Chiêu tập luyện của ‘nữ hoàng thể dục’ khi chấn thương
Hà Thanh vẫn rèn luyện theo cách rất riêng, có thể coi như độc chiêu là tập bằng sự tưởng tượng.
Cùng với hot boy Phạm Phước Hưng, “nữ hoàng thể dục dụng cụ” Phan Thị Hà Thanh đoạt suất chính thức tới Brazil, cũng là lần thứ hai liên tiếp cô dự tranh Olympic.
Hà Thanh cùng Phước Hưng giành suất tới Olympic Brazil thử sức. Ảnh: PA.
Tại giải tiền Olympic cũng là vòng loại cuối, tuyển thủ người Hải Phòng phải thi đấu trong tình trạng nén đau vượt khó, với cái đầu gối đang chấn thương phải tiêm thuốc giảm đau và băng kín. Dù không thể hiện được đúng phong độ vốn có, cô vẫn đạt kết quả đứng thứ 25 chung cuộc, quá đủ để lọt vào danh sách 98 VĐV nữ được tham dự đấu trường quốc tế lớn nhất vào tháng 8 tới.
Video đang HOT
Bản thân Hà Thanh không nhớ nổi bao nhiêu lần mình phải cắn răng thi tài cùng những cơn đau trong tình trạng thương tích khắp người. Ngay như SEA Games, khi chấn thương đầu gối, thể lực của cô ở mức tồi tệ nhất, cô gái Hải Phòng gần như chỉ có thể đua tranh bằng ý chí phi thường cùng kinh nghiệm của một tuyển thủ đẳng cấp hàng đầu thế giới để giành ba HC vàng.
Kể từ khi bước ra sân đấu quốc tế nhất là trong giai đoạn “cày ải” liên tục từ 2009, cô gái sinh năm 1991 luôn phải sống với chấn thương đủ loại. Việc vượt chấn thương, mang băng gạc khắp người để tập luyện với Hà Thanh đã trở thành chuyện thường ngày.
Mỗi khi dính chấn thương hay quá đau, VĐV từng giành HC đồng giải vô địch thế giới mới chịu nghỉ ngơi vài ngày để điều trị hồi phục rồi lại vào thảm ngay. Thế nhưng ngay trong thời gian tĩnh dưỡng ấy, trên thực tế Thanh vẫn tập luyện tích cực theo cách rất riêng của dân thể thao, có thể coi như một “độc chiêu” là tập bằng sự tưởng tượng.
Khi ấy, dù chân tay không phải di chuyển, thực hiện động tác với dụng cụ, song trí óc và toàn bộ các cơ trong cơ thể, nhất là cơ mặt của cô phải vận động tối đa. Tất cả tạo nên một sự tập trung đỉnh cao để tưởng tượng ra nhịp thở, bước chạy, từng động tác kỹ thuật với các độ khó, vòng quay trên không hay tiếp đất… Tức là, Hà Thanh phải tạo ra các bài thi hoàn chỉnh trong đầu, lặp đi lặp lại và liên tục có điều chỉnh. Chính các bài tập đặc biệt ấy không chỉ giúp cô giữ được nhịp điệu và cảm giác tốt sau thời gian nghĩ, cũng như rèn luyện hiệu quả cho mình kỹ năng, sự sáng tạo. Về sau, ngay cả trong những ngày tập bình thường, Thanh vẫn luôn kết hợp với các bài tập tưởng tượng ấy.
Theo VNE
VĐV giành suất Olympic 'tay trắng' không có tiền thưởng
Việc đoạt được một suất chính thức Olympic với thể thao Việt Nam khó hơn rất nhiều so với giành HC vàng SEA Games.
Với hai suất mới nhất do công của đô vật Vũ Thị Hằng (hạng 48kg) và tuyển thủ đi bộ Nguyễn Thành Ngưng, thể thao Việt Nam có tổng cộng 9 đại diện giành quyền chính thức tới Olympic 2016 tranh tài. Trong đó, cử tạ là môn thành công nhất khi đã có ba suất của nam và gần như chắc chắn sẽ có thêm một suất của nữ.
Hiện tại mới chỉ có Nguyễn Thành Ngưng được Liên đoàn điền kinh Việt Nam công bố thưởng 50 triệu đồng. Ảnh: PA.
Vật nữ là môn gây bất ngờ nhất khi lần đầu đoạt tới hai suất, trước Vũ Thị Hằng là gương mặt quen thuộc Nguyễn Thị Lụa (hạng 53kg).
Xét về cá nhân, trường hợp của Nguyễn Thành Ngưng thực sự là một thành quả nằm ngoài dự kiến. Trước khi lập kỳ tích tại giải vô địch châu Á cũng là vòng loại Olympic, Ngưng chỉ luôn đóng vai "quân xanh" cho người chị ruột nổi tiếng Nguyễn Thị Thanh Phúc và thông số cao nhất của anh cũng cách xa chuẩn Olympic nội dung đi bộ nam tới cả chục phút. Tuy nhiên, cuối cùng Ngưng lại thành công ngoạn mục còn niềm hy vọng Thanh Phúc thậm chí còn không được tính thành tích vì bị phạm quy tới ba lần.
Các chuyên gia dự báo, từ giờ đến khi các cuộc đấu loại khép lại, Việt Nam sẽ có thêm ít nhất 5 suất chính thức nữa, của Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang (cầu lông), Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng (thể dục dụng cụ), Vương Thị Huyền (cử tạ). Ngoài ra, niềm hy vọng mong manh còn được đặt ở một vài môn khác như taekwondo, boxing, canoeing và rowing.
Việc đoạt được một suất chính thức Olympic với thể thao Việt Nam khó hơn rất nhiều so với giành HC vàng SEA Games, thậm chí một số môn, nội dung, thử thách còn khó hơn cả huy chương Asiad. Tuy nhiên, các tuyển thủ xuất sắc lại đang phải chấp nhận thua thiệt khi không có một đồng tiền thưởng cho suất Olympic chính thức của mình. Theo quy định về các mức thưởng của nhà nước, việc đoạt suất Olympic không có trong danh mục. Ngành thể thao cũng chưa có một cơ chế hay nguồn kinh phí riêng để có thể thưởng riêng cho đối tượng đặc biệt này.
Hiện tại mới chỉ có Nguyễn Thành Ngưng được Liên đoàn điền kinh Việt Nam công bố thưởng 50 triệu đồng.
Theo VNE
"Cô gái vàng" Phan Thị Hà Thanh tri ân người hâm mộ Bất chấp chấn thương mãn tính, tối 23.1 tới, "cô gái vàng" thể dục dụng cụ Phan Thị Hà Thanh cùng các đồng đội sẽ tri ân người hâm mộ với những màn biểu diễn đặc sắc, đậm tính nghệ thuật tại Liên hoan các Ngôi sao Thể dục và Khiêu vũ Thể thao Việt Nam... Những năm qua, Phan Thị Hà Thanh...