Chiều nay, tòa tuyên án 54 bị cáo trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’
Sau gần 1 tuần nghị án, chiều 28/7, TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án 54 bị cáo trong vụ ‘ chuyến bay giải cứu’ xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số tỉnh, thành phố.
Theo thông báo của Thẩm phán Vũ Quang Huy – chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”, HĐXX sẽ tuyên án vào 14h ngày 28/7.
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: TTXVN).
Trước đó, sáng 17/7, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội với 54 bị cáo.
21 người ở nhóm tội nhận hối lộ bị đề nghị mức án 2 – 20 năm tù, riêng Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị tử hình.
Trong nhóm bị cáo là cựu cán bộ Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát đề nghị phạt Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) 12 – 13 năm tù; Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự) 18 – 19 năm tù; Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự) 9 – 10 năm tù…
Với 3 bị cáo ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Viện Kiểm sát đề nghị phạt Trần Văn Dự (cựu Phó cục trưởng) 9 – 10 năm; Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ) 19 – 20 năm, Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ) 8 – 9 năm.
Trong 24 bị cáo ở nhóm tội đưa hối lộ, người bị đề nghị án phạt cao nhất là Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) với 11 – 12 năm tù; người thấp nhất Đào Thị Chung Thúy (lao động tự do) 12 – 18 tháng tù treo; 22 trường hợp còn lại bị đề nghị từ 18 tháng đến 11 năm tù.
Ở nhóm “chạy án”, ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) bị đề nghị 6 – 7 năm về tội môi giới hối lộ; Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) 19 – 20 năm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 21/7, trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ được ghi nhận, số tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả, Viện Kiểm sát đã đề xuất với HĐXX mức án mới dành cho một số bị cáo.
Theo đó, đối với các bị cáo bị truy tố về tội danh nhận hối lộ, Viện Kiểm sát đề nghị giảm mức án 1 năm so với đề xuất ban đầu trong phần truy tố trước đó cho 4 bị cáo.
Cụ thể, bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị đề nghị mức án từ 3 – 4 năm tù (trước đó là 4 – 5 năm). Bị cáo Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) bị đề nghị mức án từ 7 – 8 năm tù (trước đó là 8 – 9 năm).
Bị cáo Trần Văn Dự bị đề nghị mức án từ 8 – 9 năm tù (trước đó là 9 – 10 năm). Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) bị đề nghị mức án từ 3 – 4 năm tù (trước đó là 4 -5 năm).
Về nhóm tội danh đưa hối lộ, môi giới hối lộ, đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị giảm mức hình phạt cho một số bị cáo.
Video đang HOT
Cụ thể, bị cáo Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty Lữ Hành Việt) bị đề nghị mức án 2 -3 năm tù nhưng cho hưởng án treo (trước đó là 2 – 3 năm tù giam). Bị cáo Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty Thái Hòa) bị đề nghị mức án từ 18 – 20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (trước đó là 18 – 24 tháng tù giam).
Bị cáo Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty Công đoàn Đường sắt) bị đề nghị mức án từ 18 – 20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (trước đó là 18 – 20 tháng tù giam). Bị cáo Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty Thương mại và Du lịch Việt Nam) bị đề nghị mức án 2 – 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo (trước đó là 2 – 3 năm tù giam).
Liên quan đến bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, Viện Kiểm sát cho biết do bị cáo đã vận động gia đình khắc phục toàn bộ số tiền hơn 1,85 triệu USD phải chịu trách nhiệm hình sự, nên cơ quan tố tụng đề nghị cho hưởng mức án từ 5 – 6 năm tù, giảm 1 năm so với luận tội trước đó. Cùng đó, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX trả lại các tài sản đang bị tạm giữ, hủy bỏ phong tỏa các tài sản ngân hàng, bất động sản của bị cáo này.
Với bị cáo Ngô Quang Tuấn (cựu Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải), do đã thay đổi lời khai, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội theo nội dung cáo trạng, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX cho được hưởng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Trước đó bị cáo này trong phần xét hỏi đã bác bỏ toàn bộ cáo trạng, phủ nhận mọi cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Hai bị cáo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hằng đề nghị HĐXX trả lại số tiền 800.000 USD bị Hoàng Văn Hưng lừa đảo chiếm đoạt, Viện Kiểm sát nhận định đây là số tiền dùng để chạy án, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nên không có căn cứ trả lại.
Đặc biệt, với bị cáo Hoàng Văn Hưng, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo quanh co, chối tội, tráo trở, dựng chuyện, vu khống cơ quan tố tụng, đe dọa các bị cáo khác. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị có mức án nghiêm minh, đúng pháp luật. Trước đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án 19 – 20 năm tù giam.
Còn với các bị cáo còn lại trong vụ án, Viện Kiểm sát không thay đổi quan điểm truy tố và mức án so với phần luận tội trước đó.
Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa. (Ảnh: TTXVN).
