Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc cố gắng hạ uy tín của tòa trọng tài bằng lập luận rằng người chỉ định ban thẩm phán là công dân Nhật và do đó, sẽ có sự thiên vị.

Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Ông Shunji Yanai, cựu chủ tịch ITLOS. Ảnh: UN

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến tháng này ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận phán quyết sắp tới, và đang tìm cách lôi kéo sự ủng hộ quốc tế cho lập trường của mình. Để phục vụ cho mục đích đó, Bắc Kinh còn áp dụng một chiêu bài đặc biệt: Quốc tịch của người chỉ định thẩm phán cho phiên tòa, theo Foreign Policy.

Sau khi Philippines nộp đơn kiện vào tháng 1/2013, ban thẩm phán được thành lập để xét xử. Trong ban thẩm phán gồm 5 thành viên, mỗi bên trong vụ kiện có quyền chọn hai thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn người thứ 5. Nhưng Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thẩm phán thay cho Trung Quốc theo quy trình chuẩn.

Chiêu bài của Trung Quốc

Quan chức Trung Quốc đã phản đối vai trò đó của ông Yanai, tuyên bố rằng vì Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông nên người mang quốc tịch Nhật Bản không thích hợp để đóng vai trò trong một vụ kiện liên quan đến các tranh chấp khác. Thực tế, ông Yanai chỉ là người chọn ban thẩm phán chứ không phải là thẩm phán trực tiếp xem xét vụ kiện.

Ông Yanai đã làm việc trong lĩnh vực luật quốc tế trong 45 năm. Ông bắt đầu làm việc cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản từ năm 1961, từng giảng dạy pháp luật quốc tế tại Đại học Chuo ở Tokyo và thuyết giảng về giải quyết tranh chấp hàng hải, và là đại sứ tại Mỹ năm 1999-2001. Wall Street Journal khi đó mô tả ông là người “thẳng thắn, vui vẻ”.

Ông trở thành thành viên ITLOS vào năm 2005 và giữ chức chủ tịch tòa án quốc tế này trong giai đoạn 2011-2014.

Trung Quốc lần đầu tiên bày tỏ sự phản đối với ông Yanai vào năm 2013, và khi PCA chuẩn bị ra phán quyết, nước này càng tăng cường hành động đó. Một bài bình luận đăng hôm 11/5 trên People’s Daily có đoạn viết: “Khi xét đến tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Shunji Yanai lẽ ra phải tránh tham gia vào vụ việc này, theo luật đã định. Tuy nhiên, ông ấy cố tình lờ đi thực tế đó và rõ ràng đã vi phạm các yêu cầu trong thủ tục pháp lý”.

Bài bình luận này được viết bởi “Zhong Sheng”, một bút danh thường được sử dụng để trình bày quan điểm chính thức của tờ báo. Bài báo không chỉ ra rõ luật nào đã bị vi phạm. Bài bình luận còn nói rằng những thẩm phán được chọn một cách thiên vị và “cố tình bỏ qua các quyền và lợi ích của Trung Quốc”.

Theo giới quan sát, hành động nhắm mục tiêu vào quốc tịch của các thẩm phán PCA đang được Trung Quốc áp dụng triệt để nhằm phục vụ cho mục đích của mình.

Ngày 8/6, đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, Xie Feng, đã viết một bài xã luận trên Jakarta Post, nhấn mạnh chủ tịch tòa là “một công dân Nhật Bản”, và nói thêm rằng ban thẩm phán với 4 người châu Âu và một người từ Ghana “khó có thể được coi là đại diện phổ quát”.

Trong một hội thảo về an ninh biển diễn ra gần đây ở Quảng Ninh, Việt Nam, giáo sư Sienho Yee, chuyên gia luật quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Biển và Biên giới, Đại học Vũ Hán, cũng lặp lại luận điệu trên, cho rằng việc có quá nhiều công dân châu Âu trong ban thẩm phán PCA là một sự “bất công” đối với Trung Quốc, do đó nước này có quyền bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa.

