Chính khách Việt được lợi hay không khi “xài” Facebook?
Giới chuyên gia và truyền thông cảnh báo mạng xã hội là con dao hai lưỡi đối với các chính trị gia, có lợi mà cũng tiềm ẩn điều hại.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bà xem Facebook là một kênh thông tin hữu ích và bà sẵn sàng lắng nghe các góp ý từ người bệnh, người dân về các chính sách và các hoạt động của ngành.
Bên cạnh đó, bà Kim Tiến cũng cho biết với những thông tin bà biết, bà sẽ tự trả lời trên trang cá nhân, những vấn đề khác thì đề nghị hỏi sang fanpage của bộ trưởng Bộ Y tế.
Trang Facebook của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Trước đó, trên trang cá nhân của mình, ông Khuất Việt Hùng – phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia – cũng đã đăng tải dòng trạng thái nhận lỗi về sơ sót trong một buổi tham gia chương trình phát thanh.
Ngoài ra, trên trang này, ông Hùng cũng thường xuyên chia sẻ và trao đổi những thông tin về an toàn giao thông với mọi người.
Gặp người dân trên Facebook sau 11h đêm
Trên trang cá nhân của mình, bà Tiến cho biết bà thường gặp mọi người trên Facebook vào buổi tối, thường là sau 11h đêm.
Ngày 6/2, một người dùng tên Van Bui bình luận trên Facebook cá nhân của bà Tiến về vấn đề xử lý vụ nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức. Sau đó, bà Tiến đã có phản hồi.
Trước đó ngày 29/1, bà Tiến cũng viết lên nỗi trăn trở về bệnh nhân ung thư trong một bình luận: “Các bệnh nhân ung thư phải nằm ghép là nỗi trăn trở của ngành y tế và của bản thân tôi. Hiện nay, ở phía Hà Nội thì tình trạng này đã giảm rõ rệt vì Bộ Y tế đã đưa bệnh viện K cơ sở 3, với 800 giường vào hoạt động hơn nửa năm nay, nhưng ở TP.HCM khó khăn hơn, hi vọng Trung tâm Ung bướu ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì sẽ đỡ hơn”.
Việc bộ trưởng Bộ Y tế phản hồi những thắc mắc, trăn trở của người dân đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người với những dòng bình luận cảm ơn, chia sẻ trên trang cá nhân của bà Tiến.
Fanpage của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bà cũng mong được thông cảm vì không thể trả lời hết các phản hồi của mọi người trên trang Facebook này khi viết: “Cảm ơn các bạn, mình tranh thủ cập nhật thông tin và xem phản ảnh của người dân, nên không trả lời hết các phản hồi của các bạn, mong các bạn thông cảm”.
Bà Tiến là bộ trưởng đầu tiên trong Chính phủ đương nhiệm công khai địa chỉ Facebook chính thức.
Kênh giao tiếp trực tiếp với dân
Video đang HOT
Phó chánh văn phòng Bộ Y tế Hà Anh Đức cho biết việc sử dụng và công khai Facebook cá nhân là ý tưởng của chính Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
“Facebook nói riêng hay mạng xã hội nói chung là một kênh truyền thông để mọi người cung cấp thông tin cho công luận hoặc tiếp nhận phản hồi. Đó cũng là một kênh để các nhà lãnh đạo tham khảo” – ông Hà Anh Đức cho biết.
Ông Khuất Việt Hùng cho biết trang Facebook giúp ông rất nhiều trong vấn đề tuyên truyền về an toàn giao thông.
Ông Hùng cho biết sau khi tiếp nhận các thông tin, “hoặc là tôi làm công văn, hoặc là gọi điện thoại chỉ đạo trực tiếp. Tôi cho rằng dưới con mắt giám sát của nhân dân và chính ý thức của người dân thì không lý gì vấn đề giao thông lại không tốt lên trong thời gian tới”.
“Sẽ lợi cho dân rất nhiều”
Đó là bình luận của anh Lưu Nghiệp Huy (Q.6, TP.HCM) về việc công khai Facebook cá nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
“Thứ nhất là lợi ích về mặt thông tin y tế, thứ hai là sự gắn kết giữa dân và bộ trưởng sẽ gần hơn” – anh Nghiệp Huy nói.
Nhận định về quyền lợi của người dân khi các chính khách tham gia mạng xã hội, tiến sĩ (TS) Huỳnh Văn Thông – trưởng khoa báo chí truyền thông, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – cho rằng đây là một kênh giao tiếp trực tiếp của người dân với các vị chính khách để đề đạt nguyện vọng, góp ý kiến của mình vào những quyết định mang tính xã hội.
Ông Thông phân tích:
Ông Trần Chiến Bình, giám đốc điều hành Teamwork PR, cho biết ông đánh giá cao việc công khai Facebook để giao tiếp của Bộ trưởng Tiến.
