Chim ở San Francisco hót khác đi vì Covid-19
Theo một nghiên cứu công bố trên chuyên san Science, các loài chim ở San Francisco, Mỹ, bắt đầu thay đổi cách hót trong thời gian con người trải qua đại dịch Covid-19.
Trước Covid-19, những con chim sẻ đầu trắng ở thành thị tạo ra âm thanh lớn gấp ba lần những con sẻ vùng nông thôn, CNN dẫn lại nghiên cứu. Khi Covid-19 ập đến, các nhà nghiên cứu nhận thấy cường độ âm thanh ở các khu vực đô thị thấp hơn đáng kể. Trên thực tế, số liệu này tương tự cường độ âm thanh của lưu lượng giao thông vào giữa những năm 1950.
“Nói cách khác, lệnh phong tỏa Covid-19 đã tạo ra một mùa xuân im lặng trên toàn khu vực vịnh San Francisco”, các nhà khoa học cho biết. “Chúng tôi phát hiện những con chim hót nhẹ nhàng hơn khi mức độ tiếng ồn thấp hơn”.
Thời gian phong tỏa trong dịch Covid-19 đã tạo ra một “mùa xuân im lặng” khắp vùng vịnh San Francisco và khiến loài chim sẻ đầu trắng thay đổi cách hót. Ảnh: Shutterstock.
Bằng cách phân tích dữ liệu về lưu lượng giao thông qua cầu Cổng Vàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng phương tiện giao thông giai đoạn tháng 4-5 đã xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 1954.
Các loài chim phản ứng với sự thay đổi này bằng cách tạo ra âm thanh ở biên độ thấp hơn nhưng hiệu quả hơn. Kiểu âm thanh này giúp chúng tối đa hóa khoảng cách giao tiếp và khiến âm thanh của chúng nổi bật hơn.
Video đang HOT
Mặc dù những con chim hót nhẹ nhàng hơn, nghiên cứu cho thấy khoảng cách giao tiếp của chúng tăng gần gấp đôi, nâng cao khả năng giao phối.
“Ngoài ra, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu tăng gấp đôi. Điều này giúp giải thích các ý kiến cho rằng tiếng chim hót nghe có vẻ to hơn trong thời gian phong tỏa”, theo các nhà nghiên cứu.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể có được dữ liệu tiếng ồn của những năm 1950, họ cho biết các dữ liệu hiện có chỉ ra rằng một sự thay đổi ngắn nhưng đáng kể trong hành vi của con người đã loại bỏ được hậu quả của hơn một nửa thế kỷ ô nhiễm tiếng ồn.
1001 thắc mắc: Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa...
Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe là đủ biết chúng mổ hạt 'ác' như thế nào. Ấy vậy mà mùa sinh sản, chúng lại tíu tít tìm sâu cho chim non.
Chim sẻ là loài động vật quen thuộc thuộc họ sẻ, xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, sống được ở cả thành thị và nông thôn, nhất là ở những vùng quê vào mùa lúa chín. Hiện nay, chim sẻ là một trong những loài chim hoang dã phân bố rộng rãi nhất trên thế giới.
Chim sẻ có thân hình mập mạp, lùn với bộ lông có màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn; đầu tròn, đuôi ngắn và mỏ hình nón, cứng.
Chim sẻ xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hay trong hốc cây, thậm chí trên các dây điện treo lơ lửng trên không. Lúc này, chim sẻ đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ, đồng thời nỗ lực quyến rũ những con cái. Chim sẻ cái nào đồng ý giao phối với chim sẻ đực sẽ cùng nhau xây tổ chung. Tuy nhiên, loài chim này được chứng minh là không chung thủy.
Chim sẻ sinh sản vào dịp xuân hè, khi nắng ấm và đúng mùa côn trùng nở rộ. Chim sẻ mái đẻ từ 3-5 trứng mỗi lứa; trứng sẽ được ấp trong vòng từ 12-15 ngày. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau chăm sóc trứng và chim con. Chúng đi tìm sâu và trực tiếp mớm cho sẻ con ăn. Chim sẻ con sau khi được 15 ngày sinh sẽ có thể rời tổ bay lượn bình thường.
Vì sao chim sẻ nuôi con bằng sâu?
Do chim non trưởng thành nhanh, trao đổi chất của chúng rất mạnh, do đó cần thức ăn giàu dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Hơn nữa, chim non còn quá bé, chức năng dạ dày kém, chưa đủ sức nghiền nát và tiêu hóa quả, hạt ngũ cốc cứng.
Vì vậy, một số loài chim bình thường ăn hạt, thời kỳ nuôi con thì luôn tìm kiếm thức ăn động vật, chứa nhiều dưỡng chất cho con.
Ví dụ chim tê điêu, loài chim quý hiếm của Trung Quốc, bình thường ăn quả dại, lúc nuôi chim non thì bắt chim non của loài khác để chăm con mình, có khi nó bắt cả một con kỷ (loài hươu nhỏ) xé ra từng mảnh rồi đem cho con.
Chim sẻ sinh sản đúng dịp xuân hè, mùa côn trùng nở rộ, nên chúng tha hồ bắt các loại côn trùng có hàm lượng protein cao.
Chim sẻ có thể bay với vận tốc 38km/h và tăng tốc lên 50km/h nếu cần thiết.
Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây.
Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái "quan tâm" tới việc giao phối với con đực.
Chim sẻ là loài chim duy nhất có một ngày mang tên mình "Ngày chim sẻ thế giới" - The World Sparrow Day - WSD vào ngày 20 tháng 3 hàng năm.
Chiêm ngưỡng những con chim làm bằng giấy sống động nhìn như thật Nghệ sĩ người Colombia đã kỳ công tạo nên bộ sưu tập những sản phẩm nghệ thuật bằng giấy diệu kỳ nhìn như thật khiến nhiều người kinh ngạc. Nghệ sĩ người Colombia Diana Beltrán Herrera tạo ra những con chim sống động từ giấy Nghệ sĩ người Colombia Diana Beltrán Herrera đã đam mê chim từ khi cô mới chỉ là một...