Theo bản luận tội của Viện Kiểm sát, vụ án xảy ra khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Thế nhưng, các bị cáo ở nhiều Bộ ngành, địa phương đã nhận hối lộ cực kỳ tinh vi với số tiền đặc biệt lớn khi được giao cấp phép các chuyến bay giải cứu. Nhiều bị cáo nhũng nhiễu, gây khó khăn để tạo cơ chế “xin – cho”, buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé và chi phí phát sinh khác, lấy tiền từ đây đưa hối lộ.
Viện Kiểm sát đánh giá, hành vi nhận hối lộ của 21 bị cáo đã “phản bội sự cố gắng của chính đồng nghiệp, đồng đội, đồng chí của mình”.
Viện Kiểm sát nhiều lần khẳng định dù có biện minh thế nào, việc làm của 21 bị cáo trên “chính xác là nhận hối lộ”. Một số bị cáo đã “đánh tráo khái niệm” cho rằng nhận tiền do được cảm ơn.
” Các doanh nghiệp buộc phải đưa chứ không phải tiền cảm ơn đơn thuần. Các bị cáo đang làm nhiệm vụ nên không thể coi đây là tiền cảm ơn. Số tiền nhận hối lộ của nhiều bị cáo bằng cả gia tài của người khác“, theo đại diện Viện Kiểm sát.
Về thủ đoạn nhận tiền, Viện Kiểm sát cho rằng có hai dạng. Một là đưa ra yêu cầu sách nhiễu và mặc cả thẳng về giá. Hai là người có thẩm quyền đã gây khó khăn để buộc doanh nghiệp chi tiền “theo luật bất thành văn” mới được cấp phép chuyến bay.
Để che giấu hành vi, khi bị điều tra truy tố, bị cáo chuyển khoản trả lại và nhờ khai báo là vay mượn cá nhân.
Bị cáo Phạm Trung Kiên bị Viện Kiểm sát đánh giá nhận nhiều tiền hối lộ nhiều nhất vụ án (253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng) với thủ đoạn “trắng trợn nhất”. Trong số này, ông Kiên nhận 198 lần chuyển khoản, 30 lần qua số tài khoản của mẹ vợ và con trai.
Qua thẩm vấn bị cáo Kiên, Viện Kiểm sát kiến nghị làm rõ hành vi của ông Đỗ Xuân Tuyên ở giai đoạn 2 của vụ án. Ngoài ra, một số bị cáo có dấu hiệu rửa tiền, cũng cần được xác minh ở giai đoạn này.
Với hành vi “chạy án” Viện Kiểm sát cho biết đủ căn cứ khẳng định, bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng đã đưa hối lộ 2,65 triệu USD.
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn đã môi giới hối lộ 2,6 triệu USD. Khi bị cáo Hằng, Sơn chi tiền “chạy án” đã bị cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng đưa thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt 800.000 USD, bản luận tội nêu.
Với số tiền 1,25 triệu USD các bị cáo khai đã đưa, Viện Kiểm sát cho rằng không đủ cơ sở kết luận bị cáo Hưng đã nhận. Tuy nhiên hành vi của cựu điều tra viên chính vụ án này có dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát thấy cần kiến nghị tiếp tục làm rõ sau để xử lý răn đe.
Vụ chuyến bay giải cứu: 'Trung bình mỗi chuyến 10 hũ tro cốt, các anh bảo chưa cấp thiết'
Bị cáo Trần Thị Mai Xa nói "rất giận Cục Lãnh sự" và rất ấm ức vì bị gây khó dễ khi cấp phép chuyến bay dẫn đến bị cáo phải đưa tiền hối lộ để được cấp phép.
Chiều 20-7, ngày thứ 8 xét xử vụ "chuyến bay giải cứu", bị cáo Trần Thị Mai Xa, Công ty Masterlife nói rằng hoàn toàn đồng ý với lời bào chữa của luật sư và xin được "bổ sung thêm một ý để nhẹ lòng hơn khi đứng ở đây".
Bị cáo Trần Thị Mai Xa tại phiên tòa
Bị ép buộc đưa hối lộ?
Bị cáo Trần Thị Mai Xa bị xét xử với cáo buộc 19 lần đưa hối lộ hơn 8 tỉ đồng cho 8 cá nhân có thẩm quyền để được cấp phép 18 chuyến bay. Bị cáo bị đề nghị mức án 4-5 năm tù.
Bào chữa cho bị cáo Xa, luật sư Hà Văn San nói rằng bị cáo Xa ở trong hoàn cảnh bị bắt buộc phải đưa hối lộ. Khi tổ chức chuyến bay, doanh nghiệp (DN) phải chuẩn bị rất nhiều điều kiện như thuê và đặt cọc máy bay, khách sạn... từ trước khi được cấp phép.
