Chile kết luận vaccine CoronaVac của Trung Quốc hiệu quả khoảng 67%
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Chính phủ Chile ngày 16/4 đã công bố kết quả một nghiên cứu về tính hiệu quả trên thực tế của vaccine CoronaVac do tập đoàn dược phẩm Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Theo đó, tỷ lệ ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19 của loại vaccine này vào khoảng 67% tại Chile – một trong những quốc gia có tỷ lệ hạn chế mắc COVID-19 cao nhất thế giới.
Vaccine ngừa COVID-19 CoronaVac của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cố vấn Bộ Y tế Chile Rafael Araos cho biết trung bình khoảng 100 người được tiêm vaccine CoronaVac thì có khoảng hơn 30 người mắc COVID-19. Ngoài ra, loại vaccine của Trung Quốc cũng hạn chế được khoảng 80% tỷ lệ tử vong, 85% số trường hợp nhập viện và 89% số ca phải điều trị tại các khu chăm sóc tích cực nếu đã được tiêm đủ 2 liều.
Đây là công trình nghiên cứu thực tế lớn đầu tiên về hiệu quả của vaccine CoronaVac, mà không phải là nghiên cứu lâm sàng để kiểm tra tính hiệu quả đối với các tình nguyện viên và trong các điều kiện cụ thể. Ông Araos nhấn mạnh trong một kịch bản có hoạt động dịch tễ học cao và ở các nhóm nhạy cảm, vaccine CoronaVac có thể giúp chống lại triệu chứng nhiễm trùng do virus SARS-CoV-2 gây ra, cũng như chống lại các thể nặng nhất của COVID-19.
Từ đầu tháng 2 đến nay, Chile đã triển khai tiêm gần 13 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 90% là CoronaVac và số còn lại là Pfizer/BioNTech. Hiện đã có hơn 7,6 triệu dân Chile được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có khoảng 5,1 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi, tương đương với 33,7% dân số của quốc gia Nam Mỹ này.
Tuy vậy, Chile vẫn đang phải đối phó với làn sóng COVID-19 thứ 2 với số ca bệnh mới trung bình mỗi ngày vào khoảng 7.000 trường hợp. Tính đến nay, nước này đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca COVID-19, trong đó có gần 25.000 trường hợp tử vong.
Nghịch lý tại nước dẫn đầu thế giới về tiêm vaccine Covid-19
Chile lẽ ra phải là điểm sáng ở Mỹ Latinh trong cuộc chiến chống Covid-19 vì triển khai tiêm chủng nhanh, nhưng ca nhiễm ở đây vẫn gia tăng.
Video đang HOT
Chile, quốc gia Nam Mỹ 19 triệu dân, đã nhanh chóng khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng cách ký thỏa thuận với các công ty dược phẩm chỉ vài tháng sau khi đại dịch bùng phát. Họ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, trong khi một số nước khác cùng khu vực thậm chí còn chưa nhận được liều vaccine nào.
Tính đến ngày 14/4, Chile có tỷ lệ tiêm chủng là 38,94 trên 100 người, chỉ sau Israel (61,58) và Anh (47,51). Chile còn vượt qua cả Mỹ (36,13), theo cơ sở dữ liệu Our World in Data của Đại học Oxford.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân ở Santiago ngày 9/4. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, đại dịch vẫn chưa thuyên giảm. Tuần trước, Chile liên tục ghi nhận số ca nhiễm trong một ngày cao nhất: 8.195 ca mới vào 8/4 và 9.171 ca mới vào 9/4. Mặc dù lượng ca mới trong một ngày đã giảm trong tuần này, làn sóng gia tăng ca nhiễm đột biến bắt đầu từ tháng 12 vẫn tiếp tục duy trì chứ không suy giảm ở Chile. Chile ghi nhận tổng cộng gần 1,1 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 25.000 người chết.
Chuyên gia y tế công cộng Francisco Álvarez, cựu giám đốc sở y tế tỉnh Valparaíso, địa phương đông dân thứ hai ở Chile, nói rằng việc nới lỏng các hạn chế Covid-19 vào những ngày lễ cuối năm là nguyên nhân.
"Ngay trước Giáng sinh, chúng ta thấy những gia đình đi mua quà và đám đông tụ tập tại các trung tâm mua sắm. Bắt đầu từ tháng một, mọi người được phép du lịch liên tỉnh và virus đã đi cùng với họ", Álvarez nói. Tháng một là mùa hè ở nam bán cầu và thường là mùa cao điểm du lịch trong nước và quốc tế ở Chile.
Álvarez cho biết đám đông cũng đổ về các bãi biển ở tỉnh Valparaíso, địa điểm du lịch hàng đầu. Mặc dù văn phòng của ông đã thiết lập các điểm xét nghiệm di động, mọi người thường từ chối vì "không muốn bị làm phiền khi đi nghỉ".
"Mọi người nhận được hai thông điệp gây hiểu lầm : bạn có thể đi nghỉ ở bất cứ đâu trong nước hoặc nước ngoài và chúng ta là một trong những quốc gia hàng đầu ở Mỹ Latinh về tiêm chủng. Người dân hiểu rằng nguy cơ lây nhiễm virus có lẽ đã hết và các hạn chế đã được nới lỏng. Điều đó đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo", Álvarez nói. Ông nói thêm rằng cũng có nhiều người Chile đã đi du lịch ở châu Âu và các nước khác ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm cao, góp phần làm gia tăng ca nhiễm.
