Chìm tàu ở Cần Giờ, 9 người chết: 2 bị cáo được giảm thời gian thử thách
Xét xử phúc thẩm vụ chìm tàu ở Cần Giờ làm 9 người chết, HĐXX tuyên phạt 2 bị cáo mức án treo, đồng thời giảm thời gian thử thách từ 5 năm xuống còn 3 năm 6 tháng.
Ngày 19.5, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên án các bị cáo trong vụ án chìm tàu ở Cần Giờ làm 9 người chết, xảy ra hồi tháng 8.2013.
HĐXX phúc thẩm sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên hai bị cáo Vũ Văn Đảo (Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc, trụ sở ở TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina) cùng 3 năm tù, cho hưởng án treo cùng về tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”. Ngoài ra, hai bị cáo được giảm thời gian thử thách từ 5 năm xuống còn 3 năm 6 tháng.
Bị cáo Vũ Văn Đảo tại phiên toà phúc thẩm. Ảnh T.Đ.
Trước đó, vào tháng 11.2018, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Đảo và Quyết cùng mức án 3 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm về cùng tội danh trên.
Sau đó, 2 bị cáo kháng cáo kêu oan. Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cũng có kháng nghị tăng hình phạt không cho các bị cáo hưởng án treo.
HĐXX tuyên giảm thời gian thử thách, tạo điều kiện cho các bị cáo làm việc
HĐXX nhận định, về nguyên nhân xảy ra vụ chìm tàu làm 9 người chết, ngoài nguyên nhân quá số lượng người quy định còn các nguyên nhân khác như: phương tiện hành trình không được phép hoạt động, người điều khiển phương tiện không phù hợp.
Video đang HOT
Theo HĐXX, yếu tố cấu thành tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” phải là người có trách nhiệm điều động phương tiện hoặc là người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng của phương tiện. Trong vụ án này, các bị cáo không phải là người chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của phương tiện gây tai nạn, cũng không có trách nhiệm, thẩm quyền điều động phương tiện.
Bị cáo Đảo (bìa phải) và Quyết tại phiên tòa sơ thẩm tháng 11.2018. Ảnh PHAN THƯƠNG
Theo HĐXX, phương tiện đã được Phòng đăng kiểm Hải quân thực hiện đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận đưa vào sử dụng nên phải chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của phương tiện khi đưa vào sử dụng. Vì thế, các bị cáo không phải chịu trách nhiệm về phương tiện.
Hai tàu là tài sản của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên thuộc quyền quản lý của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bản án sơ thẩm cho rằng bị cáo Đảo chỉ đạo sử dụng và hỏi mượn hai tàu của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa đón người của công ty. Như vậy, bị cáo Đảo không có quyền điều động mà là lãnh đạo Bộ đội biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu điều động.
Quá trình điều tra, bị cáo Đảo không thừa nhận việc điều động tàu và không có chứng cứ các bị cáo điều động tàu. CQĐT đã căn cứ vào các sự kiện để suy diễn các bị cáo có hành vi điều động tàu gây ra tai nạn.
HĐXX nhận định, vụ án được TAND TP.HCM trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần và không có gì mới so với lần truy tố đầu tiên. Cũng không có chứng cứ mới để chứng minh mối quan hệ nhân quả, hành vi của các bị cáo và hậu quả của vụ tai nạn. Tuy nhiên, vụ tai nạn gây ra hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo kháng cáo kêu oan nhưng không có chứng cứ chấp nhận. HĐXX xem xét giảm thời gian thử thách, tạo điều kiện cho các bị cáo làm việc, giảm khó khăn trong công việc.
Về kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, HĐXX cho rằng không có căn cứ chấp nhận kháng nghị.
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ, 9 người chết
Theo nội dung vụ án, Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc của Vũ Văn Đảo tổ chức đóng tàu thuyền bằng vật liệu PPC khi Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng cho việc thiết kế, đóng và đăng kiểm phương tiện này.
Ngày 29.3.2013, Đảo ký hợp đồng bán cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2 tàu, trong đó có tàu BP 12-04-02. Cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với hai tàu này, có khả năng chở 12 người đi tuần tra, không có khả năng đi biển.
Tháng 6.2013, các bên làm lễ bàn giao tàu nhưng thực tế phương tiện vẫn được neo đậu tại cầu phao của Công ty Việt Séc với lý do để lắp đặt thêm thiết bị.
Cuối tháng 7.2013, Công ty PV PIPE liên hệ với Quyết bàn về việc đưa hơn 70 cán bộ, nhân viên công ty đi vui chơi Khu du lịch Đảo Xanh – Vũng Tàu (trực thuộc Công ty Vũng Tàu Marina).
Quyết báo cho Đảo và được Đảo chỉ đạo sử dụng 2 tàu và hỏi mượn tàu BP 12-04-02 của Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa đón người và bổ nhiệm ông Phạm Duy Phúc làm đội trưởng đội tàu đưa khách đi.
