Chính biến Ukraine: Nga đang xuống nước hay mở đường?
Cuộc đàm phán đã chính thức bắt đầu. Song song với những vấn đề nghị sự trên bàn đàm phán, các bên liên tiếp có những động thái tương tác với nhau.
Nóng từ ngày đàm phán đầu tiên
Ngày 17/4/2014, lần đầu tiên bốn bên liên quan tới vấn đề Ukraine đã ngồi lại với nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm tìm ra một phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết dứt điểm tình trạng khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở đất nước Đông Âu này.
Tham gia cuộc đàm phán là Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngọi trưởng Andriy Deshchytsya, và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu, Catherine Ashton.
Dù hôm 16/4, Ngoại trưởng Đức đã lên tiếng nhận định, cuộc đàm phán này “không được phép thất bại” nhưng bản thân những bên liên quan, khi đặt chân vào phòng nghị sự, tất cả đều tin rằng sẽ không có nhiều hi vọng về một thỏa thuận chung đạt được thông qua đàm phán lần này.
Ngay khi vừa đến Thụy Sĩ, Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine, ông Deshchytsya đã kêu gọi Nga ngừng ngay việc ủng hộ “lực lượng khủng bố” tại miền đông nước này. (Theo cách gọi của Kiev dành cho những người biểu tình thân Nga chống chính quyền trung ương).
Từ trái sang, đại diện của Ukraine, EU, Nga, Mỹ tại đàm phán bốn bên
Vị Ngoại trưởng này còn lớn lối đưa ra hàng loạt các yêu cầu mà có nằm mơ Nga cũng không bao giờ chấp nhận như kêu gọi Nga xác nhận khu vực Crimea là lãnh thổ không thể tách rời của Ukraine. Trong khi Nga vừa nhọc công nhọc sức mới đưa được Crimea trở về với mình.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Chính quyền Mỹ ủng hộ cuộc chiến do Chính quyền lâm thời ở Ukraine phát động nhằm vào chính người dân nước này, một tín hiệu cho thấy sẽ không có sự nhượng bộ từ phía Nga trong cuộc đàm phán bốn bên.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin cảnh báo chiến dịch quân sự mà Chính quyền mới ở Ukraine vừa phát động ở miền Đông trên danh nghĩa “chống khủng bố” đang đẩy nước này đến bờ vực nội chiến.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga cũng đã nhắc khéo về vấn đề an ninh năng lượng của EU trước bối cảnh Kiev không trả nợ và Nga sẵn sàng hủy hợp đồng xuất khẩu khí đốt với quốc gia này.
Ngay từ ngày đầu tiên hội đàm, với những quan điểm còn đầy mâu thuẫn như vậy, nếu không có các bước tiến đáng kể bên ngoài phòng nghị sự, thì Hội nghị Geneva về Ukraine này, theo ngôn ngữ ngoại giao chỉ có thể “mang tính xây dựng”, hoặc nói trắng ra là thất bại.
Video đang HOT
Ukraine đang yêu cầu những điều Nga không thể chấp nhận
Sẽ có người phải xuống nước
Song song với những gì bày ra trên bàn đàm phán, phía bên ngoài, cụ thể là tại Ukraine, hàng loạt động thái giữa các bên cho thấy bắt đầu có những sự chuyển biến mang tính tích cực và thân thiện hơn.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Turchynov hôm 17/4 cho biết quốc hội nước này đang thảo luận Bản ghi nhớ về việc giải quyết hòa bình tại các tỉnh miền Đông và các nghị sĩ mong muốn thông qua một cách nhanh chóng nhất, thậm chí là trong ngày.
Ông Turchinov thông báo: “Chúng tôi đã thảo luận với nghị sĩ của tất cả các Đảng và đề nghị đưa ra khuôn khổ cho những nỗ lực xử lý hòa bình tại Donetsk. Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng tất cả khả năng để giải quyết hòa bình vấn đề, và chúng tôi ủng hộ tất cả các công dân, dù họ sống ở Donetsk hay Lvov. Chúng tôi lắng nghe ý kiến của người biểu tình.”
Động tác này của Ukraine như minh chứng rõ nét nhất cho việc trước đó, Kiev đã từng tuyên bố sẽ xem xét vấn đề thay đổi hiến pháp về thể chế liên bang và trao thêm quyền cho miền đông.
Như vậy, yêu cầu của Nga mang đến cuộc đàm phán đã được Ukraine phần nào xuống nước để đón nhận sự mở lòng hơn từ phía đối phương.
Trong khi đó, EU cũng có lời hồi đáp đến lá thư của Tổng thống Putin gửi 18 nước châu Âu về vấn đề năng lượng. Trong lời đáp có nội dung, EU sẵn sàng hợp tác với Nga để giải quyết khủng hoảng Ukraine, đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn khu vực.
Quân đội Ukraine triển khai đến miền đông
Và để minh chứng cho việc châu Âu đã có lòng, Nga đành có dạ, Moscow trong ngày 17/4 cũng tuyên bố sẵn sàng gia hạn trả nợ cho Ukraine. Phát biểu trong buổi trả lời trực tuyến được phát trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moskva sẵn sàng cho Ukraine 1 tháng để thanh toán nợ khí đốt sau đó sẽ tiến tới yêu cầu thanh toán trước.
Ông Putin nói: “Chúng tôi có thể làm điều đó (đòi nợ) trong hôm nay, song sẽ chờ thêm 1 tháng nữa.”
Như vậy, ông chủ điện Kremlin đã mở cho Ukraine một cơ hội, và cũng nhằm mở đường cho các giải pháp về vấn đề tài chính mà Ngoại trưởng của ông đang phải đối mặt với ba bên còn lại tại Geneva.
