Chín mé hay tái phát do đâu?
Mấy hôm nay ở đầu ngón tay xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, khó cử động. Có người bảo em bị chín mé, bệnh rất hay tái phát. Vậy xin hỏi có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, xin bác sĩ tư vấn.
Ảnh minh họa
Nguyễn Minh Hằng (minhhang12@gmail.com)
Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp- xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.
Biểu hiện của bệnh thường gặp ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động. Sau 4-7 ngay, tổn thương lan rộng ra chung quanh cả ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, nhiễm khuẩn huyết…
Video đang HOT
Tuy nhiên, cần phân biệt chín mé với một số bệnh da liễu xảy ra ở đầu ngón như: tổ đỉa (thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ); viêm cấp quanh móng. Để phòng bệnh tái phát cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày. Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu. Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân. Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón, không đi giày, dép quá chật. Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay. Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.
BS. Thục Đoan
Theo suckhoedoisong
Nghệ An: Bé trai 10 tháng tuổi tử vong bất thường tại bệnh viện
Sau khi tiêm được ít phút, bé K. (10 tháng tuổi) có biểu hiện tím tái, khó thở, mạch nhanh, nổi vân tím toàn thân. Dù được cứu chữa kịp thời nhưng cháu bé vẫn không qua khỏi.
Chiều ngày 17/11, gia đình đã đưa thi hài cháu Nguyễn Đăng K. (10 tháng tuổi, ngụ xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) về quê nhà để lo an táng sau khi tử vong tại bệnh viện Sản- Nhi Nghệ An.
Theo báo cáo từ phía bệnh viện, bệnh nhi K. nhập viện từ 10 ngày trước với các triệu chứng sốt cao liên tục, ho, khò khè. Bệnh nhi được chuẩn đoán bị viêm phổi nặng, viêm não- màng não, nhiễm khuẩn huyết và được điều trị tại khoa cấp cứu.
Bệnh nhi K. được bác sĩ chỉ định tiêm kháng sinh Ceftazidim và Tobramycin.
Chiều ngày 15/11 bác sĩ chuẩn đoán bé K. bị viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết, đề nghị thay kháng sinh, dùng Rocephin.
Bệnh viện Sản- Nhi Nghệ An - nơi xảy ra vụ việc.
11h30 ngày 16/11 cháu K. tiêm kháng sinh Tobramycin ngày thứ 3, Rocephin ngày đầu tiên.
Tuy nhiên, sau khi tiêm, cháu bé có biểu hiện tím tái, khó thở, nổi vân tím toàn thân, mạch nhanh.
Các bác sĩ đã kịp thời xử lí theo phác đồ sốc phản vệ . Tuy nhiên, đến 1h30 ngày 17/11, cháu bé bị chảy máu mũi, sau đó xuất hiện thiếu niệu, phù chân tay.
Đến 6h30 sáng cùng ngày, cháu K. tử vong.
Bác sĩ Trần Văn Cương- Phó giám đốc bệnh viện Sản- Nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện đã gửi báo cáo ban đầu cho Sở Y tế Nghệ An về vụ việc này. Phía bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để kết luận nguyên nhân tử vong của bệnh nhi.
Hiện nguyên nhân dẫn đến việc cháu K. tử vong đang được tiếp tục làm rõ.
Theo Helino
Chuyên gia tai mũi họng chỉ những lưu ý phải nhớ khi cắt amidan Viêm amidan là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt, viêm amidan là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về...