Các học giả Trung Quốc cũng tăng cường giọng điệu chống lại ông Yanai. Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc nói rằng có bằng chứng chứng minh Yanai thiên vị Philippines. “Tháng 4/2013, Yanai chọn ông Chris Pinto vào ban thẩm phán. Ông Pinto mang quốc tịch Sri Lanka nhưng vợ của ông là người Philippines”, Ngô viết. Trên thực tế, ông Pinto đã xin không tham gia vào vụ kiện từ năm 2013 và hiện không phải là một trong 5 thẩm phán xét xử. Thẩm phán người Ghana Thomas Mensah đã thế chỗ ông.

Video đang HOT

Ngô Sĩ Tồn cũng nói rằng nếu PCA phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, điều đó có thể có lợi cho Nhật Bản vì “Nhật Bản, bằng cách tham gia chỉ trích Trung Quốc, có thể làm cho mình hiện lên như một người tốt ở Đông Á”.

Theo Foreign Policy, việc nhấn mạnh quốc tịch của ông Yanai có thể phục vụ cho mục đích hạ uy tín của tòa trong mắt người Trung Quốc. Ác cảm với người Nhật trong dư luận Trung Quốc đã bùng lên trong những năm gần đây, khi họ cho rằng Nhật Bản cố tình muốn “tẩy trắng” lịch sử bằngcuốn sách giáo khoa gây tranh cãi. Người Trung Quốc cũng giận dữ trước chuyến thăm của các quan chức chính phủ Nhật đến ngôi đền chiến tranh ở Tokyo. Hai nước còn đang vướng vào tranh chấp chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

Người dùng mạng Trung Quốc cũng thường chỉ trích Nhật Bản hoặc chỉ trích chính phủ nước mình khi họ không có lập trường cứng rắn với Tokyo. Hồi tháng ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bày tỏ sự không hài lòng khi Nhật Bản hợp tác quân sự với Philippines.

Bị phản bác

Các nhà bình luận về Biển Đông tại Mỹ đã bác bỏ quan điểm cho rằng quốc tịch Nhật Bản của ông Yanai ảnh hưởng đến việc thành lập ban thẩm phán của PCA. “Đó không phải là một vấn đề cần được tranh luận nghiêm túc”, James Kraska, giáo sư luật quốc tế và là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu luật Stockton, Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận định.

“Luật điểm này cũng như kiểu Donald Trump nói về thẩm phán gốc Mexico”, ông Kraska nói, đề cập đến việc ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa nói rằng thẩm phán người Mỹ gốc Mexico không đáng tin cậy để ra phán quyết vụ kiện về việc trường Đại học Trump đã ngừng hoạt động. Tuyên bố của ông Trump đã hứng chịu nhiều chỉ trích.

Từ năm 1997, ITLOS đã xử 25 vụ kiện, nhưng theo Kraska, đây là lần đầu tiên quốc tịch của một thẩm phán có liên quan được mang ra để nghi ngờ về tính công bằng của tòa án.

Ông Kraska không thấy có bằng chứng nào về việc 5 thẩm phán trực tiếp xử vụ kiện sẽ thiên vị bên nào. “Không ai trong số các thẩm phán đó có bất kỳ thiên hướng chính trị rõ ràng nào trong suốt sự nghiệp của họ”, ông Kraska nói. “Họ là những chuyên gia pháp lý. Họ đã dành cả cuộc đời để đấu tranh vì pháp trị trong lĩnh vực biển. Họ là những người tận tụy và thực sự tin tưởng giá trị của luật pháp quốc tế và luật biển”.

Nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng tòa sẽ ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc. Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói rằng lời chỉ trích nhắm vào Yanai là nỗ lực cuối cùng của Trung Quốc để cố gắng làm mất uy tín tòa. Bà Glaser cho biết bà đã nghe lập luận này từ năm 2013 nhưng gần đây vấn đề này được thảo luận rộng rãi hơn.

“Trung Quốc đã thử mọi góc độ có thể để phản đối tòa”. “Đầu tiên, họ quả quyết rằng tòa không có thẩm quyền xử vụ kiện. Sau đó, họ nói rằng việc mang vấn đề Biển Đông ra tòa quốc tế là vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). “Những biện pháp này đều không hiệu quả” và cả “đòn tấn công mới nhất” cũng vậy, bà Glaser nhận xét. Bà cho rằng lập luận mới nhất của Trung Quốc là “đáng ghét nhất”, và cho biết bà thấy ban thẩm phán của tòa “tốt nhất trên thế giới”.

