Chính phủ Ấn Độ bị buộc bồi thường cho các gia đình có người chết vì Covid-19
Tòa án Tối cao Ấn Độ vừa ra phán quyết rằng chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi phải làm theo luật là bồi thường cho các gia đình có người chết vì Covid-19.
Đã có gần 400.000 người chết vì Covid-19 ở Ấn Độ . Ảnh REUTERS
Bloomberg hôm nay 30.6 trích nội dung phán quyết cho hay Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA), do Thủ tướng Modi đứng đầu, từ bây giờ có 6 tuần để đưa ra các hướng dẫn chi tiền bồi thường cho người thân của những bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Một ban thẩm phán do thẩm phán Ashok Bhushan dẫn đầu hôm nay đã bác bỏ lập trường của chính phủ rằng việc bồi thường tiền là không bắt buộc theo các luật quản lý thảm họa, và lập luận “giới chức tầm quốc gia đã không thực hiện nhiệm vụ theo luật định”.
Cũng theo phán quyết, NDMA sẽ quyết định về số tiền bồi thường sau khi cân nhắc các ưu tiên của chính phủ. Phán quyết làm gia tăng sự chỉ trích về cách đối phó đại dịch của Thủ tướng Modi, theo Bloomberg.
Sông Hằng dâng nước, lộ thêm nhiều thi thể
Dữ liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố hôm nay cho thấy có thêm 817 ca Covid-19 tử vong và 45.951 ca nhiễm trong 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt gần 400.000 và hơn 30 triệu ca, theo Reuters.
Modi có thể đi vào vết xe đổ Covid-19 của Trump
Coi nhẹ Covid-19 và phớt lờ lời khuyên từ giới khoa học, Thủ tướng Modi dường như đang lặp lại sai lầm của Trump, nhưng ở quy mô lớn hơn.
Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc Hindu cầm quyền của Thủ tướng Narendra Modi vừa hứng chịu một thất bại nặng nề, khi để thua trong cuộc bầu cử tại bang chủ chốt Tây Bengal. Đòn giáng chính trị này đến với Thủ tướng Modi trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai đang tạo ra một cơn ác mộng kinh hoàng tại Ấn Độ, khi số ca nhiễm và tử vong liên tục tăng ở mức chưa từng thấy.
Hôm 1/5, số ca nhiễm mới hàng ngày của Ấn Độ lần đầu tiên vượt 400.000. Biến chủng virus mới đang tàn phá nặng nề quốc gia đông dân thứ hai thế giới này, đến nỗi các lò hỏa táng dù hoạt động hết công suất vẫn không xử lý kịp thi thể người chết.
Trong cơn bão Covid-19, Thủ tướng Modi, lãnh đạo đảng BJP, dường như nhận ra rằng sự yêu mến của nhân dân, vốn đã đưa ông đến chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử cách đây hai năm, đang suy giảm nghiêm trọng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp về Covid-19 tại New Delhi đầu tháng trước. Ảnh: ANI.
Theo bình luận viên Hayes Brown từ MSNBC , những lãnh đạo dân túy như Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump... đã không nhanh chóng hành động khi làn sóng Covid-19 đầu tiên tấn công. Họ được cho là tìm mọi cách để duy trì ảnh hưởng chính trị, phủ nhận mức độ nghiêm trọng của đại dịch hoặc tìm "vật tế thần", thay vì áp dụng các biện pháp quyết liệt để dập dịch.
Phản ứng chậm chạp, thiếu nhất quán của chính quyền Trump được cho là nguyên nhân chính khiến ông mất đi ủng hộ từ cử tri, để rồi cuối cùng thất bại trên đường đua vào Nhà Trắng trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.
Tại Ấn Độ, dù đất nước bị tàn phá nặng nề bởi làn sóng Covid-19 đầu tiên hồi đầu năm ngoái, những chiến lược lấy lòng người dân và đánh lạc hướng dư luận của chính quyền Modi dường như vẫn phát huy tác dụng, khi tỷ lệ ủng hộ dành cho ông không bị sụt giảm nặng nề. Nhưng khi sóng Covid-19 thứ hai ập đến với những biến chủng mới nguy hiểm hơn, chiến lược duy trì ủng hộ của Modi dường như đã không còn hiệu quả.
Giới chuyên gia cho rằng cách hai lãnh đạo Mỹ - Ấn phản ứng với đại dịch khá tương đồng, báo hiệu một tương lai chính trị không dễ dàng đối với Thủ tướng Modi.
"Modi dường như đã đi theo lộ trình Covid-19 của Trump, bắt đầu bằng việc hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch", giáo sư Mark Juergensmeyer, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Toàn cầu Orfalea tại Đại học California, bình luận. "Hồi tháng 3, khi số ca nhiễm tăng vọt, ông ấy vẫn tuyên bố rằng Ấn Độ sẽ là nhà thuốc của thế giới khi nước này đã kiểm soát được đại dịch".
