Chiếu tia laser vào máy bay: Cần chế tài xử…
Hành vi chiếu đèn laser từ dưới mặt đất lên máy bay được đánh giá là có thể gây tổn thương mắt phi công và có khả năng uy hiếp an ninh, an toàn hàng không. Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết vẫn chưa có chế tài xử lý vi phạm này mà mới chỉ dừng ở tuyên truyền, nhắc nhở người dân.
Tia laser có thể gây tổn thương mắt phi công
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã khuyến cáo việc sử dụng đèn laser có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động bay. Tia laser chiếu vào buồng lái trong quá trình máy bay hạ cánh khiến phi công mất tập trung và xao lãng.
Tuy nhiên, trong tháng 6/2016 liên tiếp xảy ra các vụ chiếu tia laser vào sân bay Nội Bài, uy hiếp hoạt động an toàn bay. Trước sự việc này, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, việc chiếu tia laser vào tàu bay khi đang cất hoặc hạ cánh tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng có thể gây tổn thương mắt phi công, làm mất phương hướng, mất quyền kiểm soát tạm thời tàu bay, uy hiếp nghiêm trọng an toàn hàng không dân dụng, vi phạm các quy định của quốc tế và Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không dân dụng.
“Vụ việc chiếu tia laser vào khu vực sân bay được phát hiện lần đầu tiên ở sân bay Pleiku (Gia Lai) khi tàu bay của Vietnam Airlines hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều khiển tàu bay. Ngay sau đó, tổ bay đã có báo cáo, Cảng vụ hàng không Plieku đã kiểm tra nhưng không phát hiện đối tượng gây ra sự việc”, ông Lại Xuân Thanh cho hay.
Theo Cục Hàng không, các vụ chiếu tia laser vào sân bay thời gian qua ở Việt Nam đến nay chưa ghi nhận gây ra hậu quả gì. Tuy nhiên, việc sử dụng tia laser đã được quy định trong Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Video đang HOT
Cụ thể, Khoản 9, Điều 3 của Pháp lệnh quy định rõ, công cụ hỗ trợ gồm: “Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laser, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này”. Khoản 4 Điều 4 quy định: “Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng”.
Chưa có chế tài xử phạt
Ông Đỗ Xuân Toản, Phó Ban An ninh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, nguồn gốc của các tia laser này xuất phát từ khu vực dân cư quanh sân bay, bán kính khoảng 15-18 km hoặc xuất phát từ những hoạt động tổ chức sự kiện ngoài trời ở các khu vực dân cư gần sân bay khi các đơn vị sử dụng đèn laser công suất lớn, chuyên dụng, chiếu thẳng lên trời.
“Có khi ngay cả đơn vị tổ chức, người sử dụng cũng không biết việc sử dụng tia laser như vậy gây ảnh hưởng đến an toàn bay”, ông Toản cho biết.
Còn ông Vũ Thế Phiệt, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, đầu tháng 3 vừa qua, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã yêu cầu các địa phương có sân bay tuyên truyền cho người dân gần khu vực sân bay hiểu và hạn chế sử dụng loại tia này. Cảng Nội Bài cũng cử người làm việc với lãnh đạo địa phương cũng như tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng các loại đèn chiếu tia laser.
“Chúng tôi là doanh nghiệp nên cũng chỉ biết tuyên truyền để người dân biết và không làm nữa chứ không có biện pháp xử lý hay xử phạt. Có trường hợp tìm được thủ phạm nhưng cũng chỉ nhắc nhở”, ông Vũ Thế Phiệt cho biết.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết, khi xây dựng luật, chưa xuất hiện hành vi này nên các nhà làm luật cũng không thể lường hết để xây dựng thành chế tài. Tuy nhiên, tới đây, Cục Hàng không và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xem xét và sửa đổi Nghị định 147/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, bổ sung hành vi này vào quy định xử phạt vi phạm.