Cẩn trọng việc bảo mật
TS Huỳnh Văn Thông cho rằng lợi ích đầu tiên của việc những chính khách sử dụng mạng xã hội chính là cơ hội phát ngôn chính thức, tạo ra một đối trọng cần thiết để điều chỉnh những thông tin không chính thức.
Ông Trần Chiến Bình cũng cho rằng với số lượng người dùng Facebook khoảng 20 triệu hiện nay sẽ mang đến một thách thức không nhỏ với bản thân bộ trưởng và êkip giúp việc cho bộ trưởng trong việc tiếp nhận và sàng lọc thông tin, một khi kênh này là kênh người dân tin tưởng và bộc bạch ý kiến của mình.
Chính khách không thể thiếu mạng xã hội
Tổng thống Mỹ Barack Obama được đánh giá là “ông vua mạng xã hội” khi có tài khoản hàng loạt mạng xã hội khác nhau, từ Facebook, Twitter đến BlackPlanet.com, MiGente.com…
Có thể nói hầu hết quan chức Mỹ đều sử dụng mạng xã hội.
Ở châu Á, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng được xem là một chính trị gia sử dụng mạng xã hội cực kỳ hiệu quả.
Ông có tới 21,8 triệu người bạn trên Facebook, chỉ kém ông Obama, số lượng người theo dõi ông trên Twitter cũng lên tới 6,62 triệu người. Không chỉ dùng mạng xã hội để đối thoại với người dân, ông còn phản hồi thông điệp của các nhà lãnh đạo quốc tế.
Đối với các chính trị gia phương Tây và cả nhiều quốc gia châu Á, mạng xã hội là công cụ không thể thiếu. Các chuyên gia bầu cử Mỹ đánh giá mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn chính trường nước này.
Trang Facebook của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Mạng xã hội giúp các chính trị gia kết nối trực tiếp với cử tri, tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ người dân và đánh giá quan điểm chung của dư luận.
Mạng xã hội cũng được đánh giá là thay đổi đáng kể chính trường Singapore kể từ cuộc bầu cử năm 2011. Nhờ mạng xã hội, các nhà lãnh đạo nước này kết nối được với nhiều người dân hơn với tốc độ nhanh hơn.
Khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã lần đầu tiên đối thoại với cử tri qua trang Facebook. Kể từ đó, các cuộc bầu cử ở Singapore luôn bắt đầu từ “chiến trường” mạng xã hội.
Một trong những lý do giúp mạng xã hội trở nên hiệu quả trong chính trị là chúng giúp các chính trị gia liên hệ được với người dân trẻ tuổi.
Giới chuyên gia đánh giá trong hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012, Tổng thống Mỹ Obama đã vận động rất thành công sự ủng hộ của cử tri trẻ qua hai mạng Facebook và Twitter.
Các chuyên gia chính trị phương Tây khẳng định bất cứ chính trị gia nào cũng cần hiện diện trên ít nhất bốn mạng xã hội lớn là Facebook, Twitter, YouTube và Flickr.
Đây là “nhóm bộ tứ” mạng xã hội tối quan trọng, tăng trưởng nhanh và phổ biến sâu rộng khắp thế giới và có những đặc điểm khác nhau.
Facebook mang tính toàn diện, cho phép chính trị gia đăng ảnh, video, gửi thông điệp chung, tương tác với người dân…
Twitter giúp chính trị gia gửi các tin nhắn nhanh, thông tin nóng. YouTube là nền tảng để giúp các chính trị gia gửi thông điệp bằng video còn Flickr giúp họ quảng bá hình ảnh hoạt động.
Dù vậy, giới chuyên gia chính trị và truyền thông cảnh báo mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi đối với các chính trị gia. Một thông điệp sai sót trên Facebook hay Twitter có thể khiến họ đối mặt với làn sóng chỉ trích lan nhanh chóng mặt trên mạng Internet.
Theo Tuổi Trẻ
Ông Khuất Việt Hùng nhận lỗi trước vụ scandal truyền thông
Phó chủ tịch UB An toàn giao thông QG Khuất Việt Hùng lên tiếng xin lỗi vì ứng xử của mình trước một chương trình tọa đàm trực tiếp trên VOV2.
Hiện dư luận đang xôn xao trước bài viết "Quan chức và hình ảnh trước công chúng" trên Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN). Bài viết nói về cách hành xử "khó hiểu" của một vị quan chức cấp cao trong Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trái ngược hoàn toàn với những gì ông thể hiện ra bên ngoài.
Theo bài báo này, dịp giáp Tết Ất Mùi vừa qua, Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo (VOV2 - Đài TNVN) thực hiện cuộc tọa đàm trực tiếp chủ đề: "Tai nạn giao thông ngày Tết: Nỗi ám ảnh kinh hoàng". Khách mời là một Phó chủ tịch của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Trình độ và tư cách của ông quá đủ cho chủ đề nóng dư luận đặc biệt quan tâm này. Sắp đến giờ phát sóng, lãnh đạo vì trăm công nghìn việc "alo" thông báo có thể đến muộn. Tuy nhiên, cuối cùng thì vị quan chức đĩnh đạc với comple, caravat cũng tới kịp để dự buổi phát sóng, đi theo là thư ký.