Muối bỏ bể
Tuy nhiên, để Geneva có bước tiến quan trọng, các bên còn cần nhiều hơn nữa sự kìm chế và giảm bớt những mưu cầu lợi ích của mình.
Bởi vấn đề tài chính có thể được dễ dàng giải quyết, nhưng những cái đầu nóng của người lãnh đạo mới khiến cục diện khó suy chuyển. Tại miền đông, súng vẫn nổ và chiến dịch chống khủng bố của Kiev vẫn được tiến hành đều đặn, bất chấp những nỗ lực đàm phán của các Ngoại trưởng.
Quân đội Ukraine triển khai đến miền đông
Trong khi đó, Nghị viện châu Âu (EP) vẫn buông lời hối thúc Liên minh châu Âu (EU) tăng cường và siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Tại một nghị quyết không mang tính ràng buộc, các thành viên EP khẳng định EU cần hành động “chống lại các công ty Nga và chi nhánh của những công ty này, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, và các tài sản của Nga tại EU.”
Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường siết chặt những hình thức trừng phạt kinh tế đối thủ Nga. Trong khi đó, Tổng thống Putin kêu gọi các quốc gia phương Tây ngừng kích động bạo lực tại Ukraine và thẳng thắn chỉ trích Mỹ đang làm rối loạn tình hình nước này.
Có thể nói, đã có những sự xuống nước nhất định, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp cho đàm phán bốn bên. Tuy nhiên, những động thái này có thể chỉ như “muối bỏ bể” với những gì đang diễn ra tại miền đông Ukraine.
Theo Báo Đất Việt
Mỹ làm gì để ngăn chặn nguy cơ xung đột Biển Đông?
Một quan chức cấp cao Mỹ bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành sớm một cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sau nhiều lần gây căng thẳng.
Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy thực hiện DOC
Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Joe Yun cho rằng, Trung Quốc và 10 nước thành viên Đông Nam Á (ASEAN) dường như đã đạt được một bước tiến rõ ràng thông qua cuộc họp chuyên cấp diễn ra hồi tuần trước tại Bangkok, Thái Lan.
Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông.
"Tôi cho rằng một ngày nào đó, cũng có thể là trong năm nay, họ sẽ tuyên bố một cuộc đàm phán chính thức về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông", dẫn lời ông Joe Yun phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế.
Ông Joe Yun nói thêm rằng: "Nếu điều đó diễn ra, chúng ta sẽ rất hoan nghênh bởi chúng ta hiểu rằng Bộ Quy tắc ứng xử COC là chìa khóa giải quyết vấn đề nhằm mang lại hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ trên biển thời gian qua".
Theo Tân Hoa Xã ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi trong cuộc họp báo cùng ngày đã cho biết, Trung Quốc và 10 thành viên của ASEAN đã gặp mặt và thảo luận vấn đề Biển Đông. Đây là cuộc họp chung lần thứ tám của các bên trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) diễn ra tại Bangkok vào ngày 29/5.
Người phát ngôn Hồng Lỗi còn cho biết rằng, cuộc họp có ý nghĩa quan trọng và thể hiện được những bước tiến tích cực trong việc thực hiện DOC trong năm 2012, bao gồm cả việc hợp tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái biển...
"Các bên đã hoàn toàn nhất trí và thực hiện hiệu quả DOC, đồng thời vạch ra kế hoạch thực hiện trong năm 2013-2014", ông Hồng Lỗi cho biết.
Ngoài ra, cuộc họp lần này đã xem xét phương thức thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, nâng cao sự hiểu biết về Bộ quy tắc này ở các nước. Các bên cũng nhất trí duy trì đối thoại và đàm phán, đưa ra quyết định tổ chứa cuộc họp chung lần thứ chín vào cuối năm nay tại Bắc Kinh.
Mỹ sẽ công bằng về vấn đề Biển Đông
Căng thẳng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang diễn ra trong nhưng năm gần đây giữa Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei, Nhật Bản... với Trung Quốc. Philippines hồi đầu năm nay đã đệ đơn lên tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.
Các chiến đấu cơ của Mỹ có mặt tại một số căn cứ quân sự ở châu Á. Mỹ đang thực sự quan tâm vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ảnh: Japantimes
Khu vực mở rộng ở ngoài khơi vùng biển Philippines và Đài Loan cũng gây tranh chấp. Trung Quốc và Nhật Bản thời gian qua vẫn đang "nóng" vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi được nhận định là giàu tài nguyên biển trên vùng biển Hoa Đông.
Ông Joe Yun nhắc lại rằng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Mỹ không đứng về phía nước nào mà sẽ dựa vào Bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột.
Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức cấp cao, có thể coi là "nhân vật trung gian" lên tiếng về vấn đề tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong khu vực.
Cách đây hai ngày, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á Richard C. Bush III trước thềm cuộc gặp của ông Obama và ông Tập Cận Bình cũng cho biết, vấn đề tranh chấp trên sẽ được đưa vào chương trình nghị sự, đồng thời khẳng định, Mỹ luôn đặt mối quan tâm đến các vấn đề phù hợp với luật pháp Quốc tế, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp hàng hải.
Theo vietbao
Nhật Bản dàn quân gần đảo tranh chấp với Trung Quốc Theo Reuters, Nhật Bản đang điều 100 binh sĩ và radar tới tiền đồn cực tây, một đảo nhiệt đới ở ngoài khơi Đài Loan, trong động thái có thể làm Trung Quốc nổi giận. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera giám sát một buổi diễn tập thường niên của quân đội Nhật Bản tại phía đông Tokyo. (Ảnh: Reuters) Bộ...