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Harry L. Roque, phó chủ tịch Hiệp hội Luật Quốc tế tại châu Á, cho rằng luận điểm này của Trung Quốc chỉ là “đòn công kích không có giá trị”. “Trong một phiên tòa, người ta chỉ chú trọng đến uy tín, năng lực xét xử của các thẩm phán, còn vấn đề quốc tịch không phải là yếu tố quan trọng”, ông Roque nói.

Trung Quốc khăng khăng rằng họ sẽ không công nhận phán quyết của tòa, và nếu làm vậy, Trung Quốc nhiều khả năng hứng chịu chỉ trích từ quốc tế và quyền lực mềm của nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng. “Bằng cách cố gắng làm mất uy tín của tòa, Bắc Kinh hy vọng sẽ giảm những thiệt hại đó càng nhiều càng tốt”, FP viết.

Phương Vũ

Theo VNE

Tình hình Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết

Căng thẳng có thể gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhỏ trên Biển Đông khi Tòa Trọng tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò".

Tình hình Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết - Hình 1

Tàu Trung Quốc huấn luyện tại gần đảo Hải Nam ở Biển Đông. Ảnh: AP

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague dự kiến sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền Trung Quốc đơn phương đưa ra ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng phán quyết của tòa sẽ có lợi cho Manila.

Tuan N. Pham, đại tá Mỹ có kinh nghiệm hoạt động ở châu Á - Thái Bình Dương, viết trên Diplomat rằng Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ phớt lờ phán quyết như họ đã nhiều lần tuyên bố. Nếu vậy, tòa trọng tài cũng không thể làm được gì nhiều để thực thi phán quyết. Tuy nhiên, tòa sẽ hạ uy tín của nước không tuân thủ phán quyết khi nước này muốn nhờ cậy đến luật pháp quốc tế trong tương lai.

Trong trường hợp của Trung Quốc, việc phớt lờ phán quyết của tòa có thể gây ảnh hưởng lớn về danh tiếng khi nước này đang muốn vươn lên thành cường quốc thế giới, đặc biệt là khi quan hệ thân thiện với láng giềng và uy tín quốc tế là những yếu tố rất cần thiết.

Ông Pham nêu ra hai khả năng về phản ứng của Trung Quốc sau khi tòa ra phán quyết. Khả năng thứ nhất là Bắc Kinh sẽ tăng tốc quân sự hóa tại Biển Đông, để tạo ra sự đã rồi trên hiện trạng bao gồm việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) khi họ có đầy đủ phương tiện để thực hiện điều đó.

Phan Duy Hảo, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore viết trên Strait Times rằng nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hành động đơn phương và khiêu khích không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật biể (UNCLOS) ở Biển Đông, các cường quốc bên ngoài sẽ thực hiện thêm các biện pháp ngoại giao, chính trị hoặc phương pháp khác cứng rắn hơn. Trung Quốc sẽ càng hiện lên là một cường quốc đang lên nhưng lại thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và các quy định trong luật biển.

Theo ông Pham, Bắc Kinh cũng có thể sẽ "án binh bất động" để đợi thời cơ, ít nhất là cho đến sau Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã tính toán rằng họ đã đạt được đủ lợi ích và chỉ cần thực hiện sự kiên nhẫn chiến lược để củng cố những lợi ích đó tại thời điểm hiện giờ. Ông Pham cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ không thực hiện thêm các hành vi "đi quá xa", có thể kích thích các động thái cứng rắn từ Washington cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, hay những hành động tập thể của các bên tranh chấp Biển Đông khác.

Thực tế, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 4 nói rằng Bắc Kinh muốn Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tập trung vào vấn đề kinh tế chứ không phải tranh chấp chủ quyền. Các chuyên gia coi đây là cảnh báo của Trung Quốc đến cộng đồng quốc tế rằng không đưa vấn đề Biển Đông vào hội nghị cấp cao này.

Thay đổi

Theo LA Times, dù Trung Quốc từ chối tuân thủ phán quyết thì phán quyết vẫn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ khu vực và quốc tế.

