Chiêu làm trắng răng không cần tới gặp nha sĩ
Răng ố vàng do thức ăn, cà phê, thuốc lá… và thói quen vệ sinh răng miệng không chuẩn mực khiến bạn e ngại mỗi khi giao tiếp. Một số tuyệt chiêu giúp tẩy trắng răng sau sẽ giúp bạn cải thiện diện mạo mà không cần phải tốn tiền tới gặp nha sĩ.
Nếu bạn cho rằng, chi một khoản tiền lớn để tới phòng khám nha khoa biến hàm răng ố màu thành trắng sáng ngọc trai thì hãy suy nghĩ lại. Chỉ cần chịu khó áp dụng những liệu pháp đơn giản, bạn sẽ có được nụ cười tỏa sáng .
1. Chanh và giấm táo
Hai loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng axit cao và có tác động hiệu quả đến việc làm trắng răng. Đơn giản chỉ cần pha nước cốt chanh với giấm táo theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng một miếng bông chấm vào dung dịch và lau nhẹ bề mặt răng. Thực hiện khoảng 5 ngày/tuần, bạn sẽ cảm nhận thấy rõ sự khác biệt.
2. Vỏ cam
Bạn có thể tận dụng vỏ cam sau khi thưởng thức để làm trắng răng. Vỏ cam khi để khô và nghiền thành bột, có thể làm trắng răng. Bạn có thể dùng phương cách tự nhiên này hàng ngày, đánh lên bề mặt răng để có được hàm răng trắng sáng hơn.
3. Muối
Video đang HOT
Cho một ít muối lên bàn chải đánh răng sẽ giúp bạn có được hàm răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn không nuốt luôn muối vào cổ họng. Mặc dù thành phần các loại kem đánh răng thường bao gồm muối, nhưng chúng không thể sánh bằng việc dùng muối trực tiếp được.
4. Baking Soda và Oxy già
Tạo một tuýp kem đánh răng từ 2 muỗng cà phê baking so da và nước oxy già (Hydrogen Peroxide) trong từng tách nhỏ. Bạn có thể thêm một chút bạc hà tạo hương. Sử dụng hỗn hợp này để đánh lên răng và giữ lại trong 2 phút. Sau đó, bạn dùng kem đánh răng thông thường để đánh răng một nữa nhằm khử mùi oxy già.
5. Nhai rau xanh
Hãy thử nhai rau sống một lần mỗi ngày. Rau sống là món ăn lành mạnh giúp làm sạch răng. Mía, táo, cà rốt, cần tây và các loại trái cây, rau giòn khác có thể thúc đẩy lưu thông máu và xoa bóp nướu. Do đó, ăn những thực phẩm này có thể cho bạn có được hàm răng khỏe mạnh hơn.
6. Nghệ, chanh và muối
Để điều trị răng vàng, bạn có thể chà xát nhẹ bằng hỗn hợp gồm bột nghệ, muối, bột và nước cốt chanh. Lặp lại quá trình này trong khoảng hai tuần, bạn sẽ có được hàm răng trắng sáng tự nhiên.
7. Bột đinh hương và đường miếng
Nếu sử dụng hàng ngày hỗn hợp nguyên liệu tự nhiên gồm bột đinh hương và đường miếng có thể cho bạn hàm răng trắng và khỏe mạnh. Bột đinh hương cũng có thể giúp khắc phục tình trạng vàng răng. Thực tế, từ lâu đinh hương đã được sử dụng cho các mục đích nha khoa.
8. Đánh răng đúng cách
Bạn cần đánh răng mỗi ngày – 12 tiếng một lần hoặc sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thay bàn chải 3 tháng một lần để đảm bảo lông bàn chải không bị mòn.
Bạn cần 2-3 phút để đánh răng cho cẩn thẩn, ngay cả bên trong hàm. Gi ống như môn quần vợt và kỹ thuật cầm vợt, kỹ thuật đánh răng cũng là một môn nghệ thuật và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàm răng chắc khỏe, trắng sáng. Hãy tới phòng khám và yêu cầu nha sỹ hướng dẫn chi tiết cách chải răng đúng cách.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Nguy cơ đau tim, sẩy thai vì viêm lợi
Nhiều công trình nghiên cưu đã liên hệ bệnh ở răng miệng với việc tăng nguy cơ tiểu đường típ 2, bệnh thận và bệnh đường hô hấp, rối loạn chức năng cương dương, bệnh ở thai phụ như sẩy thai, sinh non và hiếm muộn.
