Chính phủ Argentina chỉ biết vụ mất tích tàu ngầm khi đọc báo
Chính phủ Argentina chỉ biết đến vụ mất tích tàu ngầm hải quân ARA San Juan cùng với 44 thủy thủ sau khi đọc báo, hãng tin Express dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho biết ngày 24/11.
Giới chức Argentina bị chỉ trích vì ứng phó chậm với vụ mất tích tàu ngầm. (Ảnh: EPA)
Thông tin trên được tiết lộ sau khi Tổng thống Argentina Mauricio Macri chỉ trích các tư lệnh hải quân vì cách ứng phó với vụ mất tích tàu ngầm hôm 15/11.
Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad thậm chí không hề hay biết về vụ việc cho đến sau 48 giờ kể từ khi con tàu mất liên lạc, báo La Nación của Argentina dẫn nguồn thạo tin cho biết.
Ông Aguad đã chỉ thị các cuộc điều tra tìm hiểu nguyên nhân khiến tàu ARA San Juan mất tích. Trong khi đó, Tổng thống Macri, người mất ngủ nhiều đêm kể từ sau vụ mất tích tàu ngầm, cho biết ông muốn cách chức tư lệnh hải quân Marcelo Srur.
Ông Macri chỉ trích ông Srur vì ông này ban đầu tỏ ra không tin tưởng đề nghị giúp đỡ của Chile, Brazil và Anh nên đã làm chậm trễ quá trình tìm kiếm, cứu hộ.
Trang tin Infobae cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina đã yêu cầu ông Srur trình một báo cáo toàn diện về các yếu tố có thể dẫn đến việc tàu San Juan mất tích. Ông muốn biết tại sau tàu ngầm không có các tàu hộ tống và tại sao ông Srur chỉ báo cáo sự việc sau 48 giờ.
Video đang HOT
Tàu ngầm ARA San Juan mất tích tại khu vực cách bờ biển Argentina khoảng 430km cùng với 44 thủy thủ khi đang làm nhiệm vụ tuần tra. Cơ hội sống sót của 44 thủy thủ trên tàu gần như tan biến khi đã 9 ngày trôi qua song giới chức Argentina với sự hỗ trợ quốc tế vẫn chưa thể định vị được con tàu. Hải quân Argentina dẫn thông tin từ một cơ quan giám sát quốc tế cho biết họ đã ghi nhận âm thanh giống âm thanh một vụ nổ lớn gần nơi tàu San Juan liên lạc lần cuối cùng cũng vào sáng 15/11. Giới chuyên gia cho rằng, có thể con tàu đã bị đắm sâu và phát nổ do sức ép của nước.
Người thân tuyệt vọng khi cơ hội sống sót của các thủy thủ nhạt dần. (Ảnh: EPA)
Thông tin mới nhất làm dấy lên lo ngại và cả sự phẫn nộ của gia đình các thủy thủ trên tàu. Nhiều người chỉ trích cách thức ứng phó khủng hoảng của giới chức Argentina.
“Họ bắt chúng tôi chờ đợi ở đây suốt 1 tuần qua. Tại sao họ không thông báo gì với chúng tôi. Tôi không còn hy vọng nào, tất cả đã chấm hết rồi”, Itati Leguizamon, vợ một thủy thủ chia sẻ. Cô cho biết thêm, chồng cô từng tiết lộ rằng, năm 2014 tàu San Juan từng gặp một sự cố nghiêm trọng khi nó không thể nổi lên mặt nước.
Tàu ngầm mất tích được đóng tại Đức Năm 1985 trước khi bàn giao cho Hải quân Argentina năm 1986. Đây là tàu ngầm chạy bằng năng lượng diesel. Con tàu được nâng cấp năm 2008 và dự định kéo dài tuổi thọ hoạt động thêm 30 năm.
