Chính phủ Canada cân nhắc mua lại vũ khí trong dân
Bộ trưởng An ninh Công cộng Canada, ông Marco Mendicino trong một phát biểu mới đây cho biết chính phủ nước này đang xem xét nhiều lựa chọn để thực hiện kế hoạch mua lại các loại vũ khí bị cấm trong dân.
Súng được bán tại cửa hàng ở Ottawa, Canada, ngày 3/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Chính phủ đảng Tự do đã cấm khoảng 1.500 loại súng và các phiên bản mà chính phủ coi là vũ khí tấn công, bao gồm AR-15 và Ruger Mini-14, vào năm 2020 sau khi quốc gia Bắc Mỹ này chứng kiến vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử Canada hiện đại, cướp đi sinh mạng của 22 người.
Chương trình mua lại sẽ yêu cầu chủ sở hữu phải bán những khẩu súng này cho chính phủ hoặc khiến chúng không thể hoạt động được. Hiệp hội Cảnh sát trưởng Canada đã kêu gọi chính phủ đảng Tự do không dựa vào lực lượng cảnh sát – hiện trong tình trạng thiếu nguồn lực – để thực hiện chương trình sắp tới.
Theo cảnh sát trưởng Evan Bray, việc mua lại súng trong dân sẽ là một quy trình hành chính – không phải là vấn đề trị an – liên quan đến một khối lượng lớn công việc. Ông đề nghị chính phủ nên sử dụng một cơ quan khác, hay dịch vụ thư tín, để giúp người dân giao nộp súng, tạo điều kiện để cảnh sát tập trung vào các vấn đề như toàn vẹn biên giới, chống buôn lậu, chống buôn người, xử lý những kẻ vi phạm pháp luật…
Video đang HOT
Trong khi chương trình mua lại súng trong dân được những người ủng hộ kiểm soát súng đạn ca ngợi, một số người khác – bao gồm cả các nghị sĩ đảng Bảo thủ (đảng đối lập tại Canada) – lại cho rằng chương trình đang nhắm vào những chủ sở hữu súng hợp pháp hơn là tội phạm. Đảng Bảo thủ cho rằng chương trình mua lại không giải quyết được luồng vũ khí bất hợp pháp vào Canada, mà theo họ là gốc rễ của các vấn đề bạo lực súng đạn.
Ông Mendicino nhấn mạnh, Chính phủ Canada tôn trọng những người sở hữu súng tuân thủ luật pháp, bao gồm thợ săn và nông dân cũng như người bản địa. Ông cho biết chính phủ sẽ thực hiện cách tiếp cận công bằng và hợp lý khi bồi thường về các loại súng được xác định là bị cấm theo Dự luật C-21.
Khi giới thiệu dự luật vào đầu năm nay, đảng Tự do đã công bố kế hoạch đóng băng nhập khẩu, mua, bán hoặc chuyển nhượng súng ngắn. Các quy định của liên bang nhằm hạn chế số lượng súng ngắn ở Canada hiện đã có hiệu lực.
Trong khuôn khổ dự luật C-21, chính phủ sẽ tước giấy phép sử dụng súng của những người có liên quan đến bạo lực gia đình hoặc tội phạm quấy rối, tăng hình phạt hình sự đối với hành vi buôn lậu súng và yêu cầu những người bị coi là mối đe dọa đối với bản thân hoặc người khác phải giao nộp súng.
Tổng thư ký NATO chỉ ra 'con đường nhanh nhất mang lại hòa bình' cho Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng việc phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine là điều cần thiết, giúp đem lại hòa bình cho quốc gia này trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin DPA của Đức hôm 30/12, ông Stoltenberg tuyên bố: "Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất mang lại hòa bình cho quốc gia này". Theo ông, Nga sẽ chỉ chấp thuận đàm phán hòa bình với Ukraine khi đối mặt với tình huống không thể đạt được các mục tiêu quân sự của nước này.
Cụ thể, người đứng đầu liên minh quân sự phương Tây tuyên bố để chấm dứt xung đột, Tổng thống Vladimir Putin phải đi đến kết luận rằng lực lượng Nga không thể kiểm soát Ukraine. Chỉ khi đó, Điện Kremlin mới sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột.
Tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra sau hôm 29/12, khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thẳng thừng bác bỏ "công thức hòa bình" 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất. Bản đề xuất yêu cầu Nga rút quân khỏi bán đảo Crimea, khu vực Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh Moskva sẽ "không thảo luận với bất kỳ bên nào" theo các điều kiện do Tổng thống Ukraine đề xuất trước đó. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh về nguyên tắc, Điện Kremlin không từ chối tham gia đàm phán với Ukraine. Đồng thời, ông nói thêm rằng Kiev trước tiên phải nhận ra thực tế mới trên thực địa.
Trong khi đó, đề cập đến các cuộc tấn công gần đây vào các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga, ông Stoltenberg lập luận rằng "mọi quốc gia đều có quyền tự vệ", nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công này là chính đáng.
Khi được hỏi liệu NATO có nên cung cấp tên lửa đạn đạo tầm trung cho Ukraine hay không, ông Stoltenberg tiết lộ rằng rằng các quốc gia thành viên NATO và Ukraine đang tham gia đối thoại về các hệ thống bí mật mà ông từ chối nêu tên. Ông cũng chỉ ra rằng một số thành viên của khối quân sự này đã cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí có tầm bắn xa hơn, chẳng hạn như hệ thống tên lửa phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ sản xuất và máy bay không người lái.
Trong diễn biến liên quan, vào tối hôm 30/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật chi tiêu khổng lồ trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, trong đó dành 45 tỷ USD "hỗ trợ quan trọng cho Ukraine". Trong khoản ngân sách đó, 9 tỷ USD sẽ được sử dụng trực tiếp để huấn luyện và trang bị cho Quân đội Ukraine.
Về phần mình, Nga tuyên bố việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài. Moskva đồng thời cảnh báo những quốc gia ủng hộ Ukraine rằng những lô hàng viện trợ này có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực diện giữa Nga và NATO.
Mới đây nhất, hôm 29/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố quân đội nước này đang lên kế hoạch mới cắt đường cung cấp vũ khí và đạn dược của nước ngoài cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Chúng tôi nhận thấy Ukraine đang nhận ngày càng nhiều vũ khí của phương Tây hơn". Ông bổ sung rằng đường sắt, các cây cầu và đường hầm được coi là mục tiêu để ngăn chặn việc chuyển vũ khí.
Ông Lavrov cũng cho biết việc Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine sẽ khiến việc chuyển vũ khí mới gặp nhiều khó khăn hơn. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ ông tin rằng Moskva sẽ đạt được các mục tiêu tại Ukraine nhờ lòng "kiên nhẫn" và "bền chí". Theo ông, mặc dù Nga muốn xung đột với Ukraine kết thúc nhưng nước này cần thời gian để đạt được các mục tiêu trên chiến trường.
Mùa đông có thể gây ra tác động nghiêm trọng tới xung đột Nga - Ukraine Mùa đông ảnh hưởng đến điều kiện chiến trường và tác chiến, không chỉ đối với hoạt động chiến đấu trực tiếp mà còn cả với hậu cần và cơ động ở những khu vực đang diễn ra giao tranh. Người dân sơ tán khỏi Irpin, ngoại ô Kiev, Ukraine vào tháng 3/2022. Ảnh: AP Nhiều vùng của Ukraine đã ở trong điều...