khó khăn nên sẵn sàng cùng dân buôn trèo đèo lội suối vào rừng sâu, lên núi cao săn đào. Đội quân buôn đào thậm chí còn cưa cả cây lớn, sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng thuê trai bản đào.
Những năm qua, nhiều cây đào rừng được dân buôn đào chặt ngang thân, thậm chí búng cả gốc đưa về bày bán tại chợ hoa Tết Hải Phòng. Ảnh: Giang Chinh
Trước lệnh cấm của Thủ tướng, anh Kiên tán thành và sẵn sàng chuyển nghề khác khác vì cho rằng buôn bán đào rừng cũng chỉ là chốc lát, nhất thời, không phải là nghề nuôi sống bản thân và gia đình. Anh cũng mong Chính phủ sớm có quy định, tiêu chí cụ thể để tránh trà trộn đào rừng với đào vườn; đồng thời giúp người dân vùng cao trồng đào vẫn có thể bán cành cho người chơi đào dưới miền xuôi, tăng thêm thu nhập.
Thủ tướng đồng ý mở lại 6 đường bay thương mại quốc tế
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người phát ngôn Chính phủ - cho biết, Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở lại 6 đường bay thương mại quốc tế.
Ảnh minh họa.
Trong đó, ngày 15/9, mở 4 đường bay tới Quảng Châu, Đài Loan (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản). Ngày 22/9 sẽ mở đường bay Lào, Campuchia. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay, 2 bên đã đàm phán để có sự tương đồng với nhau, trên cơ sở có đi có lại. Các nước đều đề nghị nối chuyến.
Do vậy, Chính phủ tính đến phương án mở lại một số đường bay với các khu vực kiểm soát dịch Covid-19 tốt, vừa phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, vừa bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch. Các biện pháp kiểm soát sẽ được nới lỏng hơn một bước. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đối tượng được ưu tiên trong các chuyến bay này là chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao nước ngoài đến Việt Nam và người Việt Nam có nhu cầu trở về nước.
Theo dự kiến của Bộ Giao thông Vận tải, lượng người nhập cảnh mỗi tuần khoảng 5.000 người. Số người nhập cảnh từ các nước này dần dần sẽ ít đi, vì chuyên gia và nhà đầu tư không sang đồng loạt, nhưng số người ở nước thứ ba (từ Mỹ, châu Âu) về sẽ đông hơn. "Hiện Chính phủ chưa tính đến việc mở cửa đón khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam mà chỉ ưu tiên các chuyên gia, nhà đầu tư và người Việt Nam muốn về nước", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Về việc cách ly với người nhập cảnh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ tính toán rút ngắn thời gian cách ly với chuyên gia, nhà đầu tư và hành khách bay từ những nước được đánh giá an toàn. Nếu cách ly 14 ngày thì cả phi công, tiếp viên cũng phải cách ly 14 ngày. Với nhà đầu tư, việc cách ly kéo dài như vậy không thuận tiện. Do đó, Chính phủ dự kiến rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 5-7 ngày. Tuy nhiên, những hành khách bay từ nước thứ 3 khi về Việt Nam phải cách ly tập trung 14 ngày như quy định.
'Chưa đặt vấn đề cách ly xã hội Hà Nội và TP HCM' Ông Mai Tiến Dũng khẳng định Hà Nội, TP HCM phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhưng "chưa đặt vấn đề cách ly xã hội". Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm trên khi trả lời VnExpress, chiều 29/7. Theo ông, trước mắt, các thành phố này sẽ khoanh vùng nhanh chóng những nơi...