Nếu Manila chiếm ưu thế, họ có thể khuyến khích các quốc gia khác theo đuổi những vụ kiện tương tự hoặc sử dụng các phán quyết như một cơ sở để thách thức mạnh mẽ hơn nữa hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nếu tòa đưa ra một phán quyết không rõ ràng, tòa có thể khiến các nước giảm niềm tin vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế như tòa trọng tài và các thỏa thuận quốc tế. Điều đó có thể khiến các nước trong khu vực hay Mỹ thúc đẩy các cuộc diễn tập tự do hàng hải và các hoạt động khác như đánh cá hay khoan dầu ở khu vực.

Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể thay đổi giọng điệu nếu tòa trọng tài ra phán quyết mạnh mẽ chống lại họ.

"Lịch sử cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc và lập trường pháp lý của họ không phải lúc nào cũng nhất quán. Nếu những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cố gắng thúc đẩy mạnh mẽ giải quyết khác biệt thông qua ngoại giao, trong đó bao gồm cả phương án nhờ đến các thể chế pháp lý quốc tế, thì rồi những nỗ lực này cũng có thể mang đến hiệu quả", giáo sư luật Đại học New York Jerome A. Cohen, nói.

Nếu tất cả các quốc gia có liên quan ở biển Hoa Đông và Biển Đông "oanh tạc" Bắc Kinh bằng cách đưa tranh chấp chủ quyền của họ với Trung Quốc ra thể chế pháp lý quốc tế, chứ không dựa hoàn toàn vào những cuộc đàm phán song phương vô tận, không có kết quả và không công bằng hoặc các động thái quân sự của Mỹ, thì chúng ta có thể hy vọng sẽ có một sự thay đổi toàn diện, ông nhận định.

Nguy cơ xung đột

Theo SCMP, một số nhà phân tích thậm chí bày tỏ mối lo ngại rằng phán quyết của tòa có thể làm trầm trọng hơn căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á và đẩy họ đến nguy cơ trạm chán, mặc dù họ có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhau. Điều còn đáng lo ngại hơn là nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, khi hai bên liên tục cáo buộc lẫn nhau có hành động khiêu khích và gây căng thẳng.

Biển Đông hiện là một vấn đề tranh cãi lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, giáo sư Kerry Brown, một chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại King's College ở London, nhận xét.

"Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể tiếp tục thúc đẩy các hành động của mình xa đến đâu mà vẫn tránh được nguy cơ leo thang", ông nói. "Điều đó phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận cam kết của Mỹ trong khu vực và xác định vấn đề tột cùng là gì. Họ có thể dễ dàng đánh giá sai điều đó".

Tuy khó có thể xảy ra các cuộc xung đột lớn, vì cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn để xảy ra xung đột trực tiếp, các nhà phân tích nói rằng nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn nhỏ, đặc biệt là liên quan đến tàu cá, không thể bị loại trừ.

"Ví dụ, nếu PCA ra phán quyết cho rằng người dân Philippines có quyền đánh cá gần bãi cạn Scarborough và chính phủ Philippines điều tàu hải quân để thực thi phán quyết, điều đó có thể kích động phản ứng từ Trung Quốc. Một cuộc chạm trán có thể xảy ra", tiến sĩ Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói.

Jay Batongbacal, một chuyên gia luật hàng hải tại Đại học Philippines, cho rằng kịch bản xấu nhất giữa Philippines và Trung Quốc sẽ là sự cố trên biển có nguy cơ leo thang, khi xét đến tham vọng hàng hải và hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong việc cải tạo thực thể và đẩy mạnh tuần tra quân sự.

Tuy nhiên, Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng ba rằng ông tin việc đối đầu giữa một cường quốc đang lên và cường quốc truyền thống là điều không chắc chắn phải xảy ra. Ông cho rằng Trung Quốc và Mỹ có thể đảm bảo rằng sẽ không có xung đột giữa họ. "Chúng ta không thể để xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh, chưa nói gì đến chiến tranh nóng", ông nói.

Zhu Zhiqun, thuộc Đại học Bucknell ở Pennsylvania, cũng cho rằng căng thẳng khó có khả năng leo thang hơn nữa vì cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn đối đầu ở Biển Đông.

