Chim, lợn và muỗi: Nguyên nhân chính gây bệnh viêm não Nhật Bản
Lợn và chim là những ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản. Muỗi là trung gian truyền bệnh hút máu động vật có chứa vi rút rồi truyền cho người khi đốt.
Muỗi Culex Tritaeniorhynchus – trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y) tế cho biết: Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.
Theo đó, chim là vật chủ quan trọng chứa virút viêm não Nhật Bản. Người ta phân lập được virút viêm não Nhật Bản từ nội tạng của chim hoang dã (chim liếu điếu, và một số loại chim khác), chim mang virút huyết kéo dài nhưng lại không biểu hiện bệnh, và nguồn lây nhiễm cho các loài muỗi trong thiên nhiên. Loài chim thiên di có thể lây truyền virút từ vùng này qua vùng khác.
Vòng đời của virút viêm não Nhật Bản.
Qua điều tra giám sát về huyết thanh, hầu hết gia súc gần người như trâu bò, dê, cừu, chó, đều có thể nhiễm virút viêm não Nhật Bản, nhưng chỉ có heo (lợn), ngựa có biểu hiện bệnh, như viêm não ở ngựa, virút có thể qua nhau, nhiễm bào thai ở heo nái và gây thai chết, hoặc xẩy thai.
Tuy nhiên chỉ có heo là nguồn nhiễm virút huyết quan trọng truyền cho muỗi vì: Heo đẻ được nhiều lứa, tạo ra số lượng một quần thể heo cảm nhiễm mới. Luân chuyển thường xuyên mỗi 6 – 8 tháng. Chỉ số heo nhiễm virút trong tự nhiên cao hơn tất cá gia súc khác. Nhiễm virút máu ở heo thường cao nên dễ truyền virút qua muỗi.
Sau khi hút máu động vật có nhiễm vi rút, muỗi tìm nơi trú ẩn tiêu máu. Vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi trong vài ngày (tối đa 14 ngày) thì đủ khả năng truyền bệnh, nếu muỗi đốt hút máu người. Muỗi cái bị nhiễm virut Viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời, và có thể truyền virut sang thế hệ sau qua trứng.
Video đang HOT
Virut thường phát triển nhanh trong cơ thể muỗi ở 27 – 30 độ C. Nếu dưới 20 độ C thì sự phát triển của virut dừng lại. Đó cũng là lý do tại sao bệnh thường xảy ra từ tháng 4 – 9 và đỉnh cao là vào tháng 6, tháng 7.
Ngày nay, người ta đã phát hiện được virút viêm não Nhật Bản ở 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansoni va Amergeres, trong đó có 2 loại C. Tritae, C. vishnui và vật chủ trung gian có khả năng truyền bệnh cao.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định muỗi Culex Tritaeniorhynchus là vật chủ trung gian chính lan truyền virút viêm não Nhật Bản tại Việt Nam. C. Tritae sinh sản tại mương máng, đồng ruộng ngập nước, về đêm muỗi cái ưa hút máu động vật có xương sống như gia súc, chim và cả người, sau đó bay tản phát đi xa.
Muỗi hút máu động vật là heo, chim trong thời kỳ nhiễm virút huyết, virút nhân lên trong muỗi với hiệu giá cao, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virút sang thế hệ sau qua trứng.
Hà Nội: Ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất nước
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung Ương, đến ngày 30/6 bệnh viện đã tiếp nhận 46 ca viêm não Nhật Bản tại 18 tỉnh, thành khu vực miền Bắc.
Số ca mắc nhiều nhất tại Hà Nội với 15 bệnh nhân, sau đó là Hải Dương 5 ca bệnh, các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm gần 85%.
Theo đó, ngành y tế Hà Nội đang đề xuất sẽ mở rộng diện tiêm chủng vắcxin viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ em tới 14 tuổi. Đây là đề xuất hợp lý vì bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, nhưng vì không đủ vắcxin nên Chương trình tiêm chủng mở rộng mới chỉ áp dụng cho trẻ 1-5 tuổi là nhóm nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất.
Trong tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã tiến hành 2 vòng tiêm cho trẻ từ 1-3 tuổi với tổng số gần 170.000 mũi tiêm. Đợt tiêm vét tiếp theo sẽ gộp vào ngày tiêm thường xuyên 4 – 5/7.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Triệu chứng và cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao.
Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector (vật chủng trung gian) chính. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao.
Triệu chứng bệnh
Thời kỳ ủ bệnh là 1 - 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ và có khi tới 14 ngày. Thường ít có triệu chứng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ và lú lẫn.
Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Đối với dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là cứng gáy và dấu hiệu Kernig. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều mặt như co cứng cơ, co vặn, cơn quay mắt quay đầu, co giật, động cơn, run, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.
Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề: nhiệt độ giao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.
Những triệu chứng nổi bật của viêm não Nhật Bản trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật.
Trong các trường hợp nặng tiến triển đến tử vong, thường thấy sốt trên 40 độ C kèm với các rối loạn thần kinh thực vật nặng nề. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 8 của giai đoạn cấp. Với các bệnh nhi sống sót có thể để lại các di chứng thần kinh tâm thần.
Hậu quả của bệnh
Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Hướng điều trị
Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt...). Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.
Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Cách phòng bệnh
Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực baogồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác...
Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.
Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Cảnh giác viêm não Nhật Bản đang vào mùa Theo các chuyên gia y tế, tháng 6 đến tháng 8 là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở các tỉnh phía Bắc. Hiện một số bệnh viện đã ghi nhận các ca viêm não Nhật Bản. Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước ghi nhận 280 trường hợp mắc viêm não, trong...