Chiêu ‘giả thần lộng quỷ’, bán ‘thuốc đuổi ma’ giá vài chục triệu
Thời gian gần đây, người dân ở xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội truyền tai nhau về một nhóm người được “thiên chúa ban ơn” hay đi giảng đạo, chữa bệnh cho mọi người.
Mọi chuyện vỡ lở khi một trong số những người được giảng đạo đó có triệu chứng bị “ma hành”. Thấy vậy, nhóm người tự nhận được “thiên chúa ban ơn” đã đứng ra môi giới cho người bị bệnh một vị “thầy cao tay” để “đuổi ma”. Giá để mua “thuốc đuổi ma” lên tới mấy chục triệu đồng nhưng kết cục thì “lợn lành thành lợn què”.
Tự nhận được “ơn cha” để truyền đạo trái phép
Theo nguồn tin của báo Đời sống và Pháp luật, cách đây khoảng hai tháng, có một nhóm người, trú tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội tự nhận được “thiên chúa ban ơn” nên đã tụ tập nhiều người để giảng đạo lý, đồng thời còn chữa bệnh bằng tâm linh. Nhóm này hoạt động khá kín đáo xung quanh khu vực nhà thờ xã Bích Hòa nên quá trình tìm hiểu, khai thác thông tin của PV gặp rất nhiều khó khăn.
Sau hồi lân la hỏi chuyện khắp nơi, chúng tôi đã may mắn gặp được chị V. và được chị kể cho nghe câu chuyện. Chị V. cho biết: “Nhóm người này từ trước tới nay vẫn sinh sống tại làng và cũng không có biểu hiện gì khác lạ. Tuy nhiên, cách đây hai tháng thì họ được một nhóm người lạ mặt nào đó rủ đi chơi đâu không biết. Khoảng một tuần sau khi trở về thì họ tự nhận là được “ơn cha, ơn chúa” và tiến hành truyền đạo. Thực chất thì những bài giảng đó có nội dung không khác mấy so với những giáo lý của người theo đạo Thiên chúa của chúng tôi nên cũng không có gì là quá to tát. Thế nhưng, những người này còn in truyền đơn phát cho người đến nghe để khuếch trương uy tín. Không những vậy, họ còn tự nhận có khả năng phán bệnh cho người đến nghe thuyết giáo. Việc chữa bệnh bằng tâm linh được thực hiện dưới hình thức là họ sẽ phán người này có bệnh gì và cách chữa trị ra sao. Thông thường là người bị bệnh sẽ cầu nguyện kết hợp với những phương pháp khác. Ban đầu, những người đến nghe nhóm này giảng đạo đông lắm, có khi tới nửa đêm mà vẫn chưa hết người. Người ta cứ đồn nhau là ngoài được “thiên chúa ban ơn” thì những người này còn có khả năng chữa bệnh bằng tâm linh nên ban đầu nhiều người tin theo. Tuy nhiên hiện nay, gần như không còn ai theo nữa vì họ nghi ngờ là nhóm này có liên quan tới một nhóm lừa đảo khác”.
Xung quanh khu vực nhà thờ xã Bích Hòa là nơi những kẻ “giả thần lộng quỷ” hoạt động.
Cũng theo lời kể của chị V. thì đây là một hội hoạt động khá bí mật. Những người tự nhận được “ơn cha, ơn chúa” chỉ chơi với nhau và họ có thể liên hệ với nhóm ở bên trên chứ người dân bình thường thì rất khó nắm bắt được hoạt động của họ. Sau khoảng một tháng hoạt động khá sôi nổi cùng nhiều lời đồn thổi thì chuyện này đến tai cha xứ. “Dân chúng tôi rất ngoan đạo, không bao giờ tin vào chuyện mê tín dị đoan nên khi cha cấm không được tham gia các hoạt động truyền giáo phi pháp như vậy thì nhiều người cũng từ bỏ mà không hăng hái như trước nữa. Lâu dần thì hoạt động của nhóm người này cũng đi xuống. Thế nhưng, vấn đề ở chỗ là trong số những người từng tham gia nghe truyền đạo này tự nhiên bị “ma hành”. Ban đầu những người bị “ma hành” cũng không biết mình bị vậy, thậm chí cả những người tự nhận được “ơn cha, ơn chúa” cũng không tin điều này. Sau dần bệnh tình của người bệnh ngày càng nặng thêm với những hành động rất khó giải thích. Lúc đó, người bệnh mới cầu cứu đến “thầy bắt ma” để chữa bệnh. Những nghi ngờ cũng bắt đầu từ đây”, chị V. cho biết thêm.