Đến 19 giờ ngày 2.8.2013, khi tàu BP 12-04-02 đi ngang vùng biển thuộc địa phận xã Long Hòa, H.Cần Giờ (TP.HCM) thì bị lật, làm 9 người thiệt mạng, trong đó có tài công Phạm Duy Phúc.
Các khu đô thị lớn tương lai của TPHCM sẽ có đặc trưng riêng
UBND TPHCM vừa ban hành Quy chế quản lý kiến trúc chung TPHCM. Theo đó, Quy chế quản lý kiến trúc chung TPHCM và có định hướng phát triển cho các khu vực phát triển mới như khu đô thị (KĐT) cảng Hiệp Phước, KĐT lấn biển Cần Giờ, KĐT Tây Bắc...
Ảnh minh họa.
Theo đó, các KĐT sẽ có các công trình kiến trúc mới, hiện đại, sinh động, cảnh quan hài hòa với điều kiện tự nhiên của từng khu vực.
Cụ thể, nguyên tắc của quy chế là tập trung đầu tư xây dựng các khu vực đô thị mới có quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các công trình kiến trúc mới, hiện đại, sinh động, tạo nhịp điệu có chất lượng thiết kế tốt và thân thiện với môi trường; cảnh quan hài hòa với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, tạo lập được môi trường sống tốt và đặc trưng riêng của từng KĐT mới.
Đồng thời kiến tạo các không gian công cộng đô thị, bán công cộng có chất lượng, có giá trị về mặt cảnh quan của các KĐT này. Ngoài các KĐT mới hình thành trong tương lai, TP cũng tiếp tục phát triển mạnh mẽ các KĐT tầm cỡ ở TPHCM. "Trung tâm phía Nam TP (khu A - KĐT Nam TP) là KĐT mới kiểu mẫu, đã, đang và tiếp tục được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Định hướng không gian cảnh quan, kiến trúc công trình xây dựng mới ở KĐT này cần đảm bảo tính kế thừa, hài hòa với không gian cảnh quan, kiến trúc các công trình đã được xây dựng" - Quy chế quản lý kiến trúc chung TPHCM nêu.
Đi vào định hướng phát triển các KĐT mới, quy chế nêu rõ KĐT Tây Bắc sẽ là KĐT sinh thái. Bao gồm 7 trung tâm lớn nhỏ. Mỗi trung tâm sẽ phát triển đặc trưng vừa riêng biệt mà vẫn có những điểm chung có lợi cho thương mại, công nghiệp, nghỉ dưỡng, quản lý, giáo dục và môi trường sống. Các không gian đô thị được chuyên biệt theo bốn chủ đề: Sống, làm việc, vui chơi, phát triển. Các không gian này được tổ chức đan xen hài hòa với không gian cây xanh, mặt nước tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn của toàn KĐT.
KĐT Hiệp Phước là KĐT cảng. KĐT cảng Hiệp Phước có ba giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 (đầu tư vào các khu công nghiệp) đã xong; giai đoạn 2 (đầu tư hệ thống cảng và dịch vụ cảng) đang bồi thường (80%); giai đoạn 3 (phát triển một KĐT với quy mô gần 200.000 dân) đang chờ xử lý. KĐT du lịch lấn biển Cần Giờ là đô thị du lịch. Dự án KĐT lấn biển Cần Giờ có tổng diện tích gần 3.000ha với tổng mức đầu tư 217.000 tỉ đồng.
KĐT mới Thủ Thiêm được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế tương lai của TP Thủ Đức và TPHCM. Khu A của KĐT mới Nam TP là KĐT mới kiểu mẫu. Không gian cảnh quan cần tận dụng được đặc điểm tự nhiên sông nước, tạo đặc trưng so với các khu vực có điều kiện tự nhiên khác của TP; khai thác, tôn tạo cảnh quan dọc kênh rạch; nghiên cứu giải pháp kết hợp đào hồ tạo cảnh quan.
KĐT Bình Quới - Thanh Đa là bán đảo sinh thái. Bán đảo ở quận Bình Thạnh này được phê duyệt quy hoạch từ năm 1992 với diện tích khoảng 426ha, mục tiêu trở thành KĐT mới với đầy đủ chức năng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại.
Chìm tàu cá ở vùng biển Cù Lao Chàm, 5 ngư dân Quảng Nam may mắn thoát chết Thời điểm tàu cá bị phá nước và chìm ở vùng biển Cù Lao Chàm, 5 ngư dân Quảng Nam may mắn được tàu bạn ứng cứu kịp thời. Tối 2/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam xác nhận 5 ngư dân địa phương lâm nạn ở vùng biển Cù Lao Chàm đang trên đường được đưa vào bờ. Lực...