Những người bệnh ở nướu có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn. Có những ý kiến trái chiều về việc liệu các vi khuẩn ở miệng có thật sự gây bệnh về tim, hay liệu rằng những người sức khỏe răng miệng yếu cũng có khuynh hướng sức khỏe tim mạch yếu. Hiện nay, một nghiên cưu mới ở chuột đã cung cấp thêm manh mối thiên về tác nhân vi khuẩn.
Các nhà nghiên cứu dùng 4 loại vi khuẩn gây bệnh về nướu cho chuột, sau đó theo dõi sự lan truyền các loại vi khuẩn này trong 6 tháng. Các kết quả cho thấy các vi khuẩn di chuyển từ miệng tới tim và động mạch lớn gọi là động mạch chủ, khiến tăng nồng độ cholesterone và viêm nhiễm trong các động vật thí nghiệm, là những nhân tố nguy cơ gây bệnh tim. Các vi khuẩn cũng di chuyển tới thận, phổi và gan.
Kết quả cho thấy loại vi khuẩn gây bệnh về nướu cũng làm phát triển bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã thuyết trình kết quả này vào ngày 18/5 tại Boston, trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vi trùng học Mỹ.
Những người bệnh ở nướu có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn (Ảnh: Thehealthsite)
Có 2 dạng bệnh nướu, viêm nướu và viêm nha chu. Cả hai dạng đều phổ biến ở người trưởng thành ở Mỹ. Các vi khuẩn gây bệnh về nướu răng có thể xâm nhập mạch máu khi đánh răng hay thực hiện các thủ thuật về răng.
Nhiều nghiên cưu đã quan sát thấy những người bị bệnh về nướu răng có nhiều nguy cơ bị bệnh tim hơn. Nhưng các chuyên gia vẫn hoài nghi liệu rằng những vi khuẩn này có thực sự là thủ phạm. Bệnh nướu răng và bệnh tim có nhiều yếu tố nguy cơ chung, bao gồm cả hút thuốc, tuổi cao, bệnh tiểu đường, và những nhân tố này có thể là nguyên do khiến những người bị bệnh nướu răng dễ bị bệnh tim hơn.
Năm 2012, Hiệp hội tim Mỹ đã xem xét trên 500 nghiên cưu và kết luận rằng các nhân tố chung này không thể giải thích mối liên quan giữa hai bệnh. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng bệnh này gây ra bệnh kia. Các tác giả của nghiên cưu mới đây cho biết những kết quả của họ có thể làm thay đổi nhiều điều.
Theo nhà nghiên cứu Irina Velsko, một sinh viên đã tốt nghiệp Đại học y Florida: "Hi vọng của chúng tôi là Hiệp hội sẽ công nhận mối liên hệ nhân quả giữa bệnh răng miệng và tăng nguy cơ bệnh tim. Điều đó sẽ đem lại thay đổi trong cách chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ đối với những bệnh nhân bệnh tim".
Kết quả nghiên cưu mới đây không giúp chấm dứt nghi vấn này bởi được tiến hành trên động vật, có thể không áp dụng với người. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm để biết liệu việc điều trị bệnh răng miệng có giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Các vi khuẩn gây bệnh ở miệng có liên hệ với nhiều bệnh ngoài bệnh tim. Nhiều công trình nghiên cưu đã liên hệ bệnh ở răng miệng với việc tăng nguy cơ tiểu đường típ 2, bệnh thận và bệnh đường hô hấp, rối loạn chức năng cương dương, bệnh ở thai phụ như sẩy thai, sinh non và hiếm muộn.
Sức khỏe và đời sống
Gần 50% người Việt Nam gặp các vấn đề về răng ê buốt Theo kết quả của công ty nghiên cứu thị trường AcNielsen, 46% người Việt Nam đang gặp các vấn đề về răng ê buốt, nhưng chỉ rất ít người biết cách nhận biết và phòng ngừa. Nhận diện răng ê buốt Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là hiện tượng răng có cảm giác ê buốt khi ăn các...