Chiêu đối phó với tắc đường kinh niên tại thủ đô Indonesia
Chán ngán với cảnh bị mắc kẹt hàng giờ đồng hồ trên đường vì giao thông tại thủ đô Jakarta, hàng trăm nghìn người Indonesia đang sử dụng tiểu blog Twitter làm công cụ cảnh báo tình hình giao thông cũng như tìm người đi nhờ để trò chuyện khi tắc đường.
Một cảnh tượng thường thấy trên đường phố Jakarta
Do hệ thống giao thông công cộng tại Jakarta còn chậm phát triển trong khi người dân của quốc gia lớn nhất Đông Nam Á ngày càng giàu có, số lượng phương tiện cá nhân tại đây tăng vọt gây ra tình trạng tắc đường kinh niên.
Để đối phó với tình trạng này, những lái xe trẻ tuổi, hiểu biết công nghệ đang tìm đến tiểu blog Twitter như một biện pháp chiến đấu với nạn tắc đường. Là thành phố năng động nhất thế giới nếu xét về số lượng bài viết đăng tải trên Twitter, các cư dân mạng tại đây đang không ngừng cập nhật cho nhau tình hình giao thông để cảnh báo những tuyến đường nên tránh cũng như tìm người để đi chung xe.
Thực ra việc phải tìm tới trang web trên cũng chỉ là một hành động có phần tuyệt vọng của các lái xe tại thành phố có tới 10 triệu dân. Hendry Soelistyo là một người đi tiên phong trong việc sử dụng công cụ trực tuyến để “chiến đấu” với giao thông tại Jakarta, nơi mà người đi làm thường phải mất tới 5 tiếng mỗi ngày chen chân trong “biển” ô tô và xe máy.
4 năm trước, doanh nhân ngành công nghệ thông tin này đã lập ra lewatmana.com, một trang web có liên kết với tài khoản Twitte mà thông qua đó người dùng có thể chia sẻ thông tin theo thời gian thực.
“Người Indonesia liên tục cập nhật tình hình của mình trên Facebook và Twitter, do đó chúng tôi mới nghĩ tại sao lại không chia sẻ thông tin về giao thông?” Soelistyo phát biểu với hãng tin AFP.
Lewatmana, trong tiếng Indonesia có nghĩa là “qua đâu”, chủ yếu cung cấp thông tin về các vụ tắc đường, nhưng cũng có cảnh báo về những điểm bị ngập úng hay bị ảnh hưởng bởi biểu tình thường xuyên.
Trang web này dựa vào thông tin từ người dùng cũng như 100 camera giám sát được lắp đặt tại cửa sổ các văn phòng khắp thành phố để theo dõi tình hình giao thông, và gửi đi hình ảnh thông qua Twitter.
Mỗi tháng, trung bình dịch vụ này gửi đi hơn 14.000 thông điệp và hiện nay đã trở nên rất phổ biến với khoảng 200.000 người tham gia.
Một cách khác để đối phó với tắc đường tại Jakarta thông qua Twitter đó là tìm người đi nhờ xe, hay trong tiếng Indonesia là Nebengers. Mục đích của dịch vụ này là giảm số phương tiện tại trung tâm thành phố.
Video đang HOT
“Nebengers giống như một bến xe ảo, nơi chúng ta có thể đi nhờ xe đến trường hoặc cơ quan”, nhà sáng lập Andreas Aditya Swasti, 27 tuổi nói.
Tại Indonesia, việc cho người lạ đi nhờ xe là ít khi xảy ra nhưng cộng đồng Nebengers vẫn thu hút khoảng 4000 người dùng Twitter, với hơn 400 người sử dụng dịch vụ hàng ngày để đi nhờ hoặc cho ai đó đi nhờ. Những ai muốn cho người khác đi nhờ xe trên cùng tuyến đường chỉ cần gửi một thông điệp lên đây trước khi khởi hành 2 tiếng.
Ratna Mayasari, người sống ở khu Nam Jakarta và làm việc tại trung tâm thành phố, thường mời mọi người đi nhờ miễn phí, cho biết có ai đó để trò chuyện trên hành trình dài một tiếng rưỡi cũng hữu ích.
“Trước đây tôi thường hát hò hoặc lầm bầm cằn nhằn về tình hình giao thông một mình, nhưng giờ tôi đã tìm được bạn để cùng làm việc đó với tôi”, chị cho biết.
Với một lượng ô tô xe máy mới khổng lồ đổ ra đường mỗi ngày, Jakarta cần mọi sự giúp đỡ có thể để giải quyết tình hình giao thông.
Theo thống kê của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, từ 2000 – 2010, số lượng xe máy tại đây tăng 460%, trong khi lượng ô tô cũng tăng 160%.
Những nỗ lực của chính quyền thành phố nhằm giảm lượng phương tiện, như tăng gấp đôi giá chỗ đậu xe không phát huy tác dụng. Sáng kiến mới nhất được triển khai là xì sạch lốp xe của những người đậu ô tô, xe máy trái phép.