"Tôi nghĩ rằng cả Mỹ và Trung Quốc đã làm đủ để làm hài lòng các đồng minh của họ và người trong nước", ông nói. "Cả hai đều sẽ muốn hạ nhiệt thông qua các biện pháp song phương và đa phương".

Giáo sư Huang Jin, chuyên nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng căng thẳng sẽ không thể nào sớm kết thúc và vẫn tồn tại nguy cơ xảy ra xung đột nhỏ. Do đó, tình hình Biển Đông trong tương lai vẫn phải dựa vào khả năng liệu Trung Quốc và Mỹ có thể gạt sang một bên những khác biệt của họ và chung tay trong việc kiểm soát tình hình hay không.

"Quản lý khủng hoảng không nhất thiết có nghĩa là ngăn chặn một cuộc khủng hoảng", ông nói. "Thay vào đó, nó nghiêng nhiều hơn về khả năng giảm thiểu nguy cơ leo thang nếu khủng hoảng xảy ra".

Phương Vũ

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
Đoàn người di cư đổ xô đến Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
18:56:20 21/11/2024
Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ
12:13:00 20/11/2024

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024

Tin mới nhất

COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung khi thời điểm bế mạc gần kề

19:39:47 21/11/2024
Tuy những cam kết quan trọng về việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch đã được đưa ra tại COP28, nhưng dự thảo tuyên bố chung của COP29 không đưa ra các bước đi cụ thể để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng này.

Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0

19:33:12 21/11/2024
Mặc dù không bị sốc trước các lựa chọn của Tổng thống Mỹ đắc cử, nhưng công chúng có thể thấy khó hiểu khi thấy số lượng nhân vật truyền hình và giải trí mà ông Trump đang khai thác cho nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Chính quyền Trump 2.0 bất đồng về việc cấm Tiktok tại Mỹ

19:23:28 21/11/2024
TikTok và công ty mẹ ByteDance đã kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm trên. Các công ty này cho rằng lệnh cấm là vi hiến và vi phạm Tu chính án thứ nhất, đồng thời bác bỏ các khiếu nại cho rằng ứng dụng này gây ra rủi ro về an ninh.

Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên

19:05:11 21/11/2024
Ngoài ra, ông Grossi nhận định không có dấu hiệu thay đổi đáng kể nào tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên và có vẻ như nơi này vẫn đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân.

Tổng thống Biden xóa một phần nợ cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức

19:03:39 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quyết định xóa nợ cho Ukraine được đưa ra nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh quan trọng, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), nhóm G7+ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025

19:01:43 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.

Lý do Anh loại bỏ chương trình tàu chiến, trực thăng quân sự và phi đội UAV quy mô lớn

18:59:10 21/11/2024
Tuy nhiên, quyết định cắt giảm này không phải không gây tranh cãi. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã cảnh báo rằng việc cắt giảm này có thể gửi đi thông điệp tiêu cực tới các đối thủ, cho thấy khả năng phòng thủ của Anh đang suy y...

Tác động quân sự với Nga và Ukraine khi phương Tây nới lỏng hạn chế về tên lửa tầm xa

18:17:44 21/11/2024
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng Nga có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS hoặc Storm Shadow.

Mỹ thông báo sớm mở lại Đại sứ quán nước này tại Ukraine

18:15:59 21/11/2024
Trước đó vào ngày 20/11, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine đã đóng cửa và các nhân viên Đại sứ quán được hướng dẫn trú ẩn tại chỗ khi nhận được thông tin rằng có thể xảy ra một cuộc không kích vào ngày 20/11.

J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư

18:11:14 21/11/2024
Đây là lần đầu tiên J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh liên quan tới vấn đề bột talc. Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã đối mặt với hàng loạt vụ kiện tương tự tại Mỹ.

Thế giới đó đây: 6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường

16:08:01 21/11/2024
Tác phẩm có tên "Comedian" của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không.

Australia: Xem xét phạt nặng mạng xã hội nếu không có biện pháp bảo vệ trẻ em

15:13:08 21/11/2024
Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland nhấn mạnh rằng mục tiêu của dự luật là bảo vệ sự an toàn và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Bà cho biết trách nhiệm thuộc về các nền tảng mạng xã hội chứ không phải cha mẹ hay trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).