Khi chuyến bay không được phê duyệt, bị cáo Xa đã phải bồi thường thiệt hại 1,5 tỉ đồng và phải bán căn nhà. Đến chuyến bay sau, khi sát ngày bay mà chưa được cấp phép, bị cáo Xa cũng như nhiều bị cáo nhóm DN đã phải chi tiền. Những chuyến bay sau đó, việc đưa tiền trở thành thông lệ.
Luật sư cho rằng Trần Thị Mai Xa sau khi gửi nhiều văn bản nhưng không được cấp phép nên đã mất hàng tỉ đồng tiền đặt cọc. Do đó bị cáo đã phải tìm đến Cục lãnh sự, Cục xuất nhập cảnh và phải tự ép mình thực hiện một cơ chế mà bản thân không mong muốn, đó là đưa hối lộ.
Các bị cáo nhận hối lộ đã lợi dụng dịch bệnh để ép doanh nghiệp đưa tiền mới cấp phép các chuyến bay. Nhóm bị cáo khối DN phải đưa hối lộ là tình huống bị ép buộc, không thể khác hơn.
Với quan điểm bào chữa như trên, luật sư đề nghị HĐXX cho bị cáo San hưởng tình tiết phạm tội trong trường hợp bị ép buộc, không tự nguyện. Ngoài ra, luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét cho bị cáo hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ khác.
Bị cáo Trần Thị Mai Xa: "Rất giận Cục Lãnh sự"
Trần tình trước HĐXX, bị cáo Mai Xa nói rằng đến tháng 6-2021, sát ngày bay dự kiến nhưng vẫn không được chấp thuận bay, bị cáo rất sốt ruột.
"Bị cáo rất lo lắng. Sau chuyến bay đầu tiên không thể tổ chức và bị cáo phải bán nhà, bị cáo rất run như chim sợ cành cong vì không còn nhà để bán nữa"- bị cáo Xa nghẹn ngào nói.
Bị cáo Xa khai lúc ấy đã gọi lên Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự thì được bảo có một chút vướng mắc bên Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an và bảo bị cáo sang bên đó xem thế nào.
Khi bị cáo Xa liên hệ với Cục Xuất nhập cảnh thì được bị cáo Vũ Sỹ Cường (cán bộ Cục XNC) nói rằng "sếp không biết công ty của em là ai cả. Thôi để giải quyết nhanh, em nên làm theo cơ chế cảm ơn đi, nếu không kịp thì khó lắm".
"Đứng trước sự lựa chọn... vì bị cáo là người phụ thuộc vào cơ quan ban ngành, bị cáo phải tìm mọi cách đi xoay tiền"- bị cáo Xa nói.
Với giọng nghẹn ngào, bị cáo Xa nói rằng "rất giận Cục Lãnh sự", là cơ quan chủ trì mà làm sao để DN rơi vào hoàn cảnh này, đưa tiền một cách vô thức, dẫn đến một loạt hành vi sau này của bị cáo cũng như các bị cáo DN khác.
"Bị cáo không có ý thức về vấn đề đó (đưa hối lộ-PV). Lần sau cứ thế phải đưa, đó cứ như một thông lệ"- bị cáo Xa nói.
Bị cáo Xa nói rằng bản thân cảm thấy rất xót xa. Trên những chuyến bay bị cáo tổ chức, mỗi chuyến khoảng 250 chỗ thì trung bình 10 hũ tro cốt được mang về.
"Bị cáo hỏi anh Cường, anh Tuấn (bị cáo Vũ Sỹ Cường, Vũ Anh Tuấn, cùng là cán bộ Cục Xuất nhập cảnh -PV) tại sao lại không cấp phép, thì được trả lời "chưa có sự cấp thiết"" - bị cáo Mai Xa nói.
Càng nói, bị cáo Xa càng xúc động và không giữ được bình tĩnh: "Trong lúc dịch bệnh trong nước, thế giới như thế, thế nào là cấp thiết?", "Nếu mỗi chuyến bay như vậy lên tới vài ba chục hũ tro cốt thì có cấp thiết hay không?", "Bị cáo thấy rất ấm ức. Dù các anh nhận lỗi lầm nhưng trong lòng bị cáo vẫn rất trách".
Sau những lời ruột gan bị cáo Xa nói rằng: "Những gì muốn nói đã nói ra hết rồi. Bị cáo khẩn thiết mong nhận được sự đồng cảm của HĐXX với các bị cáo khối DN cũng ở trong hoàn cảnh như bị cáo".
"Mong HĐXX là người đem lại công bằng, đồng cảm với doanh nghiệp", Trần Thị Mai Xa kết thúc phần tự bào chữa.
O ép, vòi tiền cả những hũ tro cốt hồi hương trên "Chuyến bay giải cứu" Chiều 20/7, tự bào chữa tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "chuyến bay giải cứu", bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife) trình bày những ấm ức đã trải qua trong quá trình xin cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước. Bị cáo Trần Thị Mai Xa được cơ quan tố tụng xác...