Chìm phà tại Philippines, 29 người mất tích
Tối 13/9, một chiếc phà đã bị sóng lớn nhấn chìm tại miền trung Philippines sau khi mất lái, làm ít nhất 29 người còn mất tích.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, phà Maharlika II đang chở theo 84 người trước khi bị mất lái và trôi dạt theo sóng lớn ngoài khơi đảo Leyte, buộc những người có mặt trên phà phải di tản, Hội đồng quản lý và giảm trừ rủi ro thảm họa quốc gia Philippines cho biết.
Các thuyền cứu hộ đã đón được 55 người còn sống, thông báo cho biết thêm. Ít nhất 2 trong số những người sống sót phải nhập viện khẩn cấp, tuy nhiên chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Hiện nhiều tàu vẫn được huy động tìm kiếm thủy thủ đoàn và số hành khách còn lại.
Hội đồng nêu trên ban đầu tuyên bố chiếc phà đã bị đắm, nhưng các quan chức sau đó cho biết họ không chắc về tình trạng cuối cùng của chiếc phà.
“Các tàu cứu hộ đã gặp khó khăn khi tiếp cận các nạn nhân do sóng thực sự rất cao”, người phát ngôn Mina Marasigan cho biết. Chiếc phà đã thông báo về “trục trặc với hệ thống lái”, và lại phải chống chọi với những cơn mưa lớn do cơn bão Kalmaegi đang tiến lại gần phía Bắc nước này gây ra.
Một báo cáo của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines trước đó cho biết chiếc phà gặp nạn tại vị trí cách thủ đô Manila 680 km về phía Nam.
Video đang HOT
Mặc dù danh sách những người có mặt trên phà chỉ liệt kê 84 người, nhưng cũng có lo ngại rằng con số thực tế có thể cao hơn, do tình trạng đi phà “chui” mà không được ghi tên là phổ biến tại đây.
Tại Philippines, các vụ tai nạn chìm phà thường xảy ra do quy định quản lý lỏng lẻo, việc bảo dưỡng phà được thực hiện không đầy đủ. Thảm kịch tồi tệ nhất từ xảy ra năm 1987, khi chiếc phà Dona Paz va chạm với một tàu chở dầu, làm hơn 4300 người thiệt mạng.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Vì sao Hàn Quốc chưa thể bắt được chủ phà Sewol?
Gần một tháng truy nã, công tố viên Hàn Quốc vẫn chưa thể lần ra tung tích của ông chủ phà Sewol.
Gần 2 tháng kể từ khi thảm họa đắm phà Sewol diễn ra khiến gần 300 người thiệt mạng, tỉ phú Yoo Byung-eon, một trùm giáo phái và là ông chủ thực sự của Công ty Hàng hải Chonghaejin sở hữu phà Sewol vẫn đang biệt tăm biệt tích, bất chấp mọi nỗ lực của các công tố viên Hàn Quốc để bắt giữ ông ta.
Hôm thứ Năm, các công tố viên phát hiện chiếc xe ô tô mà Yoo dùng để chạy trốn ở Jeonju, phía bắc tỉnh Nam Jeolla sau khi họ phát lệnh truy nã ông này trên toàn quốc. Thế nhưng các điều tra viên đến giờ vẫn không biết ông ta đang ở đâu, và liệu ông ta có thực sự lái chiếc xe này hay không. Chiếc xe này đã bị bỏ lại cách đây 4 ngày, chứng tỏ Yoo đã bỏ xa các điều tra viên đến mức nào.
Tỉ phú Yoo Byung-eon đang là đối tượng truy nã gắt gao nhất Hàn Quốc
Trước đó, các công tố viên cũng nhận được thông tin tỉ phú Yoo đã tìm cách xin tị nạn chính trị ở một đại sứ quán nước ngoài tại Seoul nhưng bị từ chối, thế nhưng họ vẫn không thể tìm ra tung tích của ông ta, mặc dù đã treo thưởng với giá trị lên tới hơn 10 tỉ đồng, tương đương với mức thưởng dành cho những người phát hiện được gián điệp từ Triều Tiên.
Phòng Công tố quận Incheon đã thành lập một đội đặc nhiệm từ hôm 20/4, chỉ 4 ngày sau khi phà Sewol bị đắm ngoài khơi biển Hoàng Hải. Lúc đó, việc bắt giữ ông Yoo không có gì là khó khăn nếu các công tố viên có đủ quyết tâm ngay từ đầu.
Vào thời điểm này, tỉ phú Yoo vẫn đang ẩn mình bên trong tòa nhà ở phía nam Sewol, nhưng không ai đến bắt ông ta, trong khi các công tố viên đã thu thập được nhiều bằng chứng chứng tỏ ông này là người chủ đích thực của công ty điều hành phà Sewol và phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm.