Giống như Trump hồi năm ngoái, Modi phớt lờ những khuyến cáo từ giới khoa học, nhất định tổ chức các cuộc mít tinh, sự kiện vận động tranh cử lớn kể từ khi các cuộc bầu cử địa phương bắt đầu vào cuối tháng ba, cũng là lúc những dấu hiệu bùng dịch nhen nhóm xuất hiện.
"Ở bất kỳ nơi nào tôi nhìn đến... cũng đều có những đám đông", Thủ tướng Modi lúc bấy giờ tuyên bố trước đám đông hàng nghìn người đang tụ tập ở bang Tây Bengal, một trong những mục tiêu chính mà đảng BJP muốn thu hút sự ủng hộ.
Cũng tương tự Trump, thậm chí đến vài tuần trước, chính quyền Modi vẫn lạc quan tin rằng cuộc khủng hoảng sắp kết thúc, đặt cược vào chiến dịch tiêm chủng nhưng tránh phải sử dụng đến những biện pháp khác có thể gây suy giảm mức độ ủng hộ đối với ông cũng như đảng BJP.
Trump (phải) tiếp Thủ tướng Modi tại Nhà Trắng ngày 26/7/2017. Ảnh: Reuters .
Có lẽ suy nghĩ này là lý do chính khiến Thủ tướng Modi quyết định không hủy lễ hội tôn giáo Kumbh Mela thu hút hàng triệu người đến tham dự bên bờ sông Hằng hồi tháng trước.
Thủ tướng Modi đã nỗ lực duy trì ủng hộ bằng chiến lược tập trung thể hiện sự đồng cảm và kết nối với cử tri, đồng thời tạo cảm giác rằng ngay cả khi mắc sai lầm, ông vẫn đang cố gắng hết sức. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay khiến chiến lược này mất hoàn toàn tác dụng.
Modi không đưa ra lời chia buồn nào đối với những người đã thiệt mạng trong sóng Covid-19 thứ hai. Kết quả bầu cử ở Tây Bengal được coi là một nỗi thất vọng lớn đối với Thủ tướng Ấn Độ sau chiến dịch vận động ủng hộ mạnh mẽ của đảng BJP.
Bên ngoài Ấn Độ, một lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy khác cũng đối mặt thách thức tương tự Thủ tướng Modi là Tổng thống Brazil Bolsonaro. Brazil hiện là nước có số ca tử vong cao thứ hai thế giới, đứng ở mức trên 400.000. Đáng chú ý, số người chết vì Covid-19 năm nay của Brazil nhiều hơn so với cả năm trước cộng lại.
Kết quả là tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Bolsonaro đã giảm từ 41,2% hồi tháng 10 năm ngoái xuống mức 32,9% tháng hai năm nay và nó có thể còn giảm sâu hơn nữa khi Thượng viện Brazil bắt đầu tiến trình điều tra về cách ông ứng phó đại dịch Covid-19.
Câu hỏi đặt ra là liệu những phản ứng yếu kém trước Covid-19 sẽ mang đến những tác động kéo dài nào đối với các lãnh đạo theo đường lối dân túy này và liệu họ có kéo theo đảng của mình cùng "chìm thuyền" hay không.
Đến nay, dù Trump thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái, các quan chức cấp cao đảng Cộng hòa vẫn chưa khước từ hoàn toàn cách tiếp cận của ông với Covid-19. Đảng Cộng hòa vẫn giữ được quyền lực ở nhiều khu vực bầu cử ở Mỹ.
"Thủ tướng Modi không phải Trump và chính trị Ấn Độ không giống như ở Mỹ", giáo sư Juergensmeyer nhận định. "Tỷ lệ ủng hộ Trump chưa bao giờ cao hơn tỷ lệ phản đối, trong khi Modi vẫn là một chính trị gia được nhiều người dân yêu mến".
Theo chuyên gia này, Thủ tướng Modi chỉ phải tái tranh cử năm 2024, khi tình hình có thể đã lắng dịu, nên ông và đảng BJP nhiều khả năng sẽ sống sót về mặt chính trị sau cơn bão Covid-19.
Nhưng hiện tại, ngay lúc này, Covid-19 đang khiến đảng BJP rơi vào khủng hoảng thật sự, bình luận viên Brown đánh giá. "Cử tri Ấn Độ sẽ không thể sớm quên thảm kịch quốc gia này và cách mà Thủ tướng Modi đã khiến nó trở nên trầm trọng hơn như thế nào", ông nhấn mạnh.
Nông dân Ấn Độ đổ về thủ đô phản đối chính sách nông nghiệp mới Hàng chục ngàn nông dân đã lái máy kéo, đầu kéo từ khắp nơi đổ về thủ đô New Delhi để phản đối các chính sách nông nghiệp mới của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi. Xe đầu kéo và xe tải do người biểu tình kéo đến tập trung trên đoạn xa lộ gần thủ đô New Delhi ngày 29-11 - Ảnh:...