Chiêu thức “giả tây” lừa đảo: Trò cũ rích nhưng không phải ai cũng biết
Thủ đoạn đóng giả trai ngoại quốc trên mạng xã hội khiến nhiều người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng.
“Trai tây” hay “phi công ngoại quốc” luôn là “cái mác” hoàn hảo để những đối tượng xấu “mượn” làm vỏ bọc, nhằm thực hiện hành vi lừa đảo trên mạng xã hội. Lợi dụng lòng tin của người bị hại, các đối tượng này đã sử dụng chiêu trò, lừa cả tình lẫn tiền của nạn nhân.
Đối tượng những kẻ lừa đảo nhắm đến thường là phụ nữ đứng tuổi ở các tỉnh, thành. Đánh vào tâm lý phái yếu, dùng lời “có cánh” khiến cho các nạn nhân mất tiền với con số hàng trăm triệu đồng.
Chiêu thức “giả tây” lừa đảo được các đối tượng thực hiện hết sức tinh vi. Ban đầu các đối tượng này lập một tài khoản Facebook với hình ảnh và thông tin là một nam phi công, người nước ngoài.
Tiếp đến, tài khoản này bắt đầu tìm “con mồi”, nhắn tin kết bạn, làm quen. Sau khi thấy người bị hại bước đầu “sập bẫy” thì tiến tới hẹn hò, yêu đương. Từ những câu nói làm quen, sau đó là lời “mật ngọt” hứa hẹn sẽ về Việt Nam, thậm chí là cùng đi đến hôn nhân.
Loạt tài khoản giả mạo “trai tây” nhằm lợi dụng lòng tin hội chị em, lừa tiền chiếm đoạt tài sản
Video đang HOT
Khi thấy nạn nhân bắt đầu tin tưởng mình qua quá trình nói chuyện, những kẻ giới thiệu là người nước ngoài này ngỏ ý muốn tặng quà cho nạn nhân. Được tặng quà, không ai là không vui mừng nhưng đây cũng chính là mánh khóe cuối cùng kẻ lừa đảo thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản từ nạn nhân
Điểm chung của những vụ “giả tây” lừa đảo là các nạn nhân đều nhận được cuộc gọi số lạ, đầu dây bên kia tự nhận là nhân viên hải quan. Trong cuộc điện thoại yêu cầu nạn nhân đóng một số tiền lớn làm phí hải quan để nhận được quà từ nước ngoài chuyển về.
Chưa hết, nếu thấy lần đầu trót lọt, những kẻ lừa đảo này tiếp tục thực hiện các cuộc điện thoại tương tự, nhằm lừa tiền của nạn nhân. Với lý do chuyển tiền là hoàn tất thủ tục nhận hàng từ nước ngoài, nhiều nạn nhân nhẹ dạ đã không suy nghĩ mà chuyển tiền theo số tài khoản kẻ lừa đảo cung cấp.
Cách thức nhắn tin làm quen của đối tượng lừa đảo
Tuy nhiên, những món quà mà “trai tây” đề cập không hề có thật. Sau khi mất một số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không nhận được quà. Thậm chí không thể liên lạc với bạn trai nước ngoài, lúc này các nạn nhân mới báo cáo lên cơ quan chức năng.
Với chiêu thức tinh vi, luôn giới thiệu mình có quốc tịch nước ngoài như Mỹ, Đức, Anh… thêm việc liên tục đưa ra những hình ảnh du lịch, đến những nơi sang chảnh cùng cách nói chuyện lịch sự, duyên dáng. Kẻ lừa đảo đã dễ dàng có được lòng tin của hội chị em, từ đó dẫn “con mồi” chuyển tiền cho mình.
Tưởng chừng đó sẽ là cuộc tình hạnh phúc với một cái kết đẹp khi “bạn trai tây” luôn muốn gửi những món quà đắt tiền về cho mình. Thế nhưng sau nhiều lần chuyển tiền lên đến cả trăm triệu đồng thì những người phụ nữ này không nhận được món quà nào. Thậm chí mọi liên lạc với “trai tây” điều bị cắt đứt, không có hồi âm.
Lúc nạn nhân nhận ra bản thân vừa bị lừa tình, lẫn lừa tiền thì đã quá muộn. Nhiều trường hợp sau khi phát hiện mình bị kẻ xấu chiếm đoạt tài sản đã trình báo cơ quan chức năng. Sau quá trình điều tra, những đối tượng “giả tây” lừa đảo đã bị bắt giữ.
Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn tại cơ quan điều tra tỉnh Đăk Nông bị bắt về hành vi giả “trai Tây” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng trăm triệu đồng
Tuy sử dụng chung một chiêu thức lừa đảo nhưng phía sau các tài khoản người nước ngoài này lại là nhiều đối tượng, ở các tỉnh, thành khác nhau. Có trường hợp, đứng sau hành vi lừa đảo này là cả một đường dây, tổ chức với cách thức hành động vô cùng tinh vi.
Dù chiêu thức lừa đảo này đã xuất hiện từ năm 2020 và đã có hàng loạt vụ việc được điều tra, nhiều đối tượng bị bắt giữ. Tuy nhiên đến nay vẫn còn những nạn nhân gặp phải chiêu trò “giả tây lừa tiền” này.
Đặc điểm nhận biết là những tài khoản “giả tây” này dù mạo danh người ngoại quốc nhưng lại biết rõ tiếng Việt. Có lý lịch vô cùng hoàn hảo cùng quốc tịch nước ngoài. Thường xuyên nói những lời hứa hẹn cho tiền, tặng quà hàng hiệu, thậm chí là bay về Việt Nam để gặp mặt.
Hình ảnh điển của chàng trai ngoại quốc được đường dây lừa đảo dùng để lừa tiền các cô gái
Thực chất, hình ảnh được những đối tượng sử dụng là của phi công người Đức. Điều khác nhau ở các tài khoản “ảo” này chỉ là tên gọi và quốc tịch được kẻ lừa đảo thêu dệt nên.
Với loạt vụ việc liên quan đến vấn đề lừa đảo trên mạng xã hội. Các nạn nhân và cơ quan chức năng lên tiếng cảnh tỉnh người dùng mạng xã hội nên cẩn trọng trước những người bạn “lạ”. Bởi mạng xã hội là ảo nhưng số tiền bị lừa là thật.
Ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền lên đến 250 triệu đồng
Cán bộ ngân hàng cùng lực lượng công an Cao Bằng vừa kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền lên đến 250 triệu đồng.
Hồi 15h00 ngày 06/6/2022, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng nhận được thông tin từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh tỉnh Cao Bằng về việc một khách hàng nữ đang có ý định chuyển đi số tiền 250.000.000đ thông qua Ủy nhiệm chi tại VietinBank.
Qua trao đổi với khách hàng, Giao dịch viên nhận thấy việc chuyển tiền của khách hàng trên có dấu hiệu bị lừa đảo tương tự như một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng mà Công an Cao Bằng tăng cường tuyên truyền thời gian qua nên Giao dịch viên đã tạm dừng hoạt động giao dịch và liên lạc với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng để nhờ hỗ trợ.
Sau khi được cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng tuyên truyền, giải thích về hành vi lừa đảo qua mạng, nữ khách hàng đã quyết định hủy giao dịch chuyển 250 triệu đồng của mình.
Ngay khi nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng đã cử cán bộ đến quầy giao dịch ngân hàng trên để tìm hiểu về việc chuyển tiền của khách hàng này. Qua trao đổi, nữ khách hàng (trú tại thành phố Cao Bằng) cho biết: Thông qua mạng xã hội, chị có quen biết một người nước ngoài. Sau khi trò chuyện, người này ngỏ ý muốn gửi cho chị một món quà có giá trị lớn. Một thời gian ngắn sau đó, có một số điện thoại liên lạc với chị tự xưng là nhân viên hải quan, đề nghị chị nộp một khoản tiền để được nhận gói quà nói trên.
Do tin tưởng, chị đã đến quầy giao dịch ngân hàng để thực hiện ủy nhiệm chi số tiền 250.000.000đ đến số tài khoản do "nhân viên hải quan" cung cấp. Sau khi được lực lượng Công an đã giải thích về một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng trong thời gian qua, người phụ nữ này đã hiểu và đề nghị ngân hàng hủy việc chuyển tiền của mình.
Công an TPHCM cảnh báo thủ đoạn lừa đảo "đi vào lòng người" Công an TPHCM khuyến cáo, người dân cần hết sức cảnh giác, bởi không có việc gì nhẹ nhàng, đầu tư ít tiền mà tạo ra siêu lợi nhuận. Chiều 7/3, UBND TPHCM cùng các sở, ngành tổ chức buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022. Đây là buổi họp báo...