Các công tố viên đã lãng phí gần một tháng trời chỉ để chờ đợi ông Yoo trình diện để thẩm vấn trong khi họ triệu tập một loạt những tay chân của ông này. Cuối cùng, các công tố viên cũng đi đến quyết định phải bắt Yoo, thế nhưng khi họ xông vào tòa nhà trên hôm 21/5, Yoo đã cao chạy xa bay.
Ngay lập tức, lệnh truy nã toàn quốc đối với Yoo được đưa ra, và mức thưởng dành cho người nào cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt được nghi phạm này cứ tăng dần lên đến con số kỷ lục, thế nhưng Yoo vẫn bặt tăm.
Yoo Byung-eon không phải là một nghi phạm bị truy nã tầm thường. Tỉ phú này từng là một trùm giáo phái bị cấm hoạt động ở Hàn Quốc, và ông ta nhận được sự trợ giúp của nhiều thành viên trong giáo phái, những người coi ông ta như một vị thần.
Ngoài ra, tỉ phú này còn rất dồi dào về tiền bạc, và có nhiều điện thoại di động được đăng ký dưới tên giả nên có thể thoải mái liên lạc với tay chân mà không sợ bị phát hiện. Hồi cuối tháng Tư, các đồ đệ của Yoo đã chuẩn bị sẵn sàng một ngôi nhà an toàn ở Suncheon, tỉnh Nam Jeolla cho ông ta. Họ dùng rèm đen bịt kín cửa sổ để mọi người xung quanh tưởng rằng ngôi nhà này không có ai, và cung cấp các dụng cụ để Yoo có thể lắp biển số giả trong quá trình chạy trốn.
Cảnh sát Hàn Quốc dán lệnh truy nã tỉ phú Yoo
Đến hôm 25/5, khi các công tố viên phát hiện ra ngôi nhà an toàn này và ập đến để kiểm tra, họ đã lãng phí thời gian quý báu khi tranh cãi với cặp vợ chồng chủ nhà hàng gần đó và một phụ nữ người Mỹ gốc Hàn là đồ đệ của Yoo.
Trong thời gian đó, Yoo đã kịp trốn thoát ra khỏi ngôi nhà, và một lần nữa công tố viên bị vuột mất con cá to. Trước đó, nếu các công tố viên chịu thông báo và hợp tác với cảnh sát địa phương để tạo vòng vây khép kín, chắc khắn Yoo sẽ không thể thoát được.
Trong trường hợp không bắt được Yoo, các công tố viên Hàn Quốc không thể kết thúc hồ sơ của vụ thảm kịch này. Các nghị sĩ Hàn Quốc đang lên kế hoạch tổ chức một phiên điều trần trước Quốc hội về vụ đắm phà, tuy nhiên kế hoạch này sẽ không thể thực hiện được nếu nghi phạm chính chưa bị bắt.
Ngoài ra, nếu thời gian truy nã kéo dài quá lâu, chính bản thân các điều tra viên cũng mệt mỏi và người dân sẽ không còn hào hứng với khoản tiền thưởng khổng lồ kia nữa. Bản thân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng đã lên tiếng hối thúc các công tố viên nhanh chóng bắt được Yoo với bất cứ giá nào.
Với một nguồn lực về con người và tài chính khổng lồ như vậy được huy động vào chiến dịch truy nã, nếu vẫn không bắt được tỉ phú Yoo, các công tố viên Hàn Quốc sẽ chịu "muối mặt" trước toàn thể quốc gia.
Được biết đến với biệt danh "tỉ phú vô danh" bởi hầu như rất ít xuất hiện trước công chúng, nhưng ông Yoo lại là một nhân vật khét tiếng ở Hàn Quốc, người từng phải ngồi tù 4 năm vì tội lừa đảo vào đầu thập niên 1990, và trước đó từng là người đứng đầu một giáo phái tôn giáo. Năm 1987, hơn 30 người trong giáo phái của ông này đã tự sát tập thể, tuy nhiên các công tố viên không tìm được chứng cứ nào để buộc tội ông Yoo.
Theo Khampha
Hàn Quốc: Ông chủ phà Sewol xin tị nạn ở nước ngoài Yêu cầu xin tị nạn của ông chủ phà Sewol đã bị đại sứ quán nước ngoài từ chối vì ông này đang bị truy nã. Ngày 3/6, các công tố viên Hàn Quốc cho biết ông chủ của chiếc phà Sewol bị đắm trong thảm họa hàng hải tồi tệ nhất Hàn Quốc đã tìm cách xin tị nạn tại một đại...