Mấy chục triệu đồng một “liều thuốc trừ tà”
Theo chỉ dẫn và giới thiệu của chị V., chúng tôi tìm tới nhà anh L. để tìm hiểu cụ thể hơn về trường hợp bị “ma hành” trên. Theo thông tin chúng tôi được biết, người bị “ma hành” là một người phụ nữ trung tuổi có tên là Th. và trước đây không hề có dấu hiệu bị bệnh. Gần đây, sau khi tham gia vào những buổi giảng kinh trái phép của nhóm người tự nhận được “ơn cha, ơn chúa” kia thì đột nhiên có những biểu hiện kỳ lạ. Anh L. kể: “Chị Th. ban đầu có những biểu hiện rất kỳ lạ như hay đánh người một cách vô cớ, hát suốt ngày mà không biết mệt và kỳ lạ hơn là tự nhiên có khả năng nhớ rất tốt. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là chị Th. còn chủ động đưa chân mình vào lửa để đến nỗi bị bỏng nặng phải nhập viện điều trị. Do dân ở đây theo đạo nên họ không mê tín. Vì thế, ban đầu không ai hiểu những hành động kỳ quặc và chưa từng xảy ra đối với chị Th. là thế nào. Sau cùng thì mọi người tin rằng, chị Th. bị “ma hành” và muốn điều trị thì phải nhờ có “thầy cao tay” để đuổi vong ra khỏi người”.
Video đang HOT
Những người tự nhận là được “thiên chúa ban ơn” ngay lập tức đứng ra môi giới với một vị “thầy đắc đạo” với lời hứa là sẽ giúp đuổi vong ra khỏi người chị Th. ngay lập tức. Sau khi “thầy” đến đã nói với gia đình chị Th. rằng, muốn khỏi bệnh phải mua “bùa trấn tà” và giá của lá bùa đó lên tới 20 triệu đồng. Thế nhưng, sau khi mua bùa cho chị Th. uống, tác dụng thì chả thấy đâu mà chỉ thấy bệnh tình nặng hơn. Anh L. kể: “Gia đình chị Th. sau khi bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để chữa trị nhưng không thuyên giảm đã rất tức giận với những người tự nhận “ơn cha, ơn chúa” kia và đã xảy ra xung đột, mâu thuẫn, cãi nhau rất gay gắt. Mới vừa rồi họ lại chủ động mời một “ông thầy” khác về “bắt ma” nhưng không rõ hiệu quả thế nào. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghe nói (chứ đừng nói tới chuyện chứng kiến) một “liều thuốc trừ tà” nào lên tới mấy chục triệu đồng. Rõ ràng là lừa đảo trắng trợn!”.
Cũng theo anh L. thì những trường hợp tự nhiên có hành động lạ như kiểu bị “ma hành” không chỉ riêng với chị Th. mà còn mấy trường hợp khác nữa trong thôn, xã cũng chỉ mới xuất phát thời gian gần đây. “Người dân đồn rằng, nhóm người tự nhận được “ơn cha, ơn chúa” kia cũng chỉ là nạn nhân của một nhóm lừa đảo cao hơn và chuyện người dân tự nhiên bị “ma hành” là do thế lực đó gây nên. Chính vì sự kiện tai tiếng này mà người dân ở đây không còn tin vào những lời lừa phỉnh của nhóm người tự nhận là được “thiên chúa ban” ơn nữa. Người ta cũng sợ mình là nạn nhân giống như trường hợp chị Th. nên đã bỏ hết và giờ đây, hội truyền đạo phi pháp này gần như không còn tồn tại. Có chăng chỉ mấy cá nhân đơn lẻ mà thôi”.