Trước mắt, lãnh đạo Cục Hàng không cho rằng, các địa phương có sân bay cần thực hiện tốt và nghiêm Chỉ thị về việc phòng, chống sử dụng đèn chiếu laser uy hiếp an toàn hoạt động bay hàng không dân dụng của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia ban hành vào tháng 3 vừa qua.
Theo đó, các ban chỉ huy khẩn nguy hàng không địa phương, các cảng hàng không, sân bay, các cơ quan đơn vị có liên quan rà soát và có biện pháp khuyến cáo tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực sân bay không sử dụng đèn chiếu tia laser, gây nguy hiểm cho hoạt động bay.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch tuyên truyền về tính nguy hại của việc sử dụng tia laser chiếu vào tàu bay khi đang trong quá trình cất/hạ cánh, các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tia laser…
Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân khi tổ chức các sự kiện gần khu vực cảng hàng không, sân bay có sử dụng các loại đèn chiếu laser phải xin phép chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền và thông báo với nhà chức trách hàng không tại cảng hàng không, sân bay đó.
Phan Trang
Theo Danviet
Vụ cháy ở Công ty Nệm Vạn Thành "thiêu rụi" khoảng 85 tỉ đồng
Đại diện Công ty Nệm Vạn Thành cho biết vụ cháy làm thiệt hại khoảng 85 tỉ đồng. Trong khi đó, nguyên nhân gây cháy vẫn đang được điều tra.
Ngày 6-6, Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, cho biết hiện Cảnh sát PCCC vẫn đang phối hợp với đơn vị chủ trì là Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM điều tra nguyên nhân vụ cháy tại Công ty Nệm Vạn Thành (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM). "Hiện nguyên nhân vẫn đang được phối hợp điều tra xác định" - Đại tá Bửu cho biết.
Ông Trương Ty - Tổng Giám đốc Công ty Nệm Vạn Thành cho biết vụ cháy gây thiệt hại khoảng 85 tỉ đồng, trong đó thiệt hại 25 tỉ đồng về nhà xưởng và 60 tỉ đồng về sản phẩm, hàng hóa.
Vụ cháy lớn ở Công ty Nệm Vạn Thành (huyện Củ Chi, TP.HCM) thiêu rụi một khối tài sản lên tới 85 tỉ đồng.
Sau khi vụ cháy xảy ra, phần nhà xưởng bị lửa thiêu rụi được lực lượng chức năng phong tỏa để phục vụ điều tra nguyên nhân. Tuy nhiên, theo một đại diện công ty, vụ cháy không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống thiết bị máy móc. Ngay chiều hôm sau, tức ngày 28-5, công ty vẫn tiếp tục hoạt động để kịp các đơn hàng. "Do công ty còn nhiều nhà kho để chứa hàng ở nhiều địa điểm nên vẫn có khả năng cung cấp các sản phẩm, không để ảnh hưởng đến khách hàng" - người này nói. Trước đó, như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, khoảng 13 giờ 30 ngày 27-5, khói lửa bùng phát dữ dội tại nhà kho chứa hàng của Công ty Nệm Vạn Thành ngay gần cầu An Hạ (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM). Ngọn lửa cháy liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, cột khói bay cao hàng trăm mét. Cảnh sát PCCC TP.HCM đã điều động 36 xe chuyên dụng cùng hơn 300 chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi hơn 12.000 m2 kho chứa hàng thành phẩm. Cảnh sát PCCC đã bảo vệ được kho hóa chất phía sau, hai xưởng nằm kế bên và 23 bồn chứa nhựa nguyên liệu (mỗi bồn chứa khoảng 20 tấn).
NGUYỄN TÂN
Theo_PLO
Khống chế, đòi gặp CT Tập đoàn Trung Nguyên: Khen thưởng 3 công an Khi đối tượng khống chế con tin sơ hở, 3 cán bộ, chiến sĩ công an đã chớp thời cơ tước hung khí, giải cứu an toàn nạn nhân. Sáng nay (6/6), Công an tỉnh Đắk Lắk đã khen thưởng đột xuất cho 3 cán bộ, chiến sĩ Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vì đã có thành tích trong...