Minh Phương
Theo Express
Bí ẩn từ tín hiệu đau khổ từ tàu ngầm bị mất tích
Các đội cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm tàu ngầm bị mất tích cùng thủy thủ đoàn của họ sau khi nhận được tín hiệu đau khổ đầy bí ẩn, nhưng họ không biết chúng được gửi từ đâu.
Tàu ngầm Argentina bị mất tích phát tín hiệu cuối cùng vào ngày thứ Tư tuần trước.
Tàu ngầm mất tích ARA San Juan của Hải quân Argentina đã cố gắng liên lạc bằng vệ tinh với trạm mặt đất 7 lần nhưng không thành công, điều này đang cho hi vọng 44 thủy thủ đoàn vẫn còn sống và họ sẽ được tìm thấy.
Bộ Quốc phòng Argentina cho biết các liên lạc được thực hiện vào 10h52 và 3h42 (giờ địa phương) vào ngày 18.11. Các lần liên lạc kéo dài khoảng 36 giây. "Chúng tôi đã nhận được 7 cuộc gọi vệ tinh, có thể đến từ tàu ngầm ARA San Juan. Chúng tôi đang nỗ lực để xác định vị trí của nó", Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad nói. Vị trí cuối cùng của tàu ngầm là 268 dặm ngoài khơi bờ biển biển Patagonia, miền Nam Argentina khoảng 200 hải lý.
Tư lệnh Hải quân Gabriel Galeazzi cho biết: "Chúng tôi đã phân tích những tín hiệu này, như chúng ta biết là những tín hiệu đó không liên tục và yếu.Chúng không đủ để giúp xác định một điểm trên bản đồ tìm kiếm. "
Công ty vệ tinh của Mỹ, Iridium Communications đã vào cuộc để giúp tìm tàu, cho biết các tín hiệu không đến từ tàu ngầm và có thể đến từ các thiết bị vệ tinh khác. Hàng chục tàu và máy bay từ Argentina, Mỹ, Anh, Chilê và Brazil đã tham gia vào các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ. Ba tàu được trang bị radar đặc biệt đang theo dõi một con đường mà tàu ngầm có thể đã đi qua.
Một cầu bé đang cầm hình vẽ cầu nguyện cho các cầu thủ trên tàu ngầm bị mất tích.
Mỹ ngày 19.11 cho biết sẽ triển khai thêm một máy bay với phi hành đoàn gồm 21 người từ Florida tới khu vực phía nam Đại Tây Dương để giúp Argentina tìm kiếm tàu ngầm mất tích ARA San Juan .
Máy bay mới được hải quân Mỹ triển khai sẽ đóng góp thêm vào nỗ lực của một máy bay khác của Mỹ cũng như các máy bay và tàu bè của Argentina để tìm kiếm khu vực cách duyên hải nước này hàng trăm km.
Tuy nhiên, gió to và sóng lớn đã gây khó khăn cho nỗ lực này. Các nước như Chile, Anh và Nam Phi cũng tham gia công tác cứu hộ.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên của hải quân Argentina, Enrique Balbi, nói rằng việc tìm kiếm 80% khu vực đặt ra ban đầu không phát hiện ra dấu vết của tàu ngầm trên mặt biển, nhưng thủy thủ đoàn có vẫn còn nhiều lương thực và ôxy.
Hải quân nói rằng việc mất điện trên tàu ngầm chạy bằng diesel - điện có thể đã khiến việc liên lạc không thể thực hiện được. Theo quy định, tàu ngầm phải nổi lên mặt biển nếu mất liên lạc.
Theo Danviet
Những câu hỏi để ngỏ sau vụ tàu ngầm Argentina chở 44 người mất tích 9 ngày trôi qua kể từ khi tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina chở 44 người mất liên lạc trên Đại Tây Dương, nhiều câu hỏi vẫn đang được đặt ra liên quan tới số phận của con tàu này. Tàu ngầm ARA San Juan mất tích sáng 15/11 ở Đại Tây Dương. (Ảnh: RT) Hải quân Argentina ngày 23/11...