Khi còn giữ chức tại sở y tế Valparaíso, văn phòng của Álvarez đã ghi nhận 60 trường hợp lây nhiễm chủ yếu là những người trẻ tuổi tham dự cùng một bữa tiệc bí mật vào đêm Giao thừa, dù những cuộc tụ tập như vậy vẫn bị cấm. Cơ sở tổ chức tiệc bị phạt 71.000 USD. Một thanh niên không chịu cách ly sau khi dương tính với nCoV bị phạt 35.000 USD.
Valparaíso ghi nhận ít nhất 6 bữa tiệc bí mật với sự tham gia chủ yếu của các thanh niên đến từ thủ đô Santiago. Điều đó khiến ca nhiễm gia tăng đột biến. Tình trạng lây lan giữa người dân địa phương cũng gia tăng.
Giới chức lại một lần nữa buộc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt. Trường học lại bị đóng cửa, chỉ những cơ sở kinh doanh thiết yếu như siêu thị được phép hoạt động. 13 triệu người Chile trên khắp đất nước một lần nữa bị phong tỏa vào cuối tháng ba mặc dù việc thực thi còn lỏng lẻo, vẫn có thể thấy rất nhiều người trên đường phố thủ đô.
Bộ trưởng Y tế Enrique Paris cho biết mặc dù đúng là một số biện pháp đã được nới lỏng vào tháng 12/2020, ông chưa bao giờ nói rằng người dân được phép ngừng tuân theo các biện pháp phòng ngừa. "Chúng tôi đã phong tỏa khu vực đô thị trong 14 ngày và chúng tôi đang thấy kết quả tốt cùng với nỗ lực tiêm chủng".
Một vấn đề khác là vaccine . Chile triển khai tiêm chủng nhanh là do chính phủ theo đuổi bất kỳ loại vaccine nào mà họ có thể nhận được. Nhưng vaccine CoronaVac của công ty tư nhân Trung Quốc Sinovac có tỷ lệ hiệu quả chỉ 50,4% trong thử nghiệm lâm sàng ở Brazil. Một thử nghiệm khác ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nó có hiệu quả 83,5%. Công ty nhà nước Trung Quốc Sinopharm cho biết hai loại vaccine của họ có tỷ lệ hiệu quả 79,4% và 72,5%.
Mặc dù còn quá sớm để xác định liệu yếu tố này có góp phần đáng kể vào việc gia tăng ca nhiễm hay không, Chile ghi nhận những trường hợp người nổi tiếng đã tiêm vaccine nhưng vẫn phải nhập viện vì virus. Điều này làm dấy lên lo lắng trong nước.
Celestino Aos, tổng giám mục Santiago, đã phải nhập viện hôm 10/4 sau khi dương tính với nCoV và xuất viện hôm 13/4. Alberto Lorenzelli, phụ tá của Santiago, người sống với tổng giám mục, cũng nhiễm virus. Cả hai trước đó đều tiêm Coronavac.
"Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng tiêm chủng sẽ là câu trả lời duy nhất. Chúng ta phải tiêm phòng, nhưng chúng ta cũng chú ý đến các biện pháp khác như hạn chế đi lại, đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội để virus không lây lan", Paris nói.
Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã thừa nhận tại một hội nghị ở Thành Đô vào cuối tuần trước rằng "tỷ lệ bảo vệ của vaccine Trung Quốc không cao".
Vaccine Coronavac được cho là có hiệu quả hơn trong phòng chống những trường hợp nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu từ Instituto Butantan của Brazil vào đầu năm nay xác nhận hiệu quả tổng thể thấp của Coronavac, nhưng nhận thấy vaccine này có hiệu quả 78% chống lại các trường hợp nhẹ và 100% đối với các trường hợp vừa và nặng.
Izkia Siches, người đứng đầu "Colegio Médico", hiệp hội y tế lớn nhất Chile, đã chỉ trích phản ứng của chính phủ đối với đại dịch, nói rằng việc cho phép mọi người đi du lịch trong kỳ nghỉ, các thông điệp mâu thuẫn từ lãnh đạo cấp cao và tình trạng thiếu nguồn lực tại các phòng khám địa phương đã càng làm phức tạp hóa vấn đề.
Bộ trưởng Paris cuối tuần trước đưa ra đánh giá tươi sáng trước quốc hội Chile về chiến dịch tiêm chủng. Nhưng Siches đã phản pháo lại rằng "chúng ta không nên lơ là. Đất nước chúng ta đang trải qua thời kỳ rất mong manh".
Paris, người đã giữ chức từ tháng 6/2020, sau đó thừa nhận Chile "đã phạm phải sai lầm mà có lẽ đã gây ra nỗi đau cho nhiều gia đình".
"Tôi cầu xin sự tha thứ của các bạn. Chúng tôi đã làm mọi thứ để có kết quả tốt nhất", Paris nói.
Brazil mua thêm 20 triệu liều vaccine Trung Quốc Bang Sao Paulo của Brazil đàm phán mua thêm 20 triệu liều vaccine Covid-19 do công ty Sinovac Biotech phát triển, dù hiệu quả chỉ hơn 50%. Đơn đặt hàng này sẽ bổ sung vào 100 triệu liều vaccine CoronaVac đã được viện y sinh Butantan của bang Sao Paulo đặt mua, Thống đốc Joao Doria cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm...