Chiêu PR để làm giá?
Bóng đá Việt Nam cứ cầu thủ nào nổi nổi, lại gần hết hạn hợp đồng thì tin đồn lại nở rộ được CLB này hay đội bóng nọ mời chào…
Chiêu PR nhằm đẩy giá trị của mình lên không mới nhưng vẫn có nhiều CLB dính chấu bị cầu thủ hoặc người đại diện của cầu thủ đưa vào tròng.
Nếu Công Vinh sang Czech thi đấu cho Slavia Prague…
… Thì nhiều khả năng Công Vinh không có tên trong danh sách dự bị của CLB này, thậm chí là đội hình B cũng chẳng có. Nguyên do Slavia Prague là một trong hai CLB giàu thành tích nhất của bóng đá Tiệp Khắc trước kia và Czech bây giờ.
Slavia Pague có lúc đóng góp đến tám tuyển thủ quốc gia cho đội tuyển Czech. Còn giải ngoại hạng Czech và cầu thủ Czech nói riêng đều thuộc hàng đẳng cấp thế giới chứ không phải dạng làng nhàng. Hơn nữa, về mặt sắc dân thì cầu thủ Czech cực kỳ cao to và chơi thứ bóng đá bao gồm cả sức mạnh lẫn kỹ thuật thế mà CLB danh tiếng của họ lại “săn” cầu thủ ở vùng trũng Đông Nam Á thì quả là chuyện lạ!
Còn nhớ mùa bóng 2009, theo tiến cử của HLV Calisto, Lê Công Vinh sang đầu quân cho CLB Leixoes của Bồ Đào Nha (một nền bóng đá La tinh chơi đậm chất kỹ thuật và có nhiều cầu thủ nhỏ con) thế mà Vinh còn không có suất đá chính tại giải vô địch Bồ Đào Nha (chỉ đá ít phút ở giải cúp trong vài trận). Ở Bồ Đào Nha lại được ưu ái mà như thế thì ở Czech, Vinh làm gì?
Video đang HOT
Công Vinh sau khi đánh tiếng muốn là cầu thủ tự do giờ lại đánh tiếng được CLB hàng đầu của Czech mời chào (!?). Ảnh: QUANG THẮNG
Chiêu của các cầu thủ làm giá
Năm 2002, sau khi đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Tiger Cup 2002 cùng chức vô địch với đội tuyển Thái Lan, tiền vệ Chaiman sang đầu quân cho CLB Ngân hàng Đông Á (Việt Nam). Trước khi thương lượng với CLB, tiền vệ này bắn tiếng có một CLB thuộc J-League (giải chuyên nghiệp Nhật) mời anh sang mới mức lương rất cao. Sợ bị Nhật lấy người, Ngân hàng Đông Á chi con số kỷ lục 65.000 USD để đưa Chaiman về. Nhiều cầu thủ Thái Lan khi nghe một CLB Việt Nam “cắn câu” Chaiman đã phì cười và bật mí chẳng có CLB Nhật nào muốn có Chaiman cả, mà chỉ là chiêu.
Trường hợp khác là tiền đạo “chân gỗ” Joseph Obina đến Bình Dương thử việc với cái mác tuyển thủ Nigeria cùng lời đe dọa “Nếu không ký hợp đồng, chỉ vài ngày nữa, tôi sẽ đầu quân cho một CLB Trung Quốc đá giải C-League!”. Bình Dương sợ mất “hàng hiệu” liền làm theo yêu cầu ký hợp đồng năm đầu 500.000 USD, sang năm thứ hai lên 1 triệu USD và mức lương hằng năm là 200.000 USD. Thế nhưng hết giai đoạn 1 V- League 2011 thì đường ai nấy đi vì Joseph đá giải lòi ngay ra là cầu thủ ba lô biết làm giá.
Mới đây là cầu thủ Danny mùa rồi đá cho ĐT Long An. Anh này đang làm giá với bầu Đức và dọa nếu HA Gia Lai không nhận ngay thì sẽ về chơi cho một CLB của Nhật.
Với hàng loạt chiêu của cầu thủ ngoại trên thì việc “không lấy vội Công Vinh, cầu thủ này sẽ sang Czech đá cho Slavia Prague” cũng là một “bài” rất cũ nhưng hiệu quả.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lùm xùm vụ Samson bị đòi đền bù hai triệu USD
Samson lĩnh đủ khi từ chối đến Hà Nội T&T, đội đã săn đuổi mình suốt hơn một năm qua, để đến với CLB danh tiếng bên châu Âu. Thế nhưng, chính đội bóng thủ đô cũng lộ rõ chân tướng đi đêm với Samson, khi mà tiền đạo này vẫn còn hợp đồng với Đồng Tháp từ giai đoạn lượt đi mùa giải năm nay.
Samson ra mắt nhưng chưa thể thi đấu cho FC Braga (Bồ Đào Nha). Ảnh: ĐH.
