Chiều chuộng mọi giác quan trong bữa tối Bali
Sau một ngày lên rừng xuống biển khám phá hòn đảo thiên đường Bali (Indonesia), lúc hoàng hôn dần buông, bạn hãy đến bãi biển Kedoganan nằm bên vịnh Jimbaran để thưởng thức bữa tối.
Thuộc quận Kuta, Kedoganan có những bãi cát dài trắng mịn, những làng chài yên bình và một phần của bãi biển này được quy hoạch để làm nhà hàng, cà phê. Nhận hàng trực tiếp từ các chuyến biển của ngư dân, đây là một trong những nơi tuyệt vời để thưởng thức hải sản tươi ngon được tẩm ướp chế biến theo phong cách truyền thống của Indonesia.
Bữa tối bên vịnh Jimbaran
Tầm 16 giờ, khi mặt trời chuyển màu đỏ rực lặng lẽ xuống đường chân trời thì cũng là lúc các nhà hàng, cà phê dọn bàn, chuẩn bị giăng đèn, kết hoa đón khách. Không quá màu mè, lòe loẹt, vật trang trí chỉ là những chùm đèn nhỏ xinh, sáng dịu hay những ngọn nến thắp lên trên chiếc đĩa nhỏ có lồng úp, tỏa ánh sáng vừa đủ ấm áp cho đôi tình nhân dựa vào nhau tâm sự hay những nhóm bạn chén tạc chén thù bằng chai bia.
Không gian ở đây thoáng đãng đến vô cùng. Đất trời cao rộng, mặt biển mênh mông gợn từng đợt sóng đưa theo gió nhẹ vỗ vào bờ. Sau khi dằn bụng một chén cơm dẻo thơm được đựng trong cái làn tre mộc mạc, nhà hàng sẽ dọn lên cho bạn một phần món nướng gồm cá, tôm, sò, mực…
Ở Bali có 2 loại gia vị tẩm ướp mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu, đó là sate và sambal. Mặn, cay, nồng mùi gừng và sả, hành, tỏi – hai gia vị này làm các món nướng ở Bali thêm phần thơm ngon, đậm đà.
Video đang HOT
Khẩu vị người Bali hơi mặn nên nếu bạn thấy hơi “cứng” trong miệng thì nên gọi thêm chai bia lạnh.
Còn gì tuyệt vời hơn trong một buổi hoàng hôn rực rỡ, bạn thong thả thưởng thức miếng hải sản đậm đà, nhấp thêm ngụm bia lạnh, ngắm những đôi tình nhân nắm tay nhau đi dạo trên bãi cát. Xa xa ngoài khơi là một phần đường băng cất và hạ cánh của sân bay Ngurah Rai nên thi thoảng bạn sẽ thấy những đốm sáng xuất hiện trên bầu trời như những vì sao vừa mọc.
Bữa ăn tối bình yên và thơ mộng ở Kedoganan rất thích hợp cho những cặp đôi muốn tìm không gian riêng tư. Nếu bạn đi theo nhóm, thích không khí vui tươi một tí thì cũng có ngay những nghệ sĩ hát rong sẵn sàng phục vụ. Với 3 đàn, 1 trống, nhóm nghệ sĩ sẽ biểu diễn những bài hát tiếng Anh quen thuộc như “Hotel California”, “Lemon tree”… Thậm chí, nếu biết bạn đến từ đâu, họ sẽ hát tặng những bài hát bản xứ với phát âm khá chuẩn.
Các nghệ sĩ đàn hát phục vụ khách
Biết chúng tôi đến từ Việt Nam, sau lời chào hỏi, nhóm nghệ sĩ lập tức dạo đầu bài hát “Sài Gòn đẹp lắm” (Y Vân) khiến ai nấy ồ lên thích thú và vỗ nhịp hát theo.
Ở Bali, thức ăn ngon là một chuyện, thú vị hơn khi bạn thưởng thức nó bên bờ biển vịnh Jimbran. Ở đây, không chỉ vị giác bạn được thỏa mãn mà tất cả giác quan khác cũng được mở ra, ve vuốt bởi biển trời, gió cát và những tiếng hát lâng lâng.
Bài và ảnh: Hà Giang
Theo nld.com.vn
Cô giáo vượt 130 cây số mang âm nhạc đến với học trò nghèo
Cô Bá Tiền đi dạy trường cách nhà hơn 130 km. Hằng ngày, không ngại khó ngại khổ, mỗi tuần thứ hai đến trường sớm và chiều thứ sáu cô về với gia đình.
Có dịp lắng nghe chia sẻ của cô giáo Trần Thị Bá Tiền hiện đang là giáo viên dạy âm nhạc tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hà Đông, thuộc xã Hà Đông - Đak Đoa - Gia Lai - nơi các trung tâm thị trấn Đak Đoa hơn 50km và 100% dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại khó khăn giúp tôi hiểu được bầu nhiệt huyết của các thầy cô nơi đây.
