Chiêu trò cực mới, dễ tin của đứa cháu “ông chú làm ở Viettel”
Sau chiêu lưa đao nap the bi boc me va hang loat “ông chau” bi băt thi Facebook lai rô lên nhiêu thu đoan lưa đao mơi tinh vi hơn khiên nhiêu ngươi bi sâp bây.
Trước đó, trong năm 2014, hiện tượng “ông chú làm ở Viettel” đã làm mưa, làm gió với chiêu trò nạp thẻ nhận khuyến mại gấp 10 lần. Thời gian vừa qua, cộng đồng sử dụng mạng xã hội Facebook lại được một phen lo lắng vì kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt Facebook của các “khổ chủ” sau đó thay đổi ảnh đại diện, đổi tên Facebook thành một số tên khác như: Tin nhắn hệ thống, Facebook thông báo, Facebook Messenger… để gửi chương trình trúng thưởng cho bạn bè.
Một người dùng facebook bị kẻ lừa đảo hack nick và đổi tên facebook thành “Tin nhắn hệ thống”
Nội dung tin nhắn phổ biến nhất là “Tri ân khách hàng sử dụng mạng xã hội Facebook: Giải thưởng mà bạn nhận được trong lượt quay số ngẫu nhiên từ hệ thống là: 1 chiếc xe Liberty 150cc i.E & phiếu quà tặng trị giá 100.000.000 đồng tiền mặt. Giải thưởng do nhãn hàng Facebook Messenger và Công ty Piaggio đồng tài trợ”. Hoặc “Giải thưởng mà bạn nhận được trong lượt quay số ngẫu nhiên từ hệ thống là 1 chiếc xe máy SH125 và phiếu quà tặng trị giá 70.000.000 VNĐ tiền mặt. Giải thưởng do nhãn hàng Facebook Messenger và Công ty Honda tài trợ”.
Nạn nhân của chương trình “Tri ân khách hàng” lên tiếng xin lỗi bạn bè vì bị chiếm đoạt facebook, gửi tin nhắn lừa đảo hàng loạt.
Sau khi đưa những thông tin này, nội dung tin nhắn sẽ hướng dẫn cách truy cập vào một trang web khác để hoàn tất hồ sơ nhận giải thưởng. Đồng thời, thông báo còn gửi kèm số điện thoại (dưới dạng 0084 xxx.xxx.xxx) của một người được cho là sẽ giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn nhận giải. Tuy nhiên, khi gọi đến số điện thoại này, chủ nhân số điện thoại sau khi tư vấn, hướng dẫn sẽ yêu cầu khai báo thông tin trên một trang web và gửi các khoản tiền hay nạp thẻ cào để làm chi phí nhận giải. Do chủ quan, nhiều người tưởng là thật đã làm theo hướng dẫn và mất tiền oan lên đến hàng chục triệu đồng.
Để cho dễ dụ dỗ, những kẻ lừa đảo còn cố tình đăng ký tên miền website (gửi kèm với tin nhắn lừa đảo) với những cái tên rất “hot” và tạo giao diện giống Facebook để người dùng tin tưởng hơn như: mangfacebookvn.com, sukienmessenger2015.com, sukienfb.com, hethongtrianfb.com, tuanlevangfacebobok.com, tongdaimessenger.com… Trên trang web, chúng tạo ra các giấy chứng nhận giả của cơ quan chủ quản và cố tình “vẽ” thủ tục xác nhận lòng vòng, nào là hồ sơ tạm, hồ sơ gốc để dẫn dụ “con mồi” mua thẻ cào (điện thoại, thẻ game) gửi cho chúng. Do thấy thời gian hoàn tất hồ sơ gấp rút, sợ mất giải thưởng lớn nên nhiều người sập bẫy, mất tiền oan.
Video đang HOT
Những thông tin giả mạo trên các trang web lừa đảo Chương trình “Tri ân khách hàng”
Ngoài ra, do thiếu cảnh giác vì tin tưởng đây là hoạt động hợp tác của những tập đoàn lớn và uy tín, không ít người đã truy cập vào một số trang web nhiễm mã độc trên và vô tình phát tán tin nhắn này đến danh sách bạn bè của mình.
Trả lời báo chí, đại diện công ty Piaggio Việt Nam cho biết, hoàn toàn không có chương trình tài trợ nào như vậy, cũng như không có đối tác nào của Piaggio thực hiện chương trình này. Đại diện truyền thông của Facebook tại Việt Nam cũng đưa ra câu trả lời tương tự. Vì vậy, những phương thức “Tri ân khách hàng” này hoàn toàn là không có thật và chỉ là trò lừa đảo mà thôi.