Theo quy định, các cầu thủ trước khi hết hạn hợp đồng 6 tháng, sẽ được phép tiếp xúc với các đội bóng mới. Samson có quyền làm việc với Hà Nội T&T hay bất cứ CLB khác, nhưng khi vẫn còn khoác áo Đồng Tháp, tiền đạo này đã đặt bút ký vào bản hợp đồng kéo dài 3 năm với khoản lót tay lên tới một triệu USD (chưa tính lương) với đội bóng thủ đô. Việc đi đêm đã rõ, nhưng VFF vẫn làm ngơ.
Trên danh nghĩa, Samson là người của Hà Nội T&T. Tuy nhiên, khi mùa giải chưa kết thúc, Samson đã tự ý liên hệ với phía Aletico Madrid và chính thức trở thành người của CLB này mà không có sự đồng ý của Hà Nội T&T. Tất nhiên, đội bóng thủ đô chẳng thể ngồi yên. Ngay lập tức Hà Nội T&T gửi đơn kiện lên VFF đòi bồi thường hợp đồng, đồng thời yêu cầu VFF không được cấp giấy chuyển nhượng quốc tế (ITC) cho chân sút người Nigieria theo đúng quy định. Không có giấy ITC, chắc chắn Samson sẽ không thể thi đấu cho CLB nào. Năm lần bảy lượt gọi điện và nhờ cả người đại diện tới Hà Nội T&T để dàn xếp nhưng vụ việc chưa đi đến đâu. Có vẻ, phía Hà Nội T&T đang bị chạm tự ái và CLB này đang muốn dạy cho Samson một bài học về tội "ôm của bỏ chạy".
Phía Hà Nội T&T cương quyết chỉ khi nào Samson đưa đủ 2 triệu USD (Điều khoản đền bù nếu 1 trong 2 bên đơn phương chấm dứt là 2 triệu USD) mới rút đơn kiện và khi đó Samson mới chính thức có ITC để hành nghề tại các CLB khác.
Chỉ ít ngày nữa, đích thân Samson sẽ phải trở lại Việt Nam để giải quyết dứt điểm vụ việc, khi mà giải vô địch Bồ Đào Nha đã trôi qua được 3 vòng đấu, Samson cũng được đăng ký số áo 99 tại CLB Braga nhưng vẫn phải ngồi chơi xơi nước. Thế nhưng, chắc chắn ngoài 2 triệu USD đền bù cho Hà Nội T&T, Samson cũng chưa thể thoát khỏi kiếp nạn bị đòi nợ bởi một số thông tin cho biết, tiền đạo này còn nhận tiền lót tay của của cả Bình Dương. "Chúng tôi không cố giữ ai cả, nhưng muốn ra đi phải tôn trọng hợp đồng. Chừng nào Samson không trả đủ, anh ta sẽ không được đi đâu cả", Chủ tịch CLB Hà Nội T&T Nguyễn Quốc Hội khẳng định.
Hà Nội T&T dù cũng chẳng phải tốt đẹp gì nhưng rõ ràng đội bóng thủ đô đang nắm đằng chuôi trong vụ này. Một khi ITC chưa được cấp, Samson không thể thi đấu cho Sporting Braga hay bất kỳ CLB nào khác. Tất nhiên, Hà Nội T&T hay cả Bình Dương cũng chẳng muốn làm to chuyện. Bởi xét cho cùng, nếu đứng giữa 2 lựa chọn giữa một CLB danh tiếng của Tây Ban Nha và một CLB của V-League, ai cũng sẽ có quyết định như Samson. Phía Hà Nội T&T cũng khẳng định, nếu Samson trả lại hết số tiền lót tay và cả khoản đền bù phá vỡ hợp đồng, sẽ thoải mái đến bất cứ CLB nào.
Qua chuyện lùm xùm của Samson mới thấy, chuyện mắc ngoặc, đi đêm của các đội bóng Việt Nam diễn ra công khai đến thế. Với các cầu thủ, đặc biệt là các cầu thủ ngoại, đây cũng là bài học đắt giá cho họ. Giấc mơ bay cao ở mọi phương trời luôn được tôn trọng, nhưng phải được giải quyết rõ ràng với những CLB mà mình trót nhận tiền đặt cọc. Đó chính là luật chơi tối thiểu mà các cầu thủ chuyên nghiệp phải hiểu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đội TP HCM 'đổi chủ' vào mùa bóng Đang vật lộn với những khó khăn về lực lượng và tài chính nhưng không thể tìm cách tháo gỡ, Lãnh đạo Tổng công ty Thép miền nam đồng ý chuyển giao đội bóng của mình là CLB bóng đá TP HCM về cho UBND TP HCM quản lý. Lãnh đạo TP HCM tới gặp gỡ cầu thủ và ban huấn luyện TP...