Chim biết đánh ghen, chó biết hối hận?
Từ những nghi thức tang lễ trong quần thể loài voi cho đến sự phẫn nộ của chim sơn ca khi bị “cắm sừng”, có nhiều bằng chứng đáng kinh ngạc cho thấy động vật cũng biết thể hiện cảm xúc rất “con người”.
Nhà toán học – triết học Rene Descartes vào thế kỷ 16 từng lên tiếng khẳng định rằng các loài động vật đơn thuần chỉ giống như những cỗ máy mà không hề mang chút tư duy hay cảm xúc gì.
Tuy nhiên, lời nhận định này về sau đã gây nên một làn sóng phản đối trong giới nghiên cứu về hành vi động vật vì trên thực tế, khá nhiều loài có cuộc sống giàu tình cảm và thậm chí phân biệt được cả đúng – sai, (dù chỉ ở mức sơ đẳng).
1. Voi để tang đồng loại
Voi là một trong số ít loài thuộc thế giới động vật có hệ thống các nghi lễ nhóm được liệt vào hạng phức tạp bậc nhất. Khi một thành viên trong đàn chết đi, những con còn lại thể hiện sự thương tiếc bằng cách “mai táng” chúng với rất nhiều lá cây và cỏ, đồng thời canh giữ cái xác đó trong vòng một tuần.
Loài voi có những nghi lễ mai táng riêng
Và giống như con người thường xuyên đến thăm ngôi mộ của người thân đã mất, voi cũng đều đặn tới nơi chôn cất đồng loại của chúng nhiều năm sau.
Video đang HOT
3. Cá heo và quan điểm “có đi có lại mới toại lòng nhau”
Cá heo thường xuyên bày tỏ tình cảm với các đối tượng không phải đồng loại của chúng bằng các hành động ngẫu nhiên thể hiện lòng tốt như giải cứu nạn nhân khỏi hàm răng sắc nhọn của cá mập đầu búa, thậm chí còn “hào phóng” hướng dẫn cho những con cá voi bị mắc kẹt tìm đường quay trở lại biển.
Tốt với “người ngoài” là vậy nhưng loài động vật biển có vú này lại khá “keo kiệt” với chính các thành viên trong đàn. Nguyên tắc của chúng là “có đi có lại mới toại lòng nhau” – một đặc điểm rất giống với con người.
3. Chim cũng biết ngoại tình và đánh ghen
Con người không phải là loài duy nhất có lòng ghen tuông. Khi những con chim sơn ca đực ra ngoài tìm kiếm thức ăn, chim cái có thể đi “ngoại tình” với con đực khác. Những con đực bị cắm sừng khi trở về sẽ có những hành vi “bạo lực” với bạn tình của chúng bằng cách mổ vào lông và mỏ, theo một nghiên cứu năm 1975 trên tạp chí Science.
4. Lòng “từ bi” ở loài chuột
Thật bất ngờ, những sinh vật bẩn thỉu thường xuất hiện ở các đống rác – chuột – có sự đồng cảm với nhau.
Một thí nghiệm nổi tiếng năm 1958 phát hiện ra rằng loài động vật gặm nhấm này có lòng thương cảm đối với đồng loại của chúng chẳng khác nào con người.
Ngoài ra, nghiên cứu khác năm 2006 trên tạp chí Khoa học cũng nhận thấy chuột sẽ nhăn nhó nếu chứng kiến những con khác đang phải chịu đựng nỗi đau đớn nhưng chỉ với điều kiện chúng có “quen biết” nhau từ trước.
5. Chó cũng cảm thấy hối hận?
Trong khi lòng tốt và sự cảm thông có thể phổ biến ở thế giới động vật thì cảm giác tội lỗi được cho là thứ cảm xúc chỉ tìm thấy duy nhất ở con người.
Đó là kết quả từ một nghiên cứu trên tạp chí Behavioural Processes năm 2009 sau khi phát hiện ra rằng “chó không biết hối hận” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong nghiên cứu này, chủ nhân những con chó được thông báo rằng vật nuôi của họ đã ăn vụng lúc họ rời khỏi phòng. Đọc được sự giận dữ từ chủ, những con chó đã thể hiện dấu hiệu cho thấy sự ăn năn với tội lỗi đã gây ra. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, thực tế thì chúng chỉ có một chút cảm giác hối hận thật sự còn phần lớn là do phản ứng đơn thuần.
Theo 24h
Bắt 60 con chuột, thưởng "nóng" 1 điện thoại di động
Người dân thành phố Alexandra ở Nam Phi sẽ có cơ hội được thưởng một điện thoại di động mới nếu bắt được 60 con chuột, theo một chương trình mới của chính quyền thành phố
Thành phố Alexandra, vừa sang tuổi 100, vốn là nơi có đầy rẫy những khu ổ chuột và các bãi rác trái phép với hệ thống cống rãnh rò rỉ khắp nơi, tạo điều kiện "thuận lợi" cho lũ chuột sinh sổi nảy nở tại đây, theo tin tức từ tờ Guardian ngày 29.10.
Quyết tâm chống lại lũ chuột ngày càng đông, các quan chức thành phố Alexandra đã chi ngân sách cung cấp lồng bẫy chuột, còn công ty sản xuất điện thoại 8ta hỗ trợ giải thưởng cho người dân tình nguyện đi bắt chuột.
Ông Joseph Mothapo, một người dân địa phương cho biết đến nay ông đã được thưởng hai điện thoại di động sau khi bắt được trên 120 con chuột.
"Thật đơn giản. Tôi cứ bỏ đồ ăn làm mồi vào lồng bẫy và chuột cứ thế bò vào, cửa lồng đóng lại và tôi bắt được chuột", theo ông Mothapo.
Ông Mothapo dự định bắt thêm vài trăm con chuột nữa để đảm bảo mỗi người trong gia đình ông có một chiếc điện thoại di động.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền động vật chỉ trích quy định tiêu diệt chuột được thưởng di động của chính quyền thành phố Alexandra, cáo buộc rằng đây chỉ là một chiêu PR cho Công ty 8ta.
Công ty 8ta ngày 29.10 phản đối những cáo buộc này, cho rằng việc thưởng điện thoại di động là một phần trong chương trình của tổ chức từ thiện Lifeline ở Nam Phi.
Chính quyền thành phố Alexandra cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tiêu diệt chuột như phun thuốc giết chết hàng ngàn con, triển khai các "đội quân" chim cú mèo tại các trường học nhưng vô vọng vì dân số chuột vẫn tiếp tục tăng.
Bà Julie Moloi, Ủy viên Hội đồng thành phố Alexandra, cho biết: "Chúng tôi lo ngại rằng lũ chuột sẽ chiếm lĩnh thành phố và lúc đó Alexandra sẽ là thành phố chuột".
Theo TNO
Can Lộ Lộ bỗng biến thành "chim sơn ca" Thay vì ăn vận các trang phục khoe thân lộ liễu, chân dài Can Lộ Lộ bất ngờ "cải tà quy chánh" khi bước lên sân khấu với bộ bikini đỏ có màn che mỏng cùng giọng hát ngọt ngào. Sau khi xuất hiện tại Trùng Khánh để quay clip quảng cáo cho một công ty bất động sản với bộ cánh "càng...