“Chính phủ bóng tối” có thay đổi tình hình Ukraine?
Chính quyền Kiev đang vừa phải chiến đấu chống lại quân ly khai tại miền đông, vừa đối phó với một “chính phủ bóng tối” mới được thành lập.
Hôm 31/3, phe đối lập ở Ukraine đã cho ra mắt một chính phủ mới do cựu Phó Thủ tướng Boris Kolesnikov đứng đầu gồm 4 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng. Trong đó, ông được bổ nhiệm là Thủ tướng của chính phủ bóng tối.
Ông Kolesnikov cho biết: “Chính phủ đương nhiệm hoàn toàn không có năng lực. Do đó, trên cơ sở thông lệ châu Âu, chúng tôi thành lập một chính phủ trong bóng tối, làm cơ sở chung để phát triển các dự án chiến lược quan trọng trong lĩnh vực kinh tế xã hội, cũng như cải cách hiến pháp và an ninh quốc gia”.
Ông Boris Kolesnikov (người đi đầu) trở thành Thủ tướng của chính phủ bóng tối ở Ukraine.
Một nguồn tin cho biết ông Kolesnikov đã viết đơn xin ra khỏi Đảng Các khu vực của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và gia nhập Đảng Khối đối lập. Theo đó, Đảng Khối đối lập được xem là sự kế thừa của Đảng Các khu vực bởi phần lớn thành viên trong đảng đều từng làm nghị sĩ của Đảng Các khu vực và được thành lập kể từ sau khi cựu Tổng thống Yanukovych rời khỏi Kiev sang Nga.
Mang lại sự hồi sinh cho Ukraine?
Hãng thông tấn Sputnik cho hay trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 5/4, Thủ tướng Koselnikov đã cho công bố chương trình hành động của chính phủ bóng tối ở Ukraine. Theo đó, mối quan tâm hàng đầu của Đảng Khối đối lập là lập lại hòa bình tại Donbass, khu vực đang xảy ra giao tranh giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai tại miền đông Ukraine. Ngoài ra, chính phủ bóng tối còn tập trung cải cách hiến pháp và mở rộng quan hệ thương mại với toàn thế giới, chứ không riêng với châu Âu.
Video đang HOT
Ông Koselnikov nhấn mạnh điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với đảng của ông là xây dựng nền hòa bình tại Donbass. “Sẽ không thể vươn tới sự ổn định mà không có hòa bình”, Thủ tướng của chính phủ bóng tối ở Ukraine nói.
Ông này cũng khẳng định việc kết thúc các cuộc giao tranh tại miền đông Ukraine sẽ chấm dứt thương vong và tổn thất không đáng có đối với dân thường và quân nhân Ukraine và “đây là vấn đề quan trọng hơn tất cả mọi thứ”.
Ông Koselnikov hy vọng mang lại hòa bình cho khu vực Donbass.
“Thủ tướng” Koselnikov còn cho rằng hòa bình sẽ mang lại sự hồi sinh cho khu vực Donbass. Theo đó, người dân nơi đây sẽ lại nhận được mức lương, tiền hưu trí như trước đây và tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ Hryvnia cũng sẽ được bình ổn.
Theo ông Kolesnikov, một điều quan trọng không kém là “hiến pháp cần có thêm những sáng kiến mang lại nền hòa bình cho quốc gia”. Nhiệm vụ chính yếu là trao thêm quyền lực cho người dân, đưa quyền lực từ trung ương về trao cho chính quyền địa phương. Nếu như khu vực Donbass cần quyền lực này để lập lại hòa bình thì chính phủ nên làm như vậy. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đi ban đầu. Toàn bộ các khu vực trên cả nước cần được trao quyền hạn ngang nhau bao gồm cả quyền hạn chống tham nhũng.
>> Ukraine hứa thay đổi hiến pháp nhưng không rút quân khỏi vùng đông nam
Cũng theo vị chính trị gia này, một nhiệm vụ cấp thiết khác là giảm chi tiêu không cần thiết cho ngành dân sự vốn đang ngốn của chính phủ 60 tỷ Hryvnia (2,55 tỷ USD) và chuyển số tiền này sang lĩnh vực xã hội.