Chính quyền địa phương không hay biết
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Hòa, Trưởng Công an xã Bích Hoà, cho biết: “Chúng tôi không biết và cũng không thấy nhân dân trình báo về tình trạng có nhóm người lợi dụng thần thánh để truyền đạo. Chúng tôi cũng không nhận được trình báo nào của nhân dân về trường hợp bị lừa đảo tiền. Tình hình an ninh trong khu vực vẫn được đảm bảo, an toàn”.
PHẠM THIỆU – THẾ HOÀNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phó công an xã bị tố mang gậy đánh dân bầm dập
Công an huyện Thanh Oai, HN đang điều tra tố cáo của công dân về việc phó công an xã Đỗ Động mang gậy gỗ đánh dân bầm dập.
Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Hải Yến trú tại thôn Cự Thần, xã Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Nội) - vợ của anh Chu Văn Hạnh cho biết: Vào khoảng 23h30 phút ngày 11/7/2014, anh Hạnh đi đám cưới ở làng. Sau đó có lên nhà anh rể chơi, và ở đó có gặp ông Nguyễn Đức Mạnh - Phó Trưởng Công an xã Đỗ Động.
"Tại đây, hai người đã xảy ra mâu thuẫn và to tiếng với nhau. Sau đó chồng tôi về nhà anh Hậu ngồi chơi và uồng bia. Tưởng rằng mọi chuyện như vậy là đã xong nhưng anh Mạnh vẫn còn ấm ức. Với lý do chồng tôi cầm dao đuổi đánh anh Mạnh và sử dụng ma túy, anh Mạnh đã gọi rất nhiều Công an huyện và xã xuống lùng sục để bắt chồng tôi.
Lúc đó, anh Mạnh cởi trần mặc quần đùi tay cầm khúc gậy gỗ dài khoảng 1 mét xông vào. Do nhìn thấy rất đông công an nên chồng tôi hoảng sợ chạy sang nhà bên cạnh.
Anh Mạnh và các anh công an huyện vào thì đã không thấy chồng tôi đâu nên chia nhau đi truy đuổi. Khi tìm thấy chồng tôi ở nhà cô Khương, anh Mạnh dùng đèn siêu sáng, gậy và còng số 8 đánh đập dã man vào mặt chồng tôi, khiến máu chảy khắp người". Chị Yến bức xúc cho biết.
Chứng kiến toàn bộ vụ việc xô xát này, Bà Nguyễn Thị Lập kể lại: Tôi đang nằm trông cháu thì nghe tiếng đập huỳnh huỵch rất lớn. Bà Lập mở cửa sổ ra nghe thấy tiếng chửi bới. "Sau đó tôi thấy anh Mạnh lôi anh Hạnh ra, mặt, đầu và ngực anh Hạnh máu me be bét".
Theo chị Yến: "Sự thật là thời điểm đấy chồng tôi không đuổi đánh anh Mạnh và sử dụng ma túy. Đó chỉ là cái cớ để anh Mạnh gọi người đến đánh chồng tôi. chồng tôi hai tay đã bị còng và đưa lên ô tô, mặt, mũi, đầu và ngực máu vẫn chảy be bét trước sự chứng kiến của nhiều người làng tôi.
Anh Chu Văn Hạnh tố cáo bị phó công an xã đánh bầm dập.
Nếu anh Mạnh đang làm nhiệm vụ tại sao lại cởi trần và mặc quần đùi? Đường đường là một phó trưởng công an xã, vì sao lại cầm gậy đánh người ngay giữa "thanh thiên bạch nhật"?
Được biết, anh Hạnh hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đa chấn thương.