Các cá nhân cần tăng cường bảo mật tài khoản facebook của mình để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Để đối phó với tình trạng bị kẻ lừa đảo chiếm đoạt Facebook, nhiều chuyên gia bảo mật khuyến nghị, người sử dụng cần tăng cường bảo mật bằng cách cài đặt các thông số đã có sẵn trong Facebook như sau:
Đầu tiên, bạn hãy vào mục Thiết lập (Setting) trên trang Facebook của mình.
Tiếp đó, vào phần Di động (Mobile) rồi click vào mục “Thêm số điện thoại” để thêm số điện thoại của bạn vào. Nếu như bạn đã có số điện thoại rồi thì hãy nhấn vào nút “Xác nhận số điện thoại” để xác nhận số điện thoại mà bạn đã cung cấp.
Sau khi xác nhận xong số điện thoại, quay trở lại phần “Cài đặt” và vào mục “Bảo mật” rồi lựa chọn phần “Xét duyệt đăng nhập”. Tại mục này, bạn hãy chọn “Yêu cầu mã bảo mật để truy xuất tài khoản của tôi từ trình duyệt lạ”. Hệ thống Facebook yêu cầu bạn xác nhận lại mật khẩu để kích hoạt chức năng này. Từ bây giờ, mỗi khi có người đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn từ một trình duyệt khác trình duyệt bạn đã xác nhận, Facebook sẽ đòi mã xác nhận gửi đến số điện thoại của bạn. Điều đó có nghĩa, chỉ cần có trong tay điện thoại, bạn sẽ biết có người đang truy cập trái phép vào Facebook của mình.
Ngoài ra, để tăng cường bảo mật, Facebook sẽ hướng dẫn bạn tạo các mã số trực tiếp bằng phần mềm Facebook trên điện thoại trong phần “Trình tạo mã”. Các mã số này có thể dùng để xác nhận ở lớp thứ 2. Nếu bạn không muốn sử dụng bộ tạo mã bằng phần mềm Facebook trên điện thoại, Facebook sẽ gửi mã số cho bạn thông qua số điện thoại bạn đã đăng ký ở trên.
Một cách nữa để bạn biết có người đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình từ một máy tính hoặc một thiết bị nào khác mà bạn chưa từng sử dụng là bật tính năng thông báo đăng nhập. Để làm cách này, bạn vào “Thiết lập”, chọn “Bảo mật”, tiếp tục vào phần “Cảnh báo đăng nhập”. Tại đây, bạn có thể lựa chọn cách thông báo qua điện thoại bằng tin nhắn hoặc qua email.
Theo Gia đình Xã hội
Vì sao vẫn nhiều nạn nhân sập bẫy lừa trên Facebook?
Sau khi báo An ninh Thủ đô đăng bài "Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo trên Facebook", nhiều bạn đọc đã gọi điện đến tòa soạn phản ánh về kẻ lừa đảo núp bóng giảng viên khoa Công nghệ Thông tin với biệt danh Huy BkaV-Pro Huy Hacker, Giang Gia Huy.
Giống như con tắc kè hoa, kẻ lừa đảo với nhiều thủ đoạn tinh vi luôn thay hình đổi dạng khi tìm kiếm con mồi.
Bác sỹ tình dục"
Phần lớn nạn nhân đều cho biết kẻ lừa đảo luôn biết cách thuyết phục họ mỗi khi hắn định ra tay. Không chỉ lừa đảo bằng chiêu trò dịch vụ mở khóa tài khoản Facebook, Giang Gia Huy còn "kiếm mồi" trên nhiều lĩnh vực bán hàng online như: Bán thuốc kích dục, bán đồ chơi tình dục, đồng hồ nhập khẩu hay chuyển đổi sim sinh viên... Mỗi lần lừa đảo, hắn đều hóa thân thành kỹ sư công nghệ thông tin, bác sỹ, tiểu thương hay nhân viên viễn thông khiến các nạn nhân rất tin tưởng.
Qua kết nối bạn bè, anh T.Q.L tình cờ ghé thăm tài khoản Facebook có tên là Búp Bê Tình Dục. Đây là một shop online chuyên bán các đồ chơi tình dục qua mạng. Sau một vài lần chat, anh T.Q.L bị thuyết phục bởi sự hiểu biết và cách ăn nói nhẹ nhàng của chủ shop. Theo anh T.Q.L, người bán tự nhận là bác sỹ Tam có cửa hàng tân dược gần cửa khẩu Tân Thanh, thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn và số điện thoại đặt hàng là 0964420001, số điện thoại tư vấn là 0983470473.