Trong khi đó, giao thông công cộng chủ yếu gồm những chiếc xe buýt xuống cấp xả khói đen mù mịt, cùng hệ thống tàu hỏa, xe mini-bus chật như nêm, tỏ ra không hấp dẫn người dân.
“Bạn có tìm thấy nơi nào khác mà người dân tự bỏ thời gian ra để xử lý tình hình giao thông? Indonesia có lẽ là nơi năng động nhất, bởi ở các nước khác chỉ có chính phủ làm việc đó”, Soelistyo nhận định.
Theo Dantri
TPHCM đóng cầu: Nơi kẹt nơi không
Sáng 26/10, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã cho đơn vị thi công đóng cửa 2 cây cầu Hậu Giang (quận 6) và cầu Bông (quận Bình Thạnh) để tiến hành xây dựng cầu mới. Việc di chuyển của người dân qua các khu vực này bắt đầu gặp khó khăn.
Ghi nhận tại cầu Hậu Giang vào khoảng 7h sáng, tình hình giao thông ở đây bắt đầu phức tạp, dòng xe nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường Hậu Giang hướng từ bến xe miền Tây về Chợ Lớn.
6h sáng, cầu chính thức đóng cửa
Dòng xe máy bẻ đầu qua cầu tạm, ùn ứ kéo dài suốt tuyến Hậu Giang
Tại khu vực dưới chân cầu, dòng xe bắt đầu chuyển hướng rẽ vào cầu tạm. Do đường dẫn vào hẹp, xấu và chưa quen đường nên dòng xe ùn ứ tại đây, các phương tiện phải nhích từng chút một qua khu vực này. Điều đáng nói là tuyến đường dẫn vào cầu tạm còn rất tạm bợ, nhỏ hẹp, đất cát chưa được dọn dẹp nên khiến dòng xe di chuyển càng khó khăn hơn.
Cầu tạm hẹp
Đường dẫn vào nhếch nhác
Khiến dòng xe ùn ứ kéo dài trên đường dẫn vào cầu tạm
Mặc dù các lực lượng chức năng tích cực phân luồng, hướng dẫn người dân di chuyển sang các tuyến đường tránh nhưng tình trạng kẹt xe vẫn không giảm. Đến gần 9h, lượng phương tiện bắt đầu thuyên giảm, tình hình kẹt xe ở đây mới có dấu hiệu giảm bớt. Trong khi đó, hướng ngược lại (từ Chợ Lớn về bến xe Miền Tây) lại tương đối thông thoáng.
Cùng thời điểm đóng cửa cầu Hậu Giang, cầu Bông cũng chính thức đóng cửa. Khu vực này được xem là 1 điểm nóng giao thông vì lưu lượng xe qua lại rất đông, dự kiến có thể xảy ra kẹt xe khi đóng cầu. Tuy nhiên, trong suốt buổi sáng 26/10, kịch bản kẹt xe, di chuyển chật vật qua khu vực này đã không xảy ra.
Theo ghi nhận của Dân trí vào giờ cao điểm buổi sáng hôm nay, dòng xe di chuyển rất dễ dàng qua khu vực này bằng cầu tạm, trên các tuyến đường xung quanh cầu cũng không xảy ra kẹt xe. Đến gần 10h, nhân viên điều tiết giao thông ở khu vực này đã có thể nghỉ ngơi vì giao thông rất thông thoáng.
Giao thông khu vực cầu bông hết sức thông thoáng
Cầu tạm cũng không quá tải
Theo một nhân viên Sở GTVT, khu vực cầu Bông có lợi thế là có hàng loạt cầu bắt ngang qua trên 1 đoạn kênh rất ngắn. Ngoài cầu tạm, nằm sát cầu Bông còn có cầu Sắt, cầu Điện Biên Phủ, cầu Hoàng Hoa Thám, cầu Trần Khánh Dư... Mỗi cây cầu chỉ cách nhau chừng vài trăm mét nên người dân dễ dàng tìm đường lưu thông thay thế cầu Bông khi cây cầu này đóng cửa.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là ngày cao điểm nhất trong tuần nên tình hình giao thông sáng nay cũng chưa khẳng định được việc đóng cửa 2 cây cầu này ảnh hưởng nhiều hay ít đến giao thông khu vực, phương án phân luồng đã tốt hay chưa? Dự đoán vào ngày đầu tuần, tình hình giao thông sẽ trở nên rất phức tạp hơn.
Đình Thảo - Tùng Nguyên
Theo Dantri
Ấn Độ mua 49 máy bay không người lái đối phó với Pakistan và Trung Quốc Ngày 15-10, Bộ tư lệnh Phương Bắc Lục quân Ấn Độ cho biết họ vừa công bố một gói thầu toàn cầu để mua 49 chiếc máy bay không người lái hạng nhẹ mới nhất (UAV) để thu thập thông tin tình báo và tiến hành trinh sát tại những khu vực dọc Đường kiểm soát (LoC) với Pakistan và biên giới với...