“Các bộ ban ngành đang có hơn một ngàn công chức làm việc. Trong đó, nhiều người đang phục vụ trong Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế. Chính quyền các khu vực cũng có tới hàng ngàn nhân viên. Họ đưa ra được những quyết định gì? Nếu như các bộ ban ngành này bị đóng cửa, tôi tin rằng người dân Ukraine sẽ không phải lo lắng về việc cuộc sống của họ sẽ sống ra sao trong vòng ít nhất 20 năm tới”, Thủ tướng của chính phủ bóng tối Ukraine nói.
Liên quan tới vấn đề kinh tế, ông Kolesnikov cho rằng Ukraine nên trở thành một thị trường mở và “bắt tay với cả thế giới”. Theo ông, Ukraine cần vươn tới các thị trường trong Liên minh châu Âu, Liên minh Hải quan Âu-Á và quan trong nhất là khu vực Bắc Mỹ và Đông nam Á”.
Theo Minh Thu/Infonet
Đức cam kết sát cánh cùng Ukraine hạ nhiệt tình hình miền Đông
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 1/4 đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk .
Hai nhà lãnh đạo tập trung bàn thảo về tình hình kinh tế- tài chính của Ukraine, các biện pháp cải cách của chính phủ, cũng như việc thực thi thỏa thuận Minsk ở khu vực miền Đông nước này.
Binh sĩ Ukraine tại Donetsk (Ảnh AP)
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Berlin với Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk, Thủ tướng Đức Merkel thông báo, Đức cam kết sẽ hỗ trợ Ukraine 500 triệu Euro để giúp quốc gia Đông Âu này tái thiết đất nước.
"300 trong số 500 triệu Euro sẽ được chi cho việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và trợ giúp hệ thống y tế của Ukraine. Và chúng tôi vừa ký kết một tuyên bố song phương tại Bộ Kinh tế Đức", bà Merkel nói.
Đề cao vai trò của Chính phủ Ukraine trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế cũng như quyết tâm chống tham nhũng, Thủ tướng Đức Merkel cũng đồng thời hối thúc chính quyền Kiev tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế của Ukraine.
Cam kết hỗ trợ tài chính của Chính phủ Đức giành cho Ukraine được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang suy thoái trầm trọng, với GDP tăng trưởng âm, lạm phát và nợ công tăng cao, đồng nội tệ mất giá, dự trữ vàng và ngoại hối cạn kiệt.
Nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Ukraine rơi vào tình trạng bấp bênh như vậy cũng một phần vì tình hình bất ổn ở khu vực miền Đông và xuất khẩu giảm.
Theo bà Merkel, tình hình ở miền Đông Ukraine "đã tĩnh lặng xét về mặt xung đột quân sự". Tuy nhiên, Thủ tướng Đức vẫn lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận hòa bình Minsk đối với khu vực xung đột ở miền Đông Ukraine khi cho rằng thỏa thuận ngừng bắn vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ và thực thi trọn vẹn.
Về phần mình, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk kêu gọi phương Tây hỗ trợ hơn nữa cho Kiev trong cuộc xung đột hiện nay. Ông Yatsenyuk cũng thừa nhận thực hiện nghiêm túc thỏa thuận Minsk là cách thức duy nhất để giảm leo thang xung đột ở Đông Ukraine.
"Cần phải thực hiện một lệnh ngừng bắn thực sự. Số lượng các vụ giao tranh đã giảm. Tuy nhiên mới chỉ có Ukraine thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn. Kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, đã có ít nhất 75 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và nhiều binh sĩ khác bị thương. Nhưng ở thời điểm này, đây là lộ trình duy nhất cho chúng tôi để xoa dịu tình hình căng thẳng", ông Yatsenyuk nói.
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng tiến hành bầu cử tại các khu vực hiện do lực lượng đòi độc lập kiểm soát ở miền Đông, dù sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi khởi động chiến dịch tranh cử./.
Phương Anh Tổng hợp
Theo_VOV
Brazil và Mỹ tranh cãi quyền sở hữu khối ngọc hàng trăm triệu USD Ngày 31/3, thẩm phán Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của chính phủ Brazil về việc đình chỉ xét xử vụ án kéo dài 6 năm nay về quyền sở hữu khối ngọc nặng 38kg được phát hiện tại bang Bahia, miền Đông Brazil vào năm 2001. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters.com) Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ dẫn phát biểu của...