Liên quan đến vụ việc, ông Doãn khánh Tùng - Phó công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, theo lời khai của anh Hạnh, những chấn thương của anh là do bị một mình ông Mạnh dùng gậy gỗ đánh liên tiếp. Còn lời khai của ông Mạnh cho rằng anh Hạnh tự ngã đập mặt xuống sân gây thương tích.
Bày tỏ quan điểm về vụ việc, lãnh đạo Công an huyện Thanh Oai khẳng định sẽ làm rõ, xác minh chính xác có hay không việc phó công an xã đánh dân. "Nếu xác định có sự việc như vậy, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc, theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết không có việc bao che, dung túng và công khai sự việc trước nhân dân và công luận".
Đây không phải lần đầu xảy ra trường hợp công an xa bị tố đánh đập dân. Cách đây không lâu, ông Nguyễn Bình (ở xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cũng có đơn tố cáo công an xã Hòa Bình đánh dập lá lách con ông phải nhập viện.
Theo người đàn ông này, ngày 23/6, ông nhận tin con ông là Nguyễn Tiến Thành (20 tuổi) bị công an xã mời lên làm việc. Ông lên công an rồi về nhà vì không vào được bên trong. Đến khuya, ông trở lại nghe một công an cho biết con ông đã được chuyển sang trạm y tế và ông sang đưa con đi bệnh viện.
Sau khi điều trị tại bệnh viện huyện Xuyên Mộc, con ông tiếp tục được chuyển lên tuyến trên với chẩn đoán: Đau nửa bụng bên trái, mắt sưng tấy, bụng trướng, ổ bụng xuất hiện dịch, chấn thương lá lách. Theo ông Bình, con ông đã bị các công an viên xã Hòa Bình đánh đập gây nên những chấn thương trên.
Anh Thành bị đánh bầm mắt, dập lá lách đang được điều trị tại bệnh viện.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lang, trưởng công an xã Hòa Bình cho biết: Tối 23/6, công an xã nhận tin báo có một vụ cãi vã giữa Thành và một nhóm thanh niên nên công an xã đến hiện trường. Đến nơi, công an viên và dân quân tự vệ đã xịt hơi cay, bắt giữ Thành.
"Khi đến nơi, tôi yêu cầu đưa Thành về trụ sở làm việc. Khi đưa về trụ sở, Thanh kêu đau bụng, chúng tôi đưa sang trạm xá, sau đó báo cho gia đình Thành đưa lên bệnh viện tuyến trên", vị trưởng công an nói. Về thương tích của Thành, ông Lang giải thích:
Trong lúc bắt người, công an viên có dùng chân đè vào bụng... Nhiều người dân chứng kiến sự việc bắt giữ Thành khẳng định: công an viên và dân quân tự vệ đã đánh thanh niên này. "Họ xịt hơi cay rồi đánh, đá vào mặt, vào bụng Thành. Khi anh này lả đi, họ quát nạt, tiếp tục đánh trước mặt nhiều người dân. Khi trưởng công an xã tới, họ mới thôi đánh đá", một người dân nói.
Tại bệnh viện, bệnh nhân 20 tuổi cũng cho biết bị công an viên vả dép vào mặt, đá vào bụng gây thương tích. Theo ông Lê Huy Cảnh, Phó Bí thư kiêm chủ tịch xã Hòa Bình, ông đã yêu cầu ca trực tường trình, lập hồ sơ vụ việc và sẽ xử lý nghiêm nếu công an sai sót.
Gậy công an vô tình làm vỡ...quai hàm học sinh?
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội: Phó công an xã bị "tố" mang gậy gỗ đánh dân bầm dập Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai đang vào cuộc điều tra tố cáo của công dân về việc anh Chu Văn Hạnh bị ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Công an xã Đỗ Động đánh bầm dập phải nhập viện cấp cứu. Tuy nhiên, lời khai của các bên có nhiều bất đồng. Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Hải Yến...