Ảnh chụp nội dung bài viết nhận lỗi trên Facebook ông Khuất Việt Hùng.
Theo bài viết này, vị quan chức xuất hiện tại phòng thu của đài quốc gia với một thái độ không xứng với tầm vóc của một chính khách. Ông bực tức khi biết thư ký đã thông báo nhầm thành chương trình truyền hình VOV. Ngay lập tức, trước mặt toàn bộ ekip thực hiện chương trình, ông hạch sách, rồi tháo vội chiếc caravat lia về phía thư ký.
Chiếc phong bì thù lao khách mời dành cho ông cũng bị chung số phận. Hành xử của ông khiến toàn bộ ekip sững sờ, trong khi vị thư ký thì lúng ta lúng túng như "gà mắc tóc" không biết xử sự ra sao trước sự tức tối của lãnh đạo.
Người viết bài báo này bình luận thêm: "Cuối cùng buổi trực tiếp cũng suôn sẻ với những phát biểu hùng hồn của ông về trách nhiệm của nhà chức trách trong việc thi hành công vụ đảm bảo an toàn giao thông... Lời nói thì như thần nhưng cung cách hành xử, lời nói trước đó thì thật khó chấp nhận đối với người đại diện một ủy ban lớn của Chính phủ. Nó thể hiện một thái độ thiếu văn hóa, điều không nên có ở một người bình thường chứ chưa nói ở cương vị lãnh đạo".
Trong khi dư luận đang ồn ào bàn tán, chỉ trích về cách hành xử của vị quan chức này thì trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã lên tiếng nhận lỗi.
Cụ thể, ông Hùng viết: "Hôm nay trên trang thông tin của VOV trên Facebook có đăng bài viết Quan chức và hình ảnh trước công chúng (dẫn link bài viết gốc).
Tôi thấy đây là một bài viết rất hay và đúng, nhân vật được hướng đến trong bài viết là cá nhân tôi.
Trước tiên cho phép tôi cám ơn tác giả bài viết và lấy đây là một bài học quan trọng cho bản thân mình, đặc biệt là trong ứng xử xã hội.
Tôi hoàn toàn nhất trí với tác giả bài viết về quan điểm yêu cầu những người cán bộ, công chức phải có trách nhiệm thương xuyên tu dưỡng bản thân, rèn luyện kỹ năng sống, tránh gửi những thông điệp làm ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức và vị trí công việc mà mình được giao.
Một lần nữa, xin cám ơn nhà báo Minh, lãnh đạo VOV về bài học này.
Tôi cũng xin nhận khuyết điểm với cơ quan, lãnh đạo, đồng nghiệp về những ứng xử thiếu kiềm chế của mình.
Đồng thời xin gửi lời xin lỗi tới các cô, bác, anh chị, bạn bè luôn dành tình cảm và sự ủng hộ cho tôi.
Tôi hứa sẽ sửa chữa và khắc phục ngay!".
Lời xin của vị Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã nhận được hàng trăm lượt like của những người bạn của ông trên Facebook. Hầu hết mọi người đều ủng hộ lời xin lỗi kịp thời với thái độ cầu thị của ông. "Cách tiếp thu, nhận lỗi và hứa sửa đổi của ông Hùng như vậy xem ra rất kịp thời và cầu thị - một điều hiếm thấy ở quan chức của ta hiện nay", một thành viên Facebook bình luận.
Một thành viên khác cũng cho rằng: "Cách hành xử của ông Hùng là khá hiếm trong giới quan chức Việt hiện nay. Với những vụ ồn ào liên quan tới ứng xử như vậy, phần lớn quan chức thường lên tiếng thanh minh hoặc lờ sự việc đi, vì nếu có lờ đi thì cũng không sao. Tuy nhiên, cách ứng xử của ông Hùng lại khác. Ông thẳng thắn nhìn vào sự việc và thừa nhận cái sai của mình, đồng thời gửi lời xin lỗi với thái độ chân thành và lời hứa sửa đổi. Trong lời xin lỗi của ông, không có một cụm từ nào vòng vo, thanh minh hay đổ lỗi cho người khác. Thực ra là quan chức hay là dân thì cũng là con người, không phải thánh nên không tránh được việc mắc lỗi, cái quan trọng là họ ứng xử như thế nào sau những khuyết điểm của mình".
Theo KIến Thức
Vĩnh biệt một tính - cách - Quảng Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân - chính khách tinh tế, sâu sắc, quyết liệt mà chân tình - vừa từ trần. Tôi không nghĩ là anh Mai Thúc Lân đã ra đi. Những năm gần đây, gặp anh khi anh vừa qua trận ốm do căn bệnh hiểm nghèo, người đã nhỏ lại càng gầy thêm nhưng đôi mắt...