Theo báo giá của chủ shop thì giá bán các loại thuốc cũng như đồ chơi tình dục tại đây khá rẻ, chất lượng tốt, đảm bảo vận chuyển đến tận nơi sau 2-3 ngày. Thêm nữa, sau khi shop chuyển hàng đến theo đường bưu điện, người mua được quyền kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa rồi mới phải trả tiền. Người thu tiền chính là nhân viên bưu điện theo hình thức ủy nhiệm.
Tuy nhiên, để đảm bảo khách hàng chắc chắn sẽ mua, tránh tình trạng hàng bị trả lại quá nhiều nên chủ shop yêu cầu anh T.Q.L đặt cọc trước 50.000 đồng. Thấy số tiền không đáng là bao, anh T.Q.L lập tức đồng ý. Thế nhưng, chờ đỏ mắt đến 1 tuần sau mà vẫn không nhận được hàng, anh T.Q.L vào tài khoản Facebook chat với chủ shop thì chỉ nhận được sự im lặng.
Mọi ý kiến của anh đăng tải vào tài khoản Facebook Búp Bê Tình Dục đều bị xóa, thậm chí nick anh cũng bị chủ shop chặn không thể viết bình luận được nữa. Một thời gian sau, anh T.Q.L phát hiện vị bác sỹ Tam kia mở thêm 1 shop khác với tên: "thuốc kích thích dục nữ" vẫn với số điện thoại 0964420001 kèm lời quảng cáo: uy tín nhất, chất lượng tốt nhất, có giấy phép bán hàng, không bán hàng nhập lậu.
Một nạn nhân khác là chị P.B.H cho biết chủ nhân số điện thoại 0964420001 và 0983470473 chính là một người. Đây là chủ shop bán đồng hồ online có tài khoản Facebook là "đồng hồ trang sức mạ vàng 9999 rẻ nhất trái đất" - kẻ đã từng hứa bán cho chị một chiếc đồng hồ. Chiêu lừa của chủ shop này cũng y hệt kẻ lừa đảo anh T.Q.L, tức là dụ nạn nhân gửi tiền cọc trước từ 50.000 đồng - 100.000 đồng rồi sau đó... mất hút.
Năng nhặt chặt bị
Dù bị lừa ở trò mở khóa tài khoản facebook, bán thuốc kích dục, chuyển đổi sim sinh viên hay mua đồng hồ thì tất cả các nạn nhân đều cho biết số tiền họ bị mất là không đáng kể. Kẻ lừa đảo rất khôn ngoan khi chỉ lừa theo kiểu "cò con" bằng cách chiếm đoạt khoản tiền cọc ít ỏi của mỗi người. Do đó khi bị mất tiền, hầu hết các nạn nhân không ai tố cáo tới cơ quan chức năng mà đành chấp nhận coi như một sự cố đen đủi.
Chính vì lý do này nên kẻ lừa đảo vẫn ung dung tiến hành chiêu trò của mình một thời gian dài và kiếm những khoản lợi kếch xù. Tính trung bình mỗi ngày, bác sỹ Tam (hay Huy BkaV-Pro, Giang Gia Huy, Huy Hacker) chỉ cần ngồi nhà và lừa tại mỗi tài khoản Facebook được 5 nạn nhân thì ít nhất hắn đã có trong tay tiền triệu. Đây là con số không ai có thể ngờ nổi.
Một vấn đề nữa, do Facebook có tính lan truyền rất cao, mỗi một nạn nhân chỉ cần bấm thích hoặc chia sẻ các status mới của kẻ lừa đảo thì họ đã vô tình tạo cơ hội để tên lừa đảo có thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con mồi mới. Kể từ khi "mở rộng kinh doanh" sang lĩnh vực mở khóa facebook, số lượng các tài khoản cá nhân bị kẻ lừa đảo này chiếm quyền sử dụng khá nhiều.
Hiện nay do thường xuyên bị các nạn nhân gọi điện đòi tiền, hắn đã phải tháo số 0964420001 ra khỏi máy, thay thế bằng số 0969997241 để tiếp tục lừa các con mồi khác. Dùng các tài khoản mới chiếm đoạt được để mạo danh và tự bình luận, quảng cáo cho các trò lừa của mình, có thể nói bác sỹ Tam (hay Giang Gia Huy, hay Huy BkaV-Pro) sẽ không bao giờ hết việc.
Theo Nguyễn Long
An ninh thủ đô
Nhận diện thủ đoạn "mượn danh" lãnh đạo cấp cao để lừa đảo Thời gian qua, nhiều đối tượng tự nhận mình là nhân viên Văn phòng Chính phủ, vợ lãnh đạo cấp cao, Thứ trưởng, thậm chí giả mạo cả con dấu, chữ ký của Thủ tướng... để lừa đảo đã bị cơ quan công an bắt quả tang. Từ thực tế này cho thấy, "đất diễn" cho bọn tội phạm này vẫn còn khi...