Nhớ lại năm 2014 vào ngày biết mình trúng tuyển và được đi dạy cô Bá Tiền (sinh năm 1984 tại xã Đăk Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) vui mừng khôn xiết bởi lẽ từ nay được theo đuổi ước mơ là người giáo viên âm nhạc mang tiếng hát, nụ cười đến cho các em học sinh nhỏ.
Cô Bá Tiền (ngoài cùng bên trái) đi dạy trường cách nhà hơn 130 km. Hằng ngày, không ngại khó ngại khổ, mỗi tuần thứ hai đến trường sớm và chiều thứ sáu cô về với gia đình. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Cô Bá Tiền kể: "Khi nhận được quyết định và biết mình được tuyển dụng về trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hà Đông tôi rất tò mò về ngôi trường mới này, không biết nó ở đâu và như thế nào.
Chỉ biết ngôi trường cách nhà tôi ở khoảng 130km. Lúc đầu vợ chồng tôi rất băn khoăn, lo lắng và hơi e ngại về quãng đường xa nhưng với lòng yêu nghề và ao ước được đứng trên bục giảng của mình nên chúng tôi động viên nhau cùng tiếp tục vào tìm hiểu ngôi trường mới này.
Vừa đi vừa hỏi thăm đường, quãng đường đi càng lúc càng vào sâu trong rừng khiến tôi thấy rất hoang mang và ngần ngại. Nhưng khi vừa đến nơi, được đồng nghiệp, học sinh chào đón và hỏi thăm rất ân cần, cảm giác lo lắng, hoang mang trong tôi dần như tan biến. Lúc này tôi cảm thấy mình yêu quý và rất muốn gắn bó với ngôi trường này".
"Được thấy các em khôn lớn và trưởng thành từng ngày là niềm hạnh phúc nhất của những người giáo viên chúng tôi", cô giáo này chia sẻ. Và rồi những ngày đầu đến lớp, nhìn ánh mắt ngây thơ trong sáng, hồn nhiên của các em học sinh cô Bá Tiền tự nhủ rằng bản thân mình cần phải cố gắng và nhiệt huyết hơn nữa để mang đến con chữ cho các em, có lẽ không có niềm hạnh phúc nào bằng niềm vui, niềm hạnh phúc khi được thấy các em ngày ngày được cắp sách tới trường, được vui chơi, học tập cùng bạn bè.
Được biết, hiện nay cô Bá Tiền và gia đình đang cư trú tại xã Đak Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cô đi dạy hơn 130 km. Hằng ngày, không ngại khó ngại khổ, mỗi tuần thứ hai đến trường sớm và chiều thứ sáu cô về với gia đình ở huyện Kbang.
Gia đình khó khăn, chồng đi làm thuê, hiện hai vợ chồng cô đang có 2 đứa con nhỏ (một cháu học lớp 7, một cháu học lớp 1) và đang nuôi một mẹ già.
Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, đi lại xa xôi nhưng vì yêu nghề, yêu các em học sinh, cô đã luôn khắc phục khó khăn riêng của bản thân, hoàn thành công việc được giao và hết lòng với các em học sinh.
Cô Bá Tiền tâm sự, hiện Hà Đông còn nhiều khó khăn vất vã nhưng ở đây mọi người sống với nhau thật tình cảm và chân thành. Ngày ngày được nghe các em cất lên những giai điệu thân thương của những bài hát mà bản thân mình đã dạy đó là niềm hạnh phúc vô bờ.
"Điều mong ước của tôi lúc này là được thấy các em ngày ngày đến lớp, được học tập và vui chơi. Các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn, sẽ trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Góp phần xây dựng quê hương Hà Đông ngày càng giàu đẹp.
Giờ đây, tôi nguyện sẽ đem hết sức lực và nhiệt huyết tuổi trẻ của mình để tiếp tục cống hiến cho nền giáo dục xã Hà Đông", cô Tiền nói.
Qua chia sẻ được biết, cô Tiền là giáo viên được Ban thư ký Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai giới thiệu là gương giáo viên tiêu biểu tham gia Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Không chỉ có Phượng Hoàng cổ trấn, ở Trung Quốc còn có cổ trấn Châu Trang đẹp "không góc chết" Cuối tháng 10, đầu tháng 11 đang là lúc mùa thu quyến rũ nhất ở cổ trấn Châu Trang - nơi được mệnh danh là "Venice phương Đông" này. Châu Trang là một thị trấn cổ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cách Thượng Hải khoảng 1 giờ xe chạy. Trấn cổ này chỉ có khoảng 20